Nhà Mang cá / Công ty Kiến trúc Cộng sinh

2 (Copy)

Thuở nhỏ mình từng được sống ở nhà ông bà nội. Đó là ngôi nhà nhỏ nằm trong một khu vườn cây trái sum xuê. Chỗ mình ngủ nhìn được ra khu vườn này; mỗi buổi sáng mình đã được đánh thức bởi tia nắng dịu dàng qua kẻ lá, đêm về lại có khi được nghe tiếng mưa rơi rả rích trên lá cây. Sau này khi vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, cảm nhận đầu tiên của mình về nơi đây là một cuộc sống ngột ngạt, chật chội, khói bụi, không an ninh như ở quê nhà, mà nơi ở lại thiếu ánh sáng và gió trời. Trước thực trạng đó, KTS Võ Quang Thi và cộng sự đã đưa ra giải pháp thiết kế giúp chủ nhà cảm thấy thoải mái hơn sống trong chính căn nhà của mình, căn nhà có cái tên rất lạ “Nhà Mang cá”.

3 (Copy)

Nhà Mang cá do Công ty Kiến trúc Cộng sinh thiết kế

Thông tin dự án:

Thiết kế: Công ty Kiến Trúc Cộng Sinh

(Địa chỉ:  Số 5, Đường Số 5, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM. SĐT: (08) 3775 3077 – 090 303 0971. Web: www.kientruccongsinh.com)

Kiến trúc sư chủ trì: KTS. Võ Quang Thi

Nhóm thực hiện dự án: Võ Quang Thi, Nguyễn Thị Nhã Vân, Nguyễn Phúc Bảo Thắng, Nguyễn Nhật Ánh

Địa điểm: Số 5, Đường số 5, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM

Nhà thầu: Công ty Nội Thất và XâyDựng Thanh An

Năm thiết kế: 2014

Năm hoàn thành: 2014

Tổng diện tích sàn: 317.5 m2

Ảnh © Hiroyuki Oki

1 (Copy)

Bức tường xây được thiết kế những khe thông thoáng

Ngôi nhà có diện tích đất rộng 60m2, nằm trong một khu tái định cư có kiến trúc chung lộn xộn và tự phát. Công năng sử dụng của ngôi nhà vừa có văn phòng bên dưới, vừa có nơi ở của cặp vợ chồng và con nhỏ bên trên.

4 (Copy)

Bể cá và cây xanh tạo không khí thoáng mát cho ngôi nhà

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, mùa khô có nhiệt độ cao kèm theo nắng nóng kéo dài nên tiêu chí quan trọng nhất của ngôi nhà là sử dụng hợp lý nhất ánh sáng tự nhiên và gió trời. Ánh sáng vào nhà không nên là thứ ánh sáng trực tiếp, lúc trời nóng sẽ có cường độ cao gay gắt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mùa mưa thì mưa gió cũng không vào nhà quá mạnh. Và một điều nữa là giải quyết vấn đề an ninh trong khu phố phức tạp mỗi khi mở cửa lấy gió mát vào nhà vào ban đêm.

31 (Copy)

Giải pháp đưa ra là bức tường xây được thiết kế những khe thông thoáng với chiều rộng 13cm để sử dụng làm vỏ bao bọc và ngăn chia không gian theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong nhà. Thêm vào đó, các hệ lam nhôm đứng có tác dụng thông thoáng và đưa ánh sáng gián tiếp đến các không gian ở cả hai hướng.

29 (Copy)

Ánh sáng được lấy từ hai mặt của ngôi nhà, phần lớn xuyên qua cây xanh, mặt nước, các bức tường có nhiều khe rỗng và hệ lam vào nhà; kèm theo ánh sáng lấy từ trên xuống ở giếng trời ngay giữa nhà, ánh sáng này được lọc bởi các tấm lam thạch cao ngang dưới mái kính. Dựa vào đường biểu kiến của mặt trời, lam được sắp xếp chỉ cho ánh sáng trực tiếp xuyên chéo vào nhà một ít vào mùa mưa (lúc đó trời mát lạnh). Ánh sáng vào nhà hoàn toàn gián tiếp với cường độ thích hợp ở mọi không gian, dịu dàng lan tỏa khắp nơi đến từng góc phòng.

6 (Copy)

Cầu thang được thiết kế tương đối độc đáo

Gió vào nhà từ hai phía trước sau, đi qua các phòng thông qua các bức tường khe rỗng đến khắp mọi nơi trong nhà. Khí nóng sẽ thoát ra bên trên, qua hai hệ lam thoát khí ngay bên dưới mái kính ở giếng trời. Những cơn gió thoảng nhẹ được cảm nhận ở khắp mọi nơi.

10 (Copy)

Phòng ăn

Giếng trời có mặt cắt giật bậc giúp chia đều ánh sáng tự nhiên xuống bên dưới. Bên ngoài mặt tiền ngôi nhà có mặt cắt giật bật nhằm tránh nước mưa tạt và cản bớt ánh sáng trực tiếp vào nhà. Ánh sáng hay mưa có thể đi chéo trực tiếp xuống nuôi sống cây trồng bên dưới.

7 (Copy)

Phòng ngủ được sử dụng gam màu trắng

8 (Copy)12 (Copy)14 (Copy)21 (Copy)27 (Copy)32 (Copy)

01 MB TRET (Copy)02 MB LAU 1 (Copy)03 MB LAU 2 (Copy)04 MB LAU 3 (Copy)05 MB LAU 4 (Copy)06 MB MAI (Copy)SO DO BIEU KIEN NGAY DONG CHI (Copy)SO DO BIEU KIEN NGAY HA CHI (Copy)SO DO BIEU KIEN NGAY XUAN PHAN (Copy)SO DO MANG CA (Copy)

 

Biên tập: Quỳnh Nga – TCKT/Kienviet