Giải pháp khai thác sử dụng trường Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ

I. Hiện trạng

1. Những nét đặt trưng của trường

Trường học mang phong cách kiến trúc Pháp có ảnh hưởng yếu tố địa phương.
– Mặt bằng tổng thể gồm những dãy phòng học và hành lang bao quanh sân lớn ở giữa thường gặp theo kiểu thiết kế các trường học thời bấy giờ.

image011

– Hành lang: được trang trí bằng những khung vòm liên tục tạo nhịp điệu cho công trình. Lan can không dùng con triện theo kiểu kiến trúc Phục hưng Pháp mà được xây rỗng tạo thêm sự thông thoáng. Trên các đầu cửa sổ có ốp trang trí gạch gốm màu lam trang trí, tạo điển nhấn cho mang tường. công sôn để mái vươn ra xa bằng gỗ vẫn còn sử dụng tốt.

image013

image015

– Công trình sử dụng hệ khung tường chịu lực. Mái dốc lợp ngói, hệ vì kèo vươn ra ngoài để che mưa, nắng. Trường có điểm nhấn của công trình bằng chi tiết mái ngói

image017

Cửa sổ, cửa đi: chiều ngang vừa phải nhưng cao, thoáng đãng tạo sự tập trung cho học sinh. Cửa lá sách tạo sự thông thoáng bên trong ngay cả khi đóng cửa, phù hợp với khí hậu nhiệt đới.

image019

Điểm nhấn kiến trúc trường Châu Văn Liêm
Điểm nhấn kiến trúc trường Châu Văn Liêm

Điểm nhấn công trình nằm chính giữa dãy nhà. Mái đón hình bánh ú, tường đầu hồi nhô qua khỏi mái tạo điểm nhấn đặt trưng của công trình.

2. Hiện trạng kiến trúc
Trải qua gần một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gần như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại. Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường sở được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường đã xây thêm một số công trình phụ, phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí.

image022

image024

Hàng lang tầng trệt rộng và thoáng, hành lang lầu hẹp nhưng hệ thống cửa sổ bằng gỗ rộng và cao đã hư hỏng do quá trình sử dụng lâu dài mà không sửa chữa hoặc sữa chữa chưa đúng cách. Tường phòng học là tường lững trên có gắng cửa sổ lá xách cao thoáng để lấy sáng cho lớp học. Hiện nay hệ thống cửa sổ cũng đã hư hỏng một phần, có thể khắc phục sửa chữa được.

image026

image028

Hệ thống trần đã xuống cấp hư hỏng nặng, một số chỗ đã rơi cần phải tháo dỡ ngay.
Toàn bộ công trình bên ngoài được quét vôi màu vàng, bên trong màu xám, hệ thống cửa sổ sơn màu xám, nền lát gạch bông. Đường nét kiến trúc phản ánh thời kỳ Phục hưng, các vật liệu xây dựng đa phần được mang từ Pháp sang kết hợp với một số vật liệu bản địa. Theo thời gian ngôi trường đã được nhiều lần sữa chữa, cải tạo nội thất, một số khối được xây dựng mới cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế nhưng kiến trúc không hài hòa với các khối công trình cũ và đã xuống cấp.
Tuy nhiên, khối các công trình xây từ thời kỳ đầu là hệ thống tường chịu lực dày từ 400 – 600mm vẫn chịu lực tốt không có dấu hiệu xuống cấp. Khối công trình xây xen cài đã có dấu hiệu xuống cấp.

image030

image032

3. Những tác động làm công trình xuống cấp

Sự gia tăng lớp học dẫn đến nhà trường chọn giải pháp cơi nới, xây thêm các lớp học, các phòng học phụ trợ cũng được bổ sung vì vậy tính nguyên trạng, công trình cũ rất dễ bị tổn thương và xuống cấp rất nhanh. Các quy chế về thời gian học, nghỉ ngơi và thời gian khai thác công trình cũng tăng lên trong khi công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ trước với kích thước hành lang rất nhỏ (1 – 2m) không đáp ứng với số lượng học sinh như bây giờ. Lớp học ngày xưa chỉ 15 – 20 học sinh, bây giờ tăng gấp 3 lần. Các khu vực vui chơi giải trí, giải lao cho học sinh không được quan tâm đúng mức so với sự gia tăng số lượng học sinh làm công trình nhanh xuống cấp và không đáp ứng với nhu cầu thực tại.
Thời gian qua, khi sửa chữa công trình rất ít được quan tâm đến kỹ thuật sửa chữa, giải pháp bảo tồn phục chế để tăng tuổi thọ cho công trình. Chưa nghiên cứu kỹ tính liên kết giữa vật liệu cũ và vật liệu mới, tính đồng nhất giữa các vật liệu gia cố. Việc sửa chữa nâng cấp chỉ mang tính cảm tính theo thói quen xây dựng thông thường mà không có sự nghiên cứu. Đồng thời chi phí cho việc sửa chữa quá thấp cho nên không đủ để làm đúng trình tự các biện pháp thi công trong việc bảo tồn. Việc gia cố các bề mặt công trình xuống cấp chỉ mang tính khắc phục tạm thời mà không phân tính rõ nguyên nhân gây ra. Việc thi công bổ sung các thiết bị như điện nước, âm thanh, ánh sáng bằng cách đục tường cho đi âm đường ống trong công trình mà không nghiên cứu kỷ công trình trường học cũ phần lớn là tường chịu lực làm cho công trình mau xuống cấp.

II. Giải pháp sử dụng công trình
1. Quan điểm

Công trình có bề dày lịch sử, nơi học tập của nhiều chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng, có bề dày truyền thống học tập tại thành phố Cần Thơ. Là công trình cũ có giá trị mỹ thuật về kiến trúc tại thành phố Cần Thơ và một số ít ở Việt Nam. Trải một thế kỷ, hệ thống kết cấu chịu lực còn tốt nên nhất thiết phải được bảo tồn.
“Bảo tồn là các hoạt động nhằm ngăn chặn sự xuống cấp. Nó chính là những quá trình nhằm kéo dài tuổi thọ của các công trình văn hóa đã được công nhận”.
Mục đích của công việc bảo tồn chính là gìn giữ những giá trị của các di sản văn hóa, di sản đô thị, các công trình kiến trúc, các phong tục tập quán… Có thể hiểu đầy đủ mục đích của bảo tồn như sau:
– Giáo dục các thế hệ đi sau về quá khứ và các giá trị văn hóa mà thế hệ đi trước đã để lại.
– Cung cấp bằng chứng về cộng đồng đã tồn tại của công trình, nhờ đó mà con người có mối liên hệ với mảnh đất mình đang sinh sống và những con người đã sinh ra trước đó.
– Cung cấp các hình thái khác nhau trong quá khứ có những nét tương phản đối với thế giới hiện đại ngày nay, từ đó con người có những đánh giá về những thành tựu đạt được trong suốt quá trình phát triển của nhân loại. những kết nối mang tính liền mạch giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

image034

image036

Di sản kiến trúc đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các thời đại khác nhau. Việc nghiên cứu những gì đã diễn ra trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu các di sản là lý do quan trọng tại sao chúng ta phải tiến hành các công tác bảo tồn. Bảo tồn di sản bao gồm việc xác định và gìn giữ những mặt hữu hình của di sản: đó chính là nơi tồn tại di sản và những sự kiện gắn liền với nó. Kết quả của công việc bảo tồn sẽ giúp chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử. Bên cạnh đó, còn rất nhiều lý do quan trọng mà chúng ta cần bảo tồn những công trình kiến trúc cổ, vì đó là “bằng chứng về những hình thái biểu hiện của các giai đoạn lịch sử, những quan điểm sống… được thể hiện dưới màu đỏ của mái ngói, dưới hình thù của các phiến đá hay những viên gạch. Và mỗi khi ta nhìn thấy nó, lòng chúng ta trào dâng một niềm khoan khoái lạ thường, một niềm vui khó tả khi cảm nhận được sự tồn tại của nó cũng như nỗi đau khi vật chứng ấy bị tàn lụi dưới dòng chảy của thời gian và bàn tay vô tình của con người”.
Bảo tồn là để phát triển. Vì vậy bảo tồn để gắn với xu thế phát triển chứ không phải bảo tồn để cản trở sự phát triển của nó. Bảo tồn phải phù hợp với công năng và thích dụng với nhu cầu thực tiễn.

2. Kinh nghiệm bảo tồn ở Việt Nam

Hiện nay các trường học trong thời kỳ này ở nước ta được bảo tồn rất tốt một số công trình đã được xếp hạng như: Trường quốc học Huế, trường Bưởi, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Thành phố HCM như trường Nguyễn Thị Minh Khai, Meri curie, Đại học Sài Gòn đã được trùng tu rất tốt. Tất cả đều do người Pháp xây và Việt Nam trùng tu.

Trường Nguyễn Thị Minh Khai – TPHCM
Trường Nguyễn Thị Minh Khai – TPHCM
Trường quốc học Huế
Trường quốc học Huế
Đại học Sài Gòn
Đại học Sài Gòn
Trường Merie Curie
Trường Merie Curie

3. Bài học về quan điểm bảo tồn trong trường học

Trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho (trước đây là College de My Tho) có bề dày lịch sử và giá trị kiến trúc rất đặc sắc. Có giá trị nghệ thuật kiến trúc vào hàng bậc nhất ở Việt Nam, hơn một thế kỷ hình thành và phát triển. Nơi có nhiều thế hệ yêu nước kháng Pháp trong thời kỳ đầu của Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng do công tác kiểm định chất lượng và sự hiểu lầm không đúng về bảo tồn công trình kiến trúc (đập ra xây lại như nguyên trạng) dẫn đến một sự mất mát lớn về quỹ di sản kiến trúc đô thị mà miền Nam không có nhiều trường như vậy.

image047

Bảo tồn công trình kiến trúc không những giữ được nét kiến trúc ban đầu của công trình mà còn giữ được “linh hồn” của ngôi trường ấy.

image049

image051

Tôi không tán thành quan điểm xây lại mới theo nguyên trạng vì các lẽ: Vật liệu như cũ không có, giá trị thời đại không có. Cái sai lầm lớn nhất không phù hợp là: Kích thước hành lang, phòng học không đáp ứng nhu cầu ngày nay, không đáp ứng quy chuẩn Việt Nam về thiết kế trường học. Lãng phí quỹ đất trong đô thị do chưa đáp ứng nhu cầu học hiện nay của khu trung tâm thành phố Cần Thơ. Các anh chị hãy kiểm tra hiện trạng trường sẽ rõ.
Nếu thành phố Cần Thơ không cần quỹ di sản kiến trúc đô thị của mình mà đập đi xây mới, sao không xây dựng khang trang, hiện đại mà chọn xây dựng nguyên trạng theo lối cũ. Tôi đã nghiên cứu trên 10 trường như thế này ở Việt Nam và tôi hiểu rõ nó đẹp vì cái gì và không còn phù hợp với nhu cầu ngày nay ở điểm nào.
Chúng ta đã dừng công trình lại khảo sát và tổ chức lấy ý kiến xây dựng trường. Không tồn tại các kiểu nói nếu như trường sập, lỡ như tai nạn cho học sinh… Đó là kiểu nói ngụy biện.

3. Giải pháp khai thác

– Cải tạo lại các khối xây từ thời Pháp bằng cách thay lại mái ngói và hệ thống kết cấu đỡ mái. Những chỗ cơi nới hành lang có các cột bê tông không còn chịu lực thì tháo bỏ và xây lại hệ thống hành lang mới nhưng với kích thước lớn hơn (3m). Sửa chữa lại hệ thống cửa đi cửa sổ đã bị mối mọt, lát lại nền gạch. Lài mới hệ thống thoát nước mái và thoát nước ở sân trường (Toàn ộ hệ thống cấp thoát nước và cấp điện đều làm lại mới).
– Xem xét tính toán số lượng học sinh tại khu vực trường để thiết kế quy hoạch lại tổng thể khuôn viên trường sao cho đáp ứng nhu cầu số lượng học sinh nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng Bổ sung các phòng học, phòng chức năng như phòng thí nghiệm, phòng học tập chuyên ngành như hướng nghiệp, bể bơi, đường chạy, phòng tập thể dục thể thao, phòng hội trường, phòng truyền thống,..
– Cải tạo lại khu vực khối 3 tầng xây dựng gần đây nhưng đã xuống cấp theo hình thức kiến trúc hiện đại hoặc theo hướng nhại lại kiến trúc khối cũ (có nét tương đồng hài hòa với khối cũ cần bảo tồn.
Tôi viết vì sự hiểu biết và kinh nghiệm bảo tồn và lương tâm nghề nghiệp của mình. Không vì mục đích mong muốn thực hiện bảo tồn công trình này, càng không phải để đánh bóng tên tuổi. Tôi không chỉ trích hay làm khó khăn cho tổ chức và cá nhân nào đó. Tôi viết vì quỹ di sản kiến trúc đô thị ở miền Nam đã ít mà còn mai một, tôi viết để ủng hộ một phần sự kêu gọi của các bạn đồng nghiệp và một phần người dân Cần Thơ.
Mong muốn các cấp chính quyền và người dân Cần Thơ giữ gìn quỹ di sản đô thị mà các bậc Tiền Nhân của mình để lại.

* Lịch sử hình thành
1917 – 1921: Giai đoạn xây cất, dùng làm ký túc xá cho học sinh tiểu học.
– Năm 1917, cất dãy lầu một tầng dọc theo đường Capitaine d’Herbes (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đối diện với trường Tiểu học An Hội), tháng 9-1921, Tầng trên dùng làm buồng ngủ, Tầng dưới một bên dùng làm phòng học tối cho nội trú, còn một bên thì ngoài hai lớp dùng làm lớp học cho lớp nhất A và lớp nhất B, còn lại thì dùng làm văn phòng của Hiệu trưởng và phòng tiếp khách của nội trú.
Giữa năm 1921, dãy lầu thứ hai, thêm những kiến trúc phụ thuộc nối liền hai dãy lầu đã được xây dựng hoàn tất.

Collège de CANTHO
Collège de CANTHO

1921 – 1924: Mở một lớp bổ túc của chương trình Cao đẳng tiểu học. 
Ngày 20-2-1921, trường bắt đầu mở một lớp có tên là Cours Complémentaire (lớp bổ túc tiểu học) với 36 học sinh từ Sài Gòn và Mỹ Tho được chuyển về. Đa số là học sinh nội trú. Học hết năm học nơi đây, họ sẽ được chuyển qua ở Collège de Mỹ Tho, tiếp tục cho đến hết năm thứ tư (4e-Année). Chính thức mang tên Collège de Cần Thơ, nhưng thực tế, buổi đầu, trường chỉ là chi nhánh của Collège de Mỹ Tho. Trong giai đoạn này, trường tiếp tục được xây cất theo hoạ đồ thiết kế đã được chấp thuận. Dãy lầu thứ ba, mặt tiền hướng về đường Saintenoy (đường Ngô Quyền hiện nay), lúc ấy còn là ruộng ngập và chỉ mới phóng mà thôi. Đến năm 1924, việc xây cất mới hoàn tất. 
1924 – 1926: Ngôi trường thực sự tự lập, không còn phụ thuộc Collège de Mỹ Tho. 
Năm học 1924, trường chính thức khởi sự chương trình mở trọn 4 lớp bậc Cao đẳng Tiểu học (E.P.S.F.I). Từ đây, học sinh học hết năm thứ nhất, sẽ tiếp tục học đến năm thứ tư, khỏi phải chuyển sang học ở Collège de Mỹ Tho nữa. 
1926 – 1929: Bước đi lên nhiều thử thách. 
Tháng 9-1926, tựu trường, một số học sinh được cho học lại nhưng phải nhồi lớp cũ, số khác bị đuổi học hoặc bị mất học bổng, một số nhỏ xuất ngoại du học. 
Năm 1927, trong mỗi lớp học có mở một bộ phận sư phạm (Section normale) độ 10 học sinh. Những giáo sinh này vốn thuộc trường sư phạm Sài Gòn, nhưng quê quán ở Hậu Giang, nên được đặc cách xếp học chung với những “Collégiens” chính thức, để trở thành giáo viên phục vụ miền Tây Nam bộ. Bộ phận sư phạm này đến năm 1931 được bỏ hẳn. 
Đầu năm học 1928 – 1929, theo lời yêu cầu của học sinh, một số được chuyển qua Collège de Mỹ Tho hoặc lên Lycée Pétrus Ký Sài Gòn, trường chỉ còn một lớp năm thứ tư với 21 học sinh. 
Tháng 6 – 1929, Collège de Cần Thơ chính thức gởi thí sinh thi Brevet Elémentaire và thi Diplôme tại Sài Gòn. 
1929 – 1941: Tạm ổn định và tiếp tục phát triển. 
Năm học 1933, học sinh Collège de Cần Thơ thi Diplôme bài viết tại trường, thi vấn đáp tại Sài Gòn. 

Collège de Cần Thơ năm 1933
Collège de Cần Thơ năm 1933

– Năm học 1936 – 1937, lần đầu tiên có 2 nữ sinh theo học tại trường. Số học sinh nữ từ năm 1937 đến năm 1944 chỉ khoảng độ 20 người. 
1941 – 1956: Trải qua nhiều biến cố. 
– Ngày 03-8-1941, trường bị quân đội Pháp sung công để làm Bộ tư lệnh miền Tây. Chế độ nội trú được bãi bỏ từ ngày 9-3-1945. 
– Tháng 8-1945, trường chính thức mang tên Trung học Phan Thanh Giản. 
– Năm 1946, học sinh thi Diplôme tại trường cả viết lẫn vấn đáp. 
– Năm 1948, khởi sự mở thêm các lớp chương trình Pháp. 
– Năm 1949, mở một lớp dạy chương trình Pháp – Miên (Section Franco – Khmère). 
– Ngày 5-4-1956, trường cũ không còn sung công, được giao trả lại.
1956 – 1975: Giai đoạn có trường Nam, trường Nữ với sĩ số cao nhất miền Tây. 
– Năm 1958 vì số học sinh ngày càng tăng, nên Bộ Giáo dục cũ quyết định chia đôi trường Phan Thanh Giản để thành lập thêm một trường mới tức là trường nữ Trung học Đoàn Thị Điểm. 
– Năm 1968, trường được gọi tên là Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản. 
– Từ năm 1969 – 1970, trường có thêm một trung tâm học đêm. 
– Năm học 1974 – 1975, trường Trung học tổng hợp Phan Thanh Giản có đến 112 lớp học cấp hai và ba. 

Trung học Phan Thanh Giản 1945
Trung học Phan Thanh Giản 1945

Từ 1975 đến nay: Lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt học tốt của tỉnh Cần Thơ. 
Từ 1975 – 1983: Trường tách làm hai, học sinh cấp ba ở khu mới (trường Đoàn Thị Điểm), học sinh cấp hai học ở địa điểm cũ mang tên An Cư I (nay là Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm). 
Năm 1983: trường cấp ba trở lại khu vực hiện nay. 
Năm 1985: Mở thêm phân hiệu Hưng Phú gồm 4 lớp. 
Tháng 11-1995 trường chính thức mang tên Châu Văn Liêm. 
Từ năm học 1991 -1992, PTTH Châu Văn Liêm có học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 (trường PTCS An Cư 3 giải thể, học sinh cấp 2 về học tại Châu Văn Liêm).

image007

Liên tục từ năm 1975 đến nay, trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến dẫn đầu tỉnh nhà về thành tích dạy tốt học tốt và các mặt hoạt động văn nghệ, thể thao xuất sắc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai giảng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai giảng

P/S: Bài Viết có sử dụng tài liệu, hình ảnh của các anh chị đồng nghiệp Hội Kiến trúc sư Việt Nam, các nguồn mở trên internet.

KTS. Cao Thành Nghiệp