1. Tên đồ án: Trung tâm quảng bá và phát triển sản phẩm Dừa – Bến Tre
2. Giải thưởng: Giải Khuyến Khích Loa Thành 2020
3. SVTH: Nguyễn Duy Linh
4. GVHD: Ths. KTS Nguyễn Bích Hoàn
5. Trường: ĐH Văn Lang
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Nhắc tới Bến Tre người ta nghĩ ngay đến cái tên thân quen là “Xứ dừa” vì nơi đây có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, cây dừa không những là nguồn kinh tếchính của người nông dân Bến Tre mà còn gắn liền với cuộc sống thường ngày, là những chiến tích lịch sử vang dội trong chống giặc ngoại xâm. Nhưng trong những năm gần đây, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu tác động lớn từ hạn mặn, năm 2019-2020, Bến Tre gần như là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn nhất, gây thiệt hại rất nhiều đối với cuộc sống cũng như ngành nông nghiệp Dừa, khiến rất nhiều bà con chọn cây trồng khác để mưu sinh. Bên cạnh đó, mặc dù có nguồn nguyên liệu tạo tiềm năng dồi dào, nhưng do tỉnh chưa áp dụng được chiến lược phát triển cụ thể nên nhiều người dân Bến Tre vẫn sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Đồ án Trung tâm quảng bá và phát triển sản phẩm dừa – Bến Tre nhằm mục đích giúp người nông dân chống chọi và giải quyết các vấn đề về tự nhiên đối với cây dừa, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến vào nuôi trồng cũng như sản xuất các sản phẩm từ dừa. Tạo chiến lược quảng bá thương hiệu, vạch định hướng đi rõ ràng cho các sản phẩm từ dừa ngày một phát triển và vươn tầm ra thế giới. Trung tâm là nơi kết nối giữa các nhà khoa học với bà con nông dân và giữa bà con nông dân với khách tham quan, tạo sự kết nối mật thiết giữa nông nghiệp, sản xuất và vạch định các tuyến du lịch cho du khách biết đến các làng nghề truyền thống từ dừa. Trung tâm cũng là nơi giải quyết việc làm cho người nông dân, gợi lại những gì đặc sắc truyền thống lâu đời của con người Bến Tre qua các hoạt động chèo ghe, đờn ca tài tử, hội chợ dừa,… kết nối tổ chức các lễ hội Festival Dừa hàng năm, quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế.
Hình thái công trình được lấy ý tưởng từ những buồng dừa trĩu quả, những tán lá dừa uốn cong mềm mại của cây dừa Bến Tre, bên cạnh đó là ngôn ngữ, màu sắc và hình ảnh những tấm lam đứng hình lá dừa đặc rỗng tạo cảm giác gần gũi, thân quen. Người miền Tây nơi xứ dừa này, họ cởi mở, thật thà và đó cũng là điểm mấu chốt để khai thác triệt để các không gian mở, tạo sự đan xen, kết nối các không gian chức năng với nhau một cách hài hòa, linh hoạt. Hứa hẹn nơi đây không những là nơi giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm từ dừa phát triển, mà còn giúp quảng bá giá trị du lịch nông nghiệp tỉnh Bến Tre trong tương lai.
Các hình ảnh khác của đồ án:
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-2020-giai-thuong-duoc-cho-doi-nhat-nam-cua-sv-kien-truc-quy-hoach.html
Giải Nhất (2)
- Bảo tàng Lãnh Mỹ A – CC17 – Phạm Duy Tân – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Góc sân sau – Những khoảng lặng bên kênh đào Hương Vinh – QH16 – Lê Quốc – ĐH Khoa học Huế
Giải Nhì (7)
- Trung tâm trưng bày và nghiên cứu sinh học Savana Đồng Tháp Mười – CC16 – Nguyễn Tiền Phong – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Hải Vân Quan – CC43 – Nguyễn Hải Ninh – ĐH Xây dựng
- Đường và Đạo – Dụng của cái Không – QH01 – Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nguyễn Thị Ngọc – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- QH chi tiết khu dân cư kết nối xanh khuyến khích giao thông không động cơ thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp. HCM – QH06 – Trần Mộng Diễm Mi – ĐH Tôn Đức Thắng
- Khu nhà ở Thụy Khuê – NƠ09 – Nguyễn Thị Thùy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Tây Ban Nha – NT03 – Đinh Xuân Quỳnh – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trang trí công trình Khách sạn “Hội An” – NT05 – Đỗ Thị Ly Nin – ĐH Hoa Sen
Giải Ba (12)
- Trung tâm văn hóa du lịch Búng Bình Tiên – CC08 – Huỳnh Đông Khánh – HUTECH
- Chợ Phiên Bắc Hà – CC21 – Đỗ Xuân Huy – ĐHDL Phương Đông
- Trung tâm Mục vụ và Linh thao Đức Mẹ Tà Pao – CC27 – Nguyễn Đình Văn – ĐH Tôn Đức Thắng
- Không gian văn hóa Thanh Tiên – Huế – CC47 – Phan Thị Nguyệt Minh – ĐH Khoa học Huế
- Thiết kế đô thị thành cổ Vinh – Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An – QH02 – Hồ Ngọc Hà – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH phân khu Khu du lịch than, Tp. Cẩm Phả – QH14 – Lê Quyền Linh – ĐH Xây dựng
- Phú Thượng – Thành phố xe đạp – QH19 – Huỳnh Thị Diệu Linh – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Chung cư cao tầng kết hợp TM-DV bến Hàm Tử – Q. 5 – Tp. HCM – NƠ01 – Chí Nguyệt Khánh – ĐH Văn Lang
- Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm cảu Người K’ho – NƠ04 – Trần Thị Thanh Trúc – ĐH Bách khoa TP HCM
- Cụm nhà ở Tây Tựu – NƠ07 – Lê Văn Long – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Tổ hợp chung cư nhà ở Well – Sifted – NƠ08 – Hồ Thủy Tiên – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trang trí công trình Triển lãm trưng bày Xưởng dệt Bảy Hiền – NT06 – Nguyễn Huy – ĐH Hoa Sen
Giải Khuyến khích (14)
- Trung tâm quảng bá và phát triển sản phẩm Dừa – Bến Tre – CC03 – Nguyễn Duy Linh – ĐH Văn Lang
- Trung tâm quảng bá và nghiên cứu cà phê Arabica – Đà Lạt – CC05 – Nguyễn Vũ Hải Âu – ĐH Văn Lang
- Bảo tàng lịch sử Khẩn Hoang Nam Bộ – CC07 – Nguyễn Nhất Bảo – HUTECH
- Mái ấm Chùa Bình An – CC15- Bùi Thị Nhung – ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa Sa Huỳnh – CC34 – Nguyễn Ngọc Nhất – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Hà Nội – CC52 – Hà Minh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thư viện đa chức năng Hòa Bình – CC56 – Nguyễn Minh Đức – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thiế kế kiến trúc cảnh quan công viên trung tâm đô thị 23/9 Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh – Healing Space – QH03 – Nguyễn Thị Tuyết Nhung – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH Xây dựng thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu – QH18 – Lê Anh Tuấn, Võ Giang Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trục đồng bào Tp. Pleiku – Gia Lai – QH04 – Võ Thị Hường – ĐH Duy Tân
- Khu đô thị Văn hóa dành cho người Việt gốc Hoa – QH09 – Lê Võ Hoàng Vũ – ĐH Thủ Dầu Một
- Chung cư cao tầng Cây Bàng – Thủ Thiêm – Q2. Tp. HCM – NƠ02 – Tôn Văn Nghĩa – HUTECH
- Văn phòng chia sẻ 6 – Working Space – NT10 – Đặng Nguyên Quảng – ĐH Xây Dựng
- Nhà triển lãm nghệ thuật Art Gallery – NT11 – Nguyễn Minh Đức – ĐH Kiến trúc Hà Nội
© Tạp chí kiến trúc