Nguyễn Cao Luyện: Người cha đẻ của nền kiến trúc hiện đại Việt Nam (1907 – 1987)

-Nguyen-Cao-LuyenChúng ta biết rằng KTS, những người được đào tạo bài bản với những thiết kế đậm nét chỉ trong tòa công sở đã không hề có ở Việt Nam trước thời Pháp thuộc. Những công chức được tuyển chọn được xem là hàng quan lại và chính quyền chỉ đề cao nâng đỡ họ, trong khi tất cả những kẻ khác bị rũ bỏ xuống hạ tầng xã hội…

Những nhà thiết kế truyền thụ bí quyết hành nghề cho con cháu hoặc học trò có triển vọng. Chỉ riêng công cụ kỹ thuật của họ đã là thước đo xứng đáng để đánh giá vai trò của mình. Chỉ với vài bản vẽ thông thường, áp dụng những kiểu kết cấu lớn để trình bày cho các ông chủ của họ, thì đã là những mẫu hình cho người xây dựng.

Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh – KTS Đoàn Đức Thành sưu tầm
Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX
Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh – KTS Đoàn Đức Thành sưu tầm

Tại thuộc địa Đông Dương, khi bành trướng nhu cầu về KTS, KS và những người xây dựng lành nghề ngày càng nhiều, và những thành công lớn của các sinh viên Mỹ Thuật năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội đã tạo nên một lớp học chính thức về kiến trúc vào năm 1926. Các lớp học tuy nhỏ bé, đôi khi chỉ có 6 sinh viên, và bài giảng thì rất cô đọng. Các sinh viên được tuyển chọn tùy mục đích sử dụng và nghệ thuật. Họ không phải là những kỹ sư hay nhà toán học. Các giờ học đầu tiên của họ là tiếng Pháp và kỹ thuật. Sự sắp xếp có thể không nằm trong một dự án nào của chính phủ, nhưng con số ngày càng tăng do yêu cầu của các ông chủ giàu có người Việt về chỗ ở sang trọng nhất cho mình.

Lớp hội họa và điêu khắc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoảng năm 1930 - Ảnh: tư liệu
Lớp hội họa và điêu khắc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoảng năm 1930 – Ảnh: tư liệu

Có lẽ, KTS Việt Nam nổi tiếng nhất và cũng là một người yêu nước nồng nhiệt, Nguyễn Cao Luyện sinh ra ở Nam Định năm 1907, là năm con Dê đầy triển vọng, một dấu hiệu thể hiện sự sáng tạo, thông minh, bình dị nhưng lịch lãm. Và tất nhiên, Nguyễn Cao Luyện rất xuất sắc trong việc học tập ở trường cũng như tái thiết đất nước. Gia đình có truyền thống hiếu học của ông đảm bảo cho ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và đạo đức. Rồi sau, ông đã chọn được người vợ xứng với mình là bà Ngô Thi Tiệp, cũng xuất thân từ một gia đình gia giáo ở Nam Định. Bà là một phụ nữ xinh đẹp với hàm răng nhuộm đen theo mốt thời đó. Bà có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chồng mình theo tín ngưỡng Khổng Giáo đang thịnh hành lúc bây giờ.

KTS Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức và họa sĩ
Tô Ngọc Vân (người đứng giữa cửa) tại 42 Tràng Thi, Hà Nội năm 1936

KTS Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức và họa sĩ Tô Ngọc Vân (người đứng giữa cửa) tại 42 Tràng Thi, Hà Nội năm 1936Nguyễn Cao Luyện là một hội viên tích cực của nhóm bảo vệ sinh viên chống Pháp từ những năm đầu chống ách thực dân. Ông bị trục xuất khỏi trường Thành Chung nổi tiếng (sau này là trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định) nhưng không hề nản lòng và quyết định tiếp tục theo học ở Hà Nội. Năm 20 tuổi, ông xin học ở trường Mỹ thuật Hà Nội, tại đây, ông qua năm học đầu tiên về nghệ thuật trước khi sang khoa Kiến trúc.Năm 1933, ông được nhận phần thưởng là một năm tập sự tại Paris, được theo học August Perret – KTS hàng đầu thế giới về thiết kế xây dựng công trình bằng bê tông, và cả Le Corbusier – một trong những nhà thiết kế giỏi nhất về kiến trúc hiện đại. Trái tim của Ông luôn đồng cảm với Perret sôi nổi, người mà niềm say mê còn mạnh mẽ hơn cả Le Corbusier tài ba.

Cũng vào năm 1933, Ông Luyện mở văn phòng kiến trúc Việt Nam đầu tiên tại 42 phố Tràng Thi (phố Borgnis Desbordes cũ) ở Hà Nội. Văn phòng phát triển hơn với sự hỗ trợ của 2 thành viên là KTS Hoàng Như Tiếp và KTS Tô Ngọc Vân. Một KTS thứ ba là Nguyễn Gia Đức tham gia thêm sau này. Trước kia, mọi công việc ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các KTS người Pháp, song văn phòng của Luyện – Tiếp – Đức đã nổi tiếng về thiết kế những biệt thự cực kỳ hấp dẫn. Phong cách trang trí thể hiện rõ tại ngôi nhà của Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện ở 65 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở đại sứ quán Cu Ba), một công trình xây dựng hiện đại đáng chú ý, thời đó theo quan niệm của Ông Luyện: Mục tiêu bổ sung tố chất dân tộc vào kiến trúc hiện đại đã đưa ông tới việc khám phá những kiến trúc cổ truyền của Việt Nam. Đó là bước khởi đầu của hình thức kiến trúc, tạo điều kiện đưa phong cách truyền thống vào một kiến trúc hiện đại.

Là những người yêu nước, Luyện – Tiếp và Đức cũng quan tâm đến tình trạng nghèo nàn đặc hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, vậy nên họ đã thiết kế một số ngôi nhà, hợp vệ sinh và giá rẻ – Những ngôi nhà với cột tre và mái rạ. Và đó là một thiết kế tài tình, dựng nhanh và rẻ nên sau này ở một số vùng tại Châu Phi đã sao chép, xem như một giải pháp để giải quyết mỗi khi có thảm họa khí hậu hay chiến tranh. Ở Hà Nội, những ngôi nhà như vậy đã được xây dựng ở Phúc Xá – giữa Hồ Tây và sông Hồng. Nguyễn Cao Luyện đã mê say trong sáng tác của mình, thậm chí Ông thường bỏ cả những hợp đồng béo bở trong thiết kế để thực hiện những ý tưởng của mình.

KTS Nguyễn Cao Luyện đã theo tiếng gọi của Cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và ngày 22/7/1946, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung Ương của Đảng Xã hội khi Pháp quay trở lại Hà Nội, các chiến sĩ tự do đã tản cư lên Tuyên Quang, tại khu kháng chiến Việt Bắc, cách Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc. Bà Ngô Thị Tiệp, vợ ông đã theo chồng lên tận tiền đồn của những người đấu tranh cho tự do với 5 người con. Người con thứ ba, Nguyễn Trực Luyện nhớ lại cha mình như một người lãng mạn, yêu tha thiết những bài dân ca truyền thống và những cuốn sách của nhóm Tự lực Văn đoàn.
Sự đam mê của KTS Nguyễn Cao Luyện là kiến trúc, song ông cũng tiếp tục làm việc cho Chính phủ trong nhiều tổ chức. Ông là tia lửa hun đúc sự nhiệt tình cho trường Đại học Kiến trúc Việt Nam và là người sáng tạo nên một phong cách thiết kế mang bản sắc Việt. Việc tái thiết sau chiến tranh gồm có quy hoạch đô thị và các dự án xây dựng đất nước trong nhiều Ủy ban và Bộ ngành, suốt cả cuộc đời Ông đã cống hiến tài năng nghệ thuật cho việc tái thiết đất nước.

Năm 1972, ông về hưu ở tuổi 65. Và từ trái tim ông tự nhủ “Là cán bộ, ta là người về hưu, nhưng là KTS thì không hề hưu trí”. Ông đã thiết kế Bảo tàng Cổ Vật ở Nam Định – Thành phố quê hương ông, áp dụng kết cấu truyền thống trong công trình hiện đại. Với việc tổ hợp các mái đền, một chiếc cầu đá, những đầu sư tử và tượng đá đầy cảm hứng, ông đã bố trí một khu đất vườn cỏ, ao cá và xem đó là công trình đầu tiên của Việt Nam về “Phong cách kiến trúc Biểu Hiện”.
Ông sống những năm cuối đời tại 6A Quang Trung, và vẫn tiếp tục thiết kế những đồ án thú vị. Ông mất vào 20h30 ngày 10/10 (con số vượng 10/10 theo tín ngưỡng khổng giáo) năm 1987, hưởng thọ 80 tuổi.
Tài sản của ông chính là niềm tin vào công trình, thích ứng với khí hậu, thiên nhiên và con người Việt Nam, là sự cần thiết tôn trọng và gây nguồn cảm hứng từ kiến trúc của ông cha ta để lại…

Linda Mazur (ký giả người Canada)

( Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06 -2015 )