Nhà điều hành- Khu điều hành giao thông dự án đèo cả

A03

TÊN DỰ ÁN: Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, QL1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT. (gọi tắt là Dự án hầm Đèo Cả)

ĐỊA ĐIỂM: Quốc lộ 1A – tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa

CHỦ ĐẦU TƯ: Công ty CP đầu tư Đèo Cả TVTK Công ty CP tư vấn thiết kế ADA và cộng sự Atelier DUBOSC et associes

NHÓM TÁC GIẢ : GS. KTS. Eric Dubosc

TS. KTS. Nguyễn Việt Huy

KTS. Nguyễn Hoàng Công,KTS. Phan Minh Hằng

KTS. Nguyễn Thanh Huyền,KTS. Tô Hoàng Giang

(Phương án đạt giải Nhất cuộc thi tuyển Phương Án Thiết Kế Hạng mục Các công trình xây dựng- Thuộc dự án Đầu tư Xây dựng Hầm đường bộ Đèo cả Việt Nam)

(Hiện đang triển khai hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công)

Quy mô dự án

Hạng mục hầm Đèo Cả

  1. Phạm vi của dự án :

    – Điểm đầu: Giao với Quốc lộ 1 tại Lý trình Km1353+150. – QL1 thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam,huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

    – Điểm cuối: Giao với Quốc lộ 1 tại Lý trình Km1374+525. – QL1 thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  2. Tổng mức đầu tư hạng mục 11. 377 tỷ đồng
  3. Tốc độ thiết kế 80 km/h
  4. Tiến độ thực hiện Từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2017

Hạng mục hầm Cù Mông

  1.  Phạm vi của dự án

    – Điểm đầu: Giao với Quốc lộ 1 tại Lý trình Km1239+119 (phía Bắc đèo Cù Mông) – QL1 thuộc địa phận tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Đinh.

    – Điểm cuối: Giao với Quốc lộ 1 tại Lý trình Km1247+739- QL1 (phía Nam đèo Cù Mông) thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

    – Chiều dài tuyến: 6,62km, trong đó phần hầm dài 2,6km

  2. Tổng mức đầu tư hạng mục 3.921 tỷ đồng
  3. Tốc độ thiết kế 80km/h
  4. Tiến độ thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2019
  5. Các mốc thời gian chính

– Ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư Ngày 24/10/2012

– Ngày khởi công Ngày 01/12/2012

– Tháng 9/2015 Hoàn thành hầm Cổ Mã

– Tháng 6/2016 Thông hầm Đèo Cả

– Tháng 7/2017 Hoàn thành hạng mục hầm Đèo Cả

– Tháng 3/2019 Hoàn thành hạng mục hầm Cù Mông

Hạng mục mở rộng hầm đường bộ Hải Vân

  1. Phạm vi dự án

    – Điểm đầu: Tại Km893+030 (lý trình Quốc lộ 1)  nút giao  đường qua  Đèo  hiện  tại với  đường dẫn phía Bắc vào hầm Hải  Vân, thuộc  địa  phận  thị  trấn  Lăng  Cô, huyện  Phú Lộc, tỉnh  Thừa Thiên Huế.

    – Điểm cuối: Tại nút giao giữa đường dẫn phía Nam với  đường Tạ Quang Bửu, thuộc địa phận quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

    Tuyến hầm Hải Vân:   Khoảng 12,14km,  đường  dẫn phía Bắc  dài khoảng 1,79km, phần hầm dài  khoảng 6,29km, đường dẫn phía Nam dài khoảng 4,06km.

  2. Tổng mức đầu tư hạng mục        7.295 tỷ đồng
  3. Tốc độ thiết kế                                   80km/h
  4. Tiến độ                                                 từ t.8/2016 đến t.12/2020

Kèm theo dự án hầm đường bộ xuyên qua Đèo Cả là rất nhiều các công trình kiến trúc quan trọng đi với dự án cần được nghiên cứu về mặt kiến trúc một cách nghiêm túc. Đó là tổ hợp các công trình:

  •  Các cửa hầm Đèo Cả và Đèo Cổ Mã.
  • Trạm thu phí qua hầm
  • Trạm dừng chân phía Bắc, Nam
  • Trung tâm điều hành giao thông
  • Khu dịch vụ tổng hợp.

A04

Các công trình này nằm trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên rất đặc biệt, có chất lượng cao tại vị trí dãy núi Trường Sơn vươn mình ra biển Thái Bình Dương.

Vị trí của dự án được thiên nhiên ban tặng rất nhiều những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển.Nằm trong bối cảnh đó ,nhóm thiết kế đã lựa chọn tư duy để thiết kế các công trình kiến trúc với các điểm nhất quan trọng sau đây :

  • Một mặt các công trình nghiên cứu được sử dụng các khoa học công nghệ hiện đại, điều này nhằm làm tăng giá trị quan trọng của tổng thể dự án đường hầm bộ qua Đèo Cả trọng điểm này. Các công trình sẽ được nghiên cứu sử dụng các hệ kết cấu treo, dây căng, mái bạt… để nhắc lại các hình ảnh những cánh buồm thân thuộc trên đại dương.

A05

A06

  • Mặt khác, các công trình cũng được nghiên cứu trên tư duy kiến trúc thích ứng và hòa hợp với môi trường thiên nhiên. Các công trình được nghiên cứu sử dụng các hình khối mềm mại, uyển chuyển hòa nhịp vào các đường cong vốn có của cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc thích ứng với môi trường thiên nhiên bởi chúng được nghiên cứu sử dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng tối đa trong việc sử dụng tòa nhà. ( Như các nghiên cứu về nhà trên cột, thông gió tự nhiên, các không gian thoáng mát che nắng tốt. Công trình sẽ phải sử dụng rất ít các phòng điều hòa và các năng lượng thiên nhiên như điện bằng sức gió hay pin mặt trời được nghiên cứu đưa vào công trình).

A01

 Kiến trúc thích ứng với điều kiện môi trường bởi chúng được nghiên cứu để tiết kiệm nước : nước mưa và các nước đã dử dụng sẽ được lưu trữ lại dể sử dụng lại cho các công việc vệ sinh và tưới cây.

PV/TCKT.VN

( Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2016)