Trung tâm bảo tồn và phát triển tre Thanh Tam – Giải Khuyến Khích Loa Thành 2023

  1. Tên đồ án: Trung tâm bảo tồn và phát triển tre Thanh Tam
  2. Giải thưởng: Giải Khuyến khích Loa thành 2023
  3. SVTH: Thiệu Văn Mạnh
  4. GVHD: Ths. KTS Nguyễn Duy Thanh
  5. Trường: ĐH Xây dựng Hà Nội

Quá trình đô thị hóa đang ngày càng nhanh, kéo theo sự phát triển của xây dựng, sản xuất. Cùng với sự phát triển đó, tồn đọng vấn đề vô cùng quan trọng đó chính là “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”.

Hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất nóng lên; khai thác vật liệu quá mức; bụi trong quá trình xây dựng và phá gỡ các công trinh; phát thải do xây dựng tồn đọng;….. Chính những vấn đề trên đã làm cho vấn đề “Biến đổi khí hậu”, chất lượng môi trường sống suy giảm một cách rõ rệt.

Sử dụng “vật liệu xanh” góp phần cải thiện môi trường sống cùng với đó góp phần không nhỏ vào quá trình tái tạo: “Môi trường chung“. Với những đặc tính vô cùng ưu việt của vật liệu xanh như thân thiện với con người, cải thiện môi trường sống, hấp thụ CO2, giảm thiểu nguồn nhiệt đưa vào công trình, nguồn nguyên vật liệu có khả năng tái tạo nhanh,….đã khiến chúng đang ngày càng ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng từ kết cấu cho đến hoàn thiện. Đặc biệt là tre, vật liệu xanh được ứng dụng nhiều nhất trong xây dựng.

Với nguồn tài nguyên rừng Tre dồi dào của Việt Nam cùng với khả năng tái tạo nhanh (từ 3-5 năm) khiến cho nguồn tài nguyên này như trở thành một kho báu quý giá. Với khả năng ứng dụng rộng đã cho thấy Tre là một cơ hội khai thác phát triển vô cùng tốt. Bên cạnh với sự phát triển đó chúng ta phải bảo tồn các giống tre tránh việc khai thác quá mức làm ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thanh Hóa là một trong những khu vực có rừng tre lớn nhất miền Bắc, cùng với tiềm năng du lịch thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khu du lịch “Tre luồng Thanh Tam” là tiền đề cho điều đó. “Trung tâm bảo tồn và phát triển tre Thanh Tam chính là tiếp bước cho sự phát triển không chỉ khu vực mà cho xã hội tương lai.

Làng truyền thống bản chất là một thực thể cân bằng giữa không gian cư trú và sản xuất. Rừng là một sinh thái. Dự án chính là sự giao thao giữa rừng và làng truyền thống.

Mục đích chính của dự án là tạo ra khu vực nghiên cứu và phát triển thêm về vật liệu, kết cấu tre. Đồng thời thúc đẩy kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Xây dựng một không gian trải nghiệm cộng hưởng thúc đẩy cho nền khinh tế, du lịch khu vực.

Về phần kiến trúc, đồ án nhằm mục đích thiết lập một cuộc đối thoại kiến ​​trúc giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới. Thể hiện sự giao thao giữa làng và rừng với “kiến trúc ẩn mình trong tre và đất“. Khai thác và phát huy yếu tố bản địa. Chuyển hóa, thay đổi cách nhìn bản sắc mới phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường và chuyển đổi số.

 


Xem thêm các đồ án đạt giải:

Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại:

Giải Nhất (2)

Giải Nhì (8)

Giải Ba (11)

Giải Khuyến khích (11)

Khánh Hòa – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc