Le Corbusier – Louis Kahn tới Steven Holl​: 7 câu hỏi cho thước đo của cảm hứng

Steven Holl đã trở thành một trong những kiến trúc sư nổi tiếng và có uy tín trong cộng đồng kiến trúc ngày nay. Công trình kiến trúc của ông được công nhận rộng rãi tại nhiều linh vực từ các bảo tàng, các cơ sở giáo dục, nhà ở, thiết kế đơn lẻ, thiết kế văn phòng, tiện ích công cộng và quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, không giống như các công việc đại trà, các công trình của ông thể hiện cái tôi trong những thứ kì quái về khoa học và văn hoá trong cảnh quan, mỗi cấu trúc của Steven phát triển một cách ngẫu nhiên trên các phong cách tưởng chừng quen thuộc nhưng thay vào đó là những cảm hứng từ các nhận thức độc đáo về bối cảnh. Ông có khả năng điêu luyện trong việc pha trộn không gian và ánh sáng một cách tinh tế, điều này đã biến Steven thành một nhân vật trung tâm trong các cuộc thảo luận về thiết kế bền vững. Chính vì vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi những tác phẩm của ông đã nhận được tán thưởng rộng rãi không chỉ từ các nhà phê bình mà còn cả các đồng nghiệp. Nhân một dịp hiếm hoi, Steven đã có chút thời gian đủ để trả lời một số câu hỏi của Inhabitat về phong cách của mình, về những thiết kế xanh và thậm chí là một chút gì đó về tuổi thơ. Vui lòng xem bài phỏng vấn KTS Steven với bảy câu hỏi bên dưới.

steven-holl

INHABITAT:  Ông miêu tả về phong cách của mình như thế nào? Như chúng ta đều biết, hiện nay đang là thời đại của những “công trình trừu tượng” và “kiến trúc sư nổi tiếng”. Mặt khác, những mẫu thiết kế của các trụ sở công thường được tạo nên bởi các tên tuổi hay thương hiệu nổi tiếng và những kiến trúc sư “biểu tượng” nhất. Vậy ông cảm thấy xu hướng này thế nào và làm sao để làm việc trong một hệ thống như vậy mà vẫn tiếp tục tạo ra những kiến trúc sâu sắc và có ý nghĩa trong khi có nhiều những nhà phát triển đang tìm kiếm “Bilbao tiếp theo”?

Steven: Tôi tin rằng kiến trúc cần được hoàn thiện bằng cách neo chặt theo nhiệm vụ và khu đất của nó. Điều này có nghĩa là phải có những gốc rễ về điều kiện khởi đầu là không bị rối loạn bởi thời trang. Trong cuốn sách đầu tiên của tôi ‘Anchoring’ đã mô tả mối liên hệ của một công trình tới khu đất, tới chính văn hoá của nó và tới những nguồn gốc trừu tượng. Nếu concept ban đầu của kiến trúc có thể đi sâu hơn chứ không phải rộng hơn, nó sẽ tạo nên một ý nghĩa cho chính khu đất. Nó củng cố một vị trí của những suy nghĩ và những hy vọng triết lý, hoặc thậm chí là những câu chuyện hài hước, những thứ mà gợi nên phong cách của nó.

INHABITAT: Ông có quan tâm đến tính môi trường bền vững và tính xã hội tại công trình của mình? Nếu có, vai trò nào của kiến trúc xanh được đưa vào trong các công việc của ông?

Công trình The Linked Hybrid ở Trung Quốc
Công trình The Linked Hybrid ở Trung Quốc

Steven: Thế kỷ 21 mang đến sự phát triển của một phần ba trái đất đồng thời cũng ngổn ngang chất thải. Một sự thay đổi cơ bản về thái độ, về tầm nhìn của các giá trị phải diễn ra. Chúng tôi nhấn mạnh sự xây dựng bền vững và phát triển khu đất là nền tảng để cải tiến và sáng tạo các bản thiết kế. Tại Thâm Quyến, Trung Quốc, một thành phố đã có sự biến đổi dân số từ 8000 lên đến 12 triệu và cảnh quan thiên nhiên đã bị phá huỷ nhanh chóng. Những chiến lược mới nhằm trồng thêm các thảm thực vật trong đô thị để cân bằng hệ động thực vật, các tầng ngậm nước tự nhiên và khí hậu chung. Công nghệ kết cấu phức tạp và kỹ thuật xây dựng mở ra tiềm năng cho các kiến trúc ‘bay bổng’ mới, những toà nhà cao tầng nằm ngang và những cầu chức năng công cộng phát triển các lớp đô thị mới. Sự phức hợp của ‘nhà chọc trời ngang’ ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã thắng một cuộc thi kiến trúc do tối đa hoá không gian cảnh quan công cộng với chiều cao tối đa 35m và tận dụng triệt để tầm nhìn ra đại dương từ không gian sống hoặc làm việc. Do sự kết hợp tinh tế của công nghệ ‘dây văng’, cây cầu được kết hợp với bê tông cường độ cao không có giàn ở bên trong toà nhà chọc trời nổi ấy. Các cảnh quan nhiệt đới tươi tốt mở ra không gian công cộng và sẽ có các quán ăn và cafe ở các gò thảm thực vật cùng bể bơi và lối đi bộ.

INHABITAT: Ông thấy thách thức lớn nhất cho thiết kế môi trường bền vững là gì?

Steven: Là không gian, hình khối và ánh sáng của của một kiến trúc với những tỷ lệ lớn luôn là các mục tiêu cốt lõi, đồng thời là các mục tiêu về kỹ thuật cho ‘zero carbon’, kiến trúc ‘siêu xanh’. Nhưng sự cân bằng giữa sự sáng tạo của Kiến trúc và kỹ thuật xanh của nó là rất quan trọng.

INHABITAT: Rất nhiều người hâm mộ cho rằng ông thiết kế các công trình với sự tập trung mạnh mẽ vào cả trải nghiệm người dùng và ánh tự nhiên. Điều này có đúng không? Ông có thể nói với chúng tôi thêm về việc này?

Công trình Simmons Hall tại MIT, hoàn thành năm 2002.
Công trình Simmons Hall tại MIT, hoàn thành năm 2002.

Steven: Không gian trở thành sự lãng quên nếu không có ánh sáng. Một công trình thể hiện sự tĩnh lặng của góc nhìn được bố trí bởi ánh sáng. Độ sáng là không thể tách rời để trải nghiệm không gian cũng như độ rỗng là không thể tách rời khỏi trải nghiệm của đô thị.

Đối với bảo tàng nghệ thuật đương đại Helsinki, Kiasma thì yếu tố quan trọng nhất chính là ánh sáng. Trong số 25 phòng trưng bày là những chức năng chính của bảo tàng thì đều có những lát cắt ánh sáng tự nhiên. Những tác động ấy của ánh sáng đều dẫn đến những quyết định trong thiết kế. Góc thấp của ánh sáng mặt trời tại Helsinki luôn ở dưới 51 độ giúp cho hình dạng mặt cắt đến khía cạnh đường cong “bắt sáng” của kiến trúc. Những thay đổi trong điều kiện ánh sáng tự nhiên được đưa ra như những đám mây trôi qua những mảng sáng – tối khác nhau trong không gian nội thất. Chúng tôi nhận thức về không gian, ánh sáng và concept ngay từ lúc khởi đầu mỗi công việc. Thông thường thì bản concept bằng màu nước đã thể hiện khía cạnh về ánh sáng ngay từ khi sơ phác và cũng không thể thiếu được những ý đồ kiến trúc độc đáo về khu đất và địa điểm. Các khả năng vô hạn của ánh sáng đã là hiển nhiên ngay từ giai đoạn đầu của kiến trúc và sẽ còn tiếp tục được chứng minh trong tương lai. Những phát hiện về những không gian mới như là những ngôn ngữ đan xen, hoà tan và tái xuất hiện trong ánh sáng. Trong không gian tráng lệ, ánh sáng thay đổi và xuất hiện như một sự mô tả hình mẫu.

INHABITAT: Ông có thể chia sẻ về ngôi nhà mà ông đã lớn lên?

Steven: Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ, nơi mà tôi không có điều kiện tiếp xúc với kiến trúc. Nhưng những thứ mà anh trai tôi (nhà điều khắc và hoạ sĩ James Holl) và tôi đã làm thì lại có liên quan đến kiến trúc là xây những ngôi nhà trên cây. Chúng tôi làm những câu lạc bộ, đôi khi là hai hoặc ba tầng với cấu trúc phức tạp và khi tôi khoảng 7 đến 8 tuổi thì chúng tôi đã có ba công trình khác nhau xây dựng tại cùng thời điểm: một ngôi nhà cây 2 tầng, một câu lạc bộ ba tầng cấu trúc tự do và một câu lạc bộ dưới mặt đất; theo như những ghi chép mà tôi nhớ là phần mái nhà có những tấm thảm cũ đặt phía trên. Đất và cỏ được đưa lên trên những tấm thảm. Một “phong cảnh huyền thoại” của trẻ nhỏ, giống như một thành phố thu nhỏ cho những cấu trúc khác nhau tạo ra bới tôi và anh trai. Đối vứoi tôi thì tôi đã là kiến trúc sư từ năm 1959.

The Vanke Center ở Trung Quốc
The Vanke Center ở Trung Quốc

INHABITAT: Ai đã truyền cảm hứng cho ông?

Steven: Tôi đã được phỏng vấn và thuê thử việc để làm việc tại xưởng của Louis Kahn. Tuy nhiên, ông ấy mất vào tháng 3 năm 1974, ngay trước khi tôi chuyển từ San Francisco đến Philadelphia. Những công trình và triết lý của ông rất truyền cảm, giống như của Le Corbusier. Dường như nó đã truyền cảm hứng cho tôi như một hình thức lây nhiễm vậy. Tôi nhớ Louis Kahn đã từng nói “Tôi đang làm gì thế này, Le Corbusier?” và Kahn đã giữ ông như một thước đo của cảm hứng.

INHABITAT: Mục đích cuối cùng của ông trong công việc là gì? Ông muốn được nhớ đến bởi những gì?

Steven: Tôi muốn sống theo cảm hứng và cụ thể hoá các nguồn cảm hứng trong không gian và ánh sáng. Kiến trúc có thể như một món quà để lại cho những người khác thưởng thức – kiến trúc cùng với cnarh quan có thể hình thành một thực tể đặc biệt – một địa điểm đặc biệt, một địa điểm để sống, để truyền cảm hứng sống.

DuongK (Biên dịch theo bài đăng bởi Diane Pham – Inhabitat)