Kiến trúc độc đáo chùa ve chai Linh Phước ở Đà Lạt

Đặt chân đến Đà Lạt, quý phật tử cũng như du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi nơi đây có chùa Linh Phước với lối kiến trúc và cách xây dựng vô cùng độc đáo. Các chi tiết của ngôi chùa được khảm bởi các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là “Chùa ve chai”.

Xem thêm: Chùa Trấn Quốc vào top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Linh Phước - Ngôi chùa độc đáo nhất TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chùa Linh Phước – Ngôi chùa độc đáo nhất TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8km, trên quốc lộ 20. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên – Huế đến xây dựng, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990 khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.

Từng chi tiết trạm trổ công phu đắt giá.
Từng chi tiết trạm trổ công phu đắt giá.

Quý phật tử và du khách khi đến chùa không chỉ muốn dâng hương lễ Phật mà còn rất chăm chú thưởng ngoạn từng chi tiết đặc sắc từ công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo này.

Cận cảnh từng chi tiết khảm tỉ mỉ.
Cận cảnh từng chi tiết khảm tỉ mỉ.

B1215-tckt.vn-04“Tôi chưa từng thấy và thực sự ấn tượng với vật liệu khảm bên ngoài công trình kiến trúc chùa Linh Phước. Tất cả đều được khảm bằng mảnh sành, sứ nhưng lại được sắp xếp rất hài hòa, đồng bộ, nét đến từng chi tiết. Tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục tài trí của những người tạo nên công trình này” – du khách Nguyễn Việt Hoa đã chia sẻ những bất ngờ thú vị khi được đứng trước ngôi chùa ve chai.

Đến thăm công trình chùa Linh Phước, gây ấn tượng với khách hành hương trước nhất là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49m quanh tượng đài Phật Di Lặc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lặc ngự trên đỉnh.

Xem thêm: Chùa Tây Phương dưới góc nhìn hình học năm 2016

Rồng uốn lượn dài tới 49m.
Rồng uốn lượn dài tới 49m.

B1215-tckt.vn-06Sau đó, phải kể đến Chính điệnTiền đàn bảo tháp được trang trí rất cầu kỳ với nhiều hoa văn độc đáo:

  • Chánh điện dài 33m, rộng 22m;
  • Tiền đàn bảo tháp cao 27m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng. Còn phía trước tượng Phật là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.

Dọc hai bên Chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La HánThập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

Chính điện.
Chính điện.

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m và nặng tới 8,5 tấn.

Bảo tháp.
Bảo tháp.

Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Tượng được kết bằng 650.000 đóa hoa bất tử (một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt), có chiều cao 17m, nặng khoảng 3 tấn. Đặc biệt, đài sen của tượng Phật hoa có đường kính 5m cũng được kết hoàn toàn bằng hoa. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong dịp Lễ hội hoa tại Đà Lạt năm 2010.

B1215-tckt.vn-09
Tượng Phật bà Quan Thế âm Bồ Tát kết bằng hoa bất tử.

Hiện nay, chùa Linh Phước là ngôi chùa duy nhất có 11 công trình được xác lập kỷ lục là: Ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất, chim công bằng gỗ sao, chùa có tháp chuông cao nhất, bộ phản bằng gỗ sao, bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp, tượng bồ đề lạc ma, tượng hoa bất tử lớn nhất Việt Nam, công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Kiền Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam và công trình Tượng Phật Quan Thế âm Bồ Tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam.

Theo Báo xây dựng