- Tên đồ án: Bảo tàng Lãnh Mỹ A
- Giải thưởng: Giải Nhất Loa Thành 2020
- SVTH: Phạm Duy Tân
- GVHD: Đàm Huỳnh Quốc Vũ
- Trường: ĐH Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh
Làng lụa Tân Châu (tỉnh An Giang) từ bao đời nay luôn nức tiếng với những tấm lụa lãnh Mỹ A bền đẹp. Những người thợ tài hoa của đất Tân Châu đã sáng tạo ra một sản phẩm “độc nhất vô nhị” với bí quyết nhuộm màu đen tuyền bằng thủ công rất độc đáo. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay thì việc đô thị hóa nông thôn cũng đang lan rộng và không có sự kiểm soát và định hướng. Làng nghề truyền thống có nguy cơ tan rã và bị hủy hoại làm mất đi những giá trị đặc trưng. Không nằm ngoài xu thế đó, lãnh Mỹ A đang có nguy cơ thất truyền khi chỉ còn duy nhất gia đình ông Tám Lăng duy trì nghề truyền thống.
Tham vọng hồi sinh lãnh Mỹ A và làng lụa Tân Châu được thực hiện qua việc thiết lập đồ án quy hoạch một làng lụa Tân Châu phát triển hài hòa về nhiều mặt và tất nhiên sẽ không có một sự can thiệp thô bạo nào vào đời sống hiện tại của người dân ở đây. Theo đó, sẽ hình thành một tuyến du lịch và Tân Châu là điểm đến. Trong làng lụa Tân Châu, việc gầy dựng lại nghề “tằm tang” được coi là giải pháp then chốt, ngoài việc đảm bảo làng nghề được phát triển bền vững mà còn kết nối hình thức tham quan trải nghiệm làng nghề và phát triển du lịch sinh thái. Ở đó, bảo tàng Lãnh Mỹ A được sinh ra với ý nghĩa thu hút thêm khách du lịch muốn tìm hiểu và nghiên cứu về lãnh. Nó được xem là một khoảng liên kết giữa các chức năng khác, có phần nổi trội, mang tính “điểm tựa” và phải có sự gắn bó hữu cơ với làng về mặt văn hóa và hình tượng kiến trúc.
Nghĩ về lãnh, tôi nghĩ về một không gian gần gũi, tình cảm và sâu sắc; một không gian có tính tầm thước và nhất là phải hợp lí với cảnh quan thiên nhiên. Nhìn từ tổng thể bên ngoài, hình khối kiến trúc gợi nên chiều liên tưởng trừu tượng cuộn vải Lãnh trôi trên sông. Tuy nhiên, lối kiến trúc này cũng tạo nên sự bình lặng và chiều dài vô tận – tiếp diễn cho tương lai của lãnh Mỹ A. Toàn bộ nội thất công trình được phủ bởi lãnh Mỹ A không những tôn vinh màu sắc mà còn sử dụng đúng chất liệu lãnh – chất liệu tự nhiên hình thành nên tinh thần công trình.
Các hình ảnh khác của đồ án:
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-2020-giai-thuong-duoc-cho-doi-nhat-nam-cua-sv-kien-truc-quy-hoach.html
Giải Nhất (2)
- Bảo tàng Lãnh Mỹ A – CC17 – Phạm Duy Tân – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Góc sân sau – Những khoảng lặng bên kênh đào Hương Vinh – QH16 – Lê Quốc – ĐH Khoa học Huế
Giải Nhì (7)
- Trung tâm trưng bày và nghiên cứu sinh học Savana Đồng Tháp Mười – CC16 – Nguyễn Tiền Phong – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Hải Vân Quan – CC43 – Nguyễn Hải Ninh – ĐH Xây dựng
- Đường và Đạo – Dụng của cái Không – QH01 – Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nguyễn Thị Ngọc – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- QH chi tiết khu dân cư kết nối xanh khuyến khích giao thông không động cơ thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp. HCM – QH06 – Trần Mộng Diễm Mi – ĐH Tôn Đức Thắng
- Khu nhà ở Thụy Khuê – NƠ09 – Nguyễn Thị Thùy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Tây Ban Nha – NT03 – Đinh Xuân Quỳnh – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trang trí công trình Khách sạn “Hội An” – NT05 – Đỗ Thị Ly Nin – ĐH Hoa Sen
Giải Ba (12)
- Trung tâm văn hóa du lịch Búng Bình Tiên – CC08 – Huỳnh Đông Khánh – HUTECH
- Chợ Phiên Bắc Hà – CC21 – Đỗ Xuân Huy – ĐHDL Phương Đông
- Trung tâm Mục vụ và Linh thao Đức Mẹ Tà Pao – CC27 – Nguyễn Đình Văn – ĐH Tôn Đức Thắng
- Không gian văn hóa Thanh Tiên – Huế – CC47 – Phan Thị Nguyệt Minh – ĐH Khoa học Huế
- Thiết kế đô thị thành cổ Vinh – Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An – QH02 – Hồ Ngọc Hà – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH phân khu Khu du lịch than, Tp. Cẩm Phả – QH14 – Lê Quyền Linh – ĐH Xây dựng
- Phú Thượng – Thành phố xe đạp – QH19 – Huỳnh Thị Diệu Linh – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Chung cư cao tầng kết hợp TM-DV bến Hàm Tử – Q. 5 – Tp. HCM – NƠ01 – Chí Nguyệt Khánh – ĐH Văn Lang
- Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm cảu Người K’ho – NƠ04 – Trần Thị Thanh Trúc – ĐH Bách khoa TP HCM
- Cụm nhà ở Tây Tựu – NƠ07 – Lê Văn Long – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Tổ hợp chung cư nhà ở Well – Sifted – NƠ08 – Hồ Thủy Tiên – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trang trí công trình Triển lãm trưng bày Xưởng dệt Bảy Hiền – NT06 – Nguyễn Huy – ĐH Hoa Sen
Giải Khuyến khích (14)
- Trung tâm quảng bá và phát triển sản phẩm Dừa – Bến Tre – CC03 – Nguyễn Duy Linh – ĐH Văn Lang
- Trung tâm quảng bá và nghiên cứu cà phê Arabica – Đà Lạt – CC05 – Nguyễn Vũ Hải Âu – ĐH Văn Lang
- Bảo tàng lịch sử Khẩn Hoang Nam Bộ – CC07 – Nguyễn Nhất Bảo – HUTECH
- Mái ấm Chùa Bình An – CC15- Bùi Thị Nhung – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa Sa Huỳnh – CC34 – Nguyễn Ngọc Nhất – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Hà Nội – CC52 – Hà Minh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thư viện đa chức năng Hòa Bình – CC56 – Nguyễn Minh Đức – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thiế kế kiến trúc cảnh quan công viên trung tâm đô thị 23/9 Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh – Healing Space – QH03 – Nguyễn Thị Tuyết Nhung – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH Xây dựng thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu – QH18 – Lê Anh Tuấn, Võ Giang Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trục đồng bào Tp. Pleiku – Gia Lai – QH04 – Võ Thị Hường – ĐH Duy Tân
- Khu đô thị Văn hóa dành cho người Việt gốc Hoa – QH09 – Lê Võ Hoàng Vũ – ĐH Thủ Dầu Một
- Chung cư cao tầng Cây Bàng – Thủ Thiêm – Q2. Tp. HCM – NƠ02 – Tôn Văn Nghĩa – HUTECH
- Văn phòng chia sẻ 6 – Working Space – NT10 – Đặng Nguyên Quảng – ĐH Xây Dựng
- Nhà triển lãm nghệ thuật Art Gallery – NT11 – Nguyễn Minh Đức – ĐH Kiến trúc Hà Nội
Thu Vân – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc