Ứng dụng Sơn Vôi nano Graphenstone trong việc trùng tu cải tạo Tòa nhà Tòa án TP. Hồ Chí Minh

Trước đây, phần lớn các công trình cổ tại Hà Nội hay TP HCM được xây dựng từ thời Pháp thuộc, thường được tôn tạo và trùng tu lại bằng vôi nhằm lưu giữ nét xưa của công trình. Tuy nhiên, do đặc tính sơn vôi trước đây thường không bền màu và dễ bong tróc nên việc sơn sửa phải làm khá thường xuyên dẫn đến kinh phí duy trì khá tốn kém và mất thời gian. Thời gian gần đây, một số công trình cổ, điển hình như Nhà hát Lớn Hà Nội đã sử dụng sơn gốc nhựa để trùng tu, dù đã rất cố gắng để tạo ra màu sơn gần với vôi, nhưng vẫn không thể thay thế được cái “chất” cổ điển như vôi, làm cho các công trình cổ trở nên quá mới, làm mất đi các nét kiến trúc cổ của các công trình này…

Trước những khó khăn đó, năm 2016, những người chịu trách nhiệm tu tạo lại Tòa nhà Tòa án TP HCM, một công trình đã hơn 130 tuổi, một kiệt tác kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc, đã rất băn khoăn khi lựa chọn màu sơn và loại sơn cho công trình này. Chỉ khi sản phẩm Sơn Graphenstone được giới thiệu cho công trình, mọi băn khoăn ấy mới được giải toả.

Graphenstone là một loại sơn mang tính cách mạng, sản xuất tại Tây Ban Nha, kết hợp giữa sơn vôi truyền thống và công nghệ vật liệu Graphene (Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2010). Sự kết hợp này tạo ra một loại sơn duy nhất trên thế giới mang những tính chất thực sự sinh thái như: Hấp thụ CO2, hoàn toàn tự nhiên, không mùi, không độc hại (vì không có các hợp chất hữu cơ bay hơi VOC, không có formaldehyde hay kim loại nặng) làm thoáng khí, không gây dị ứng và không gây cháy, cho phép người dùng có thể vào ở và sử dụng được ngay sau khi sơn mà không phải chờ bay mùi. Trong khi đó, Graphenstone vẫn đảm bảo được độ bền chắc, chống bong tróc, chịu được ẩm, chống rêu nấm mốc trong hàng chục năm. Graphenstone còn là sản phẩm Sơn đạt được nhiều nhất các chứng chỉ xanh cao cấp của Quốc tế, đặc biệt, là sản phẩm Sơn duy nhất đạt chứng chỉ Cradle to Cradle Gold trên toàn thế giới.

Tòa án TP. Hồ Chí Minh

Về mặt kiến trúc, Sơn Graphenstone đã khắc phục hết được các điểm yếu của sơn vôi truyền thống, mà vẫn giữ được cái “chất” của vôi. Sử dụng Sơn Graphenstone để tôn tạo các công trình cổ, chính là lời giải cho bài toán mà bấy lâu nay các KTS, kỹ sư đang tìm kiếm. Ngoài ra, Graphenstone còn sản xuất ra những loại vữa, các lớp bả và các phụ gia hoàn toàn tự nhiên, mang tính chất truyền thống, cũng rất phù hợp cho công việc trùng tu, tôn tạo.

Đối với công trình quan trọng như Tòa án TP HCM, các chuyên gia hàng đầu của hãng Sơn Graphenstone đã sang tận nơi để xem xét về hiện trạng và đưa ra các giải pháp tôn tạo phù hợp nhất. Bước đầu tiên của việc tôn tạo là chuẩn bị bề mặt, các tác nhân gây hại như nấm, mốc, rêu, bùn đất, dầu mỡ và rễ cây phải được loại bỏ hết phần ăn vào tường. Các khu vực mà lớp vữa đã mủn, tơi, không còn kết dính cần được xử lý kỹ, đảm bảo bề mặt còn lại chắc chắn và hết hoàn toàn phần vữa hỏng. Các kỹ sư cũng sử dụng công nghệ nước áp lực cao để làm sạch phần bong tróc, hết muối và các chất hữu cơ, đồng thời không gây nhiều bụi bẩn trong không khí.

Đối với những phần tường bị tổn hại lớn và nặng, các chuyên gia của Graphenstone đã sử dụng vữa/keo siêu kết dính để gia tăng độ bám, tương thích với vật liệu cũ, tránh việc tách lớp, đảm bảo tối ưu hóa và độ bền vững của bề mặt. Các sản phẩm sửa chữa cao cấp nhất của Graphenstone đã được sử dụng cho công trình như Naturglue Premium – keo siêu kết dính, vữa Morta Fine Premium. Ở những phần nền còn kết dính tốt, chỉ cần đánh nhám loại bỏ lớp sơn cũ của bề mặt.

Các sản phẩm sơn và lót cao cấp nhất của Graphenstone cũng đã được sử dụng như GCS Exterior, Ambient Primer L44 và Primer GCS. Nhờ khả năng sơn không bị cản trở bởi độ ẩm không khí và độ ẩm của tường, thời gian trùng tu, cải tạo công trình đã được đẩy nhanh đáng kể. Lớp sơn mới của Tòa án TP HCM hoàn toàn làm hài lòng các kỹ sư và các chuyên gia trùng tu. Màu sắc và các nét kiến trúc cũ được đảm bảo, các vị trí hư hỏng được xử lý đảm bảo và chắc chắn.

Công ty CPTM Minh Bình Thành


(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2018)