Sài gòn – TPHCM hướng đến thành phố sông nước – xanh

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố sông nước

Ảnh: internet

Có thể nói Sài Gòn – TPHCM là  thành phố sông nước, gồm có các sông Sài gòn, Đồng Nai, Nhà Bè  hiền hòa với 11 kênh rạch tỏa vào thành phố  và rừng ngập mặn Cần Giờ v.v  Hai con sông là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, gặp nhau ở trung tâm thành phố tại các đoạn sông Nhà Bè và Soài Rạp, tổng chiều dài 80km. Từ những con sông này tỏa vào thành phố 11 con kênh, tổng chiều dài kênh rặch lên tới 700km. Diện tích kênh rặch nội thành khoảng 835ha, hầu hết tập trung vào phía Nam và Đông thành phố. Chính hệ thống kênh rặch chằng chịt này trước đây nối với mạng lưới sông rặch của ĐBSCL tạo nên một mạng lưới đường thủy thuận lợi cho việc thiết lập các bến bãi giao thương hàng hóa làm tiền đề cho việc hình thành một đô thị sông nước và chính sự ưu việt của đường thủy lộ và kênh rặch xưa đã trở thành trung tâm hoạt động của đô thị.

Theo Huỳnh Ngọc Trảng “Thành phố HCM là một đô thị ven sông không sống bằng phù sa châu thổ, mà bằng sự dung hòa của rất nhiều ảnh hưởng văn hóa và kinh tế, chính trị đa dạng..”.

Hệ thống sông nước và kênh rặch của thành phố chiếm một vị trí đặc biệt, nó cũng chính là yếu tố đã định hướng cho sự phát triển có tính hình thái học của thành phố. Cái mà người ta có thể làm được từ khi khởi đầu cũng như khi phát triển sau này đó là nương theo hình thể đã được thiên nhiên định sẵn. Nói cách khác, hệ thống  sông ngòi , kênh rặch là yếu tố thiên nhiên có chức năng tạo cảnh quan – sinh thái nhân văn và xác định ý tưởng quy hoạch của Sài  Gòn xưa.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Từ năm 1772, trên một địa bàn có diện tích 50km2, được khép kín bằng lũy Bán  Bích có chu vi dài 10km làm cho cả 2 tếu tố “thành “ và “phố thị” đã hiện diện đầy đủ và Sài Gòn đã bắt đầu là một “thành phố”.  Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam

Khu bảo tồn rừng đước ở huyện Cần Giờ (25.000ha) được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Trước đây ở TPHCM gần 2/3 là vùng trũng thấp ngập nước, phần lớn là đất phèn trũng, có thể kể đến một số nơi như Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Thiêm v.v.. hiện đang bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa.

Có thể nói vùng TPHCM là vùng đa phần đất thấp trũng, ngập nước và nhiều sông rặch, do vậy cảnh quan sông nước là đặc điểm, là bản sắc tự nhiên, là di sản thiên nhiên của đô thị TPHCM do vậy cần bảo tồn để góp phần giữ gìn bản sắc đô thị. TP sông nước cũng là nền tảng để phát triển thành phố sinh thái, thành phố xanh, thích ứng với BĐKH , hướng đến thành phố sông nước- xanh , phát triển bền vững.

Hướng đến thành phố sông nước – xanh, phát triển bền vững

Thành phố sông nước với phố ven sông là đặc trưng của Sài Gòn xưa cần bảo tồn để giữ gìn bản sắc đô thị

Từ phố trong sách cổ Việt được dẫn giải là chợ bên sông, có nghĩa cặp từ “phố-ngàn phố” được dùng để gọi những dãy quán bán hàng chạy từ bến sông lên từ trước khi có kẻ Chợ. Khởi đầu phố Việt (phố chợ) sinh thành cùng các con sông, lưu thông bằng sông nước và đón hàng hóa từ vô vàn các bến sông lên chợ sông, chợ làng.

Sài Gòn – TP HCM là một đô thị với những dòng sông luôn hiền hòa xen lẫn với kênh rặch uốn lượn quanh co.Từ thời đi mở cõi, những người dân từ miền Bắc, miền Trung vào khai thác miền đất hoang vu bên bờ Tây sông Bến Nghé, dần dần  các điểm tụ cư được hình thành  để làm ăn, sinh sống , buôn bán  trên bến dưới thuyền , phát triển dần dần hình thành những con đường ven sông và  phố ven sông trở thành bản sắc văn hóa – đô thị từ Sài Gòn xưa.

Có thể nói Sài Gòn – TPHCM còn có cả một hệ thống  sông ngòi, kênh rặch chằng chịt, tạo nên 87 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 574,1km. Không chỉ là giao thông bao đời nay hệ thống sông rặch đã góp cho vùng đất này một mảng văn hóa thương hồ (buôn bán trên sông nước) trong đó có hình thái các cư dân cư trú ven và trên sông rặch để phát triển kinh tế, dịch vụ và giao lưu văn hóa.

Đặc biệt từ khi lúa gạo ĐBSCL trở thành hàng hóa, Sài Gòn có thêm nhiều phố chợ và buôn bán ra đời, các phố này buôn bán các mặt hàng lúa gạo, làm nghề thủ công dịch vụ ở những nơi trên bến dưới thuyền,  theo hệ thống kênh rặch chằng chịt hoặc quan lộ.

Do vậy ngày nay cần phải tái hiện lại cảnh trên bến đưới thuyền, vốn là hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn trước đây, nhất là khu vực Chợ Lớn, vì đó là văn hóa, là đầu mối giao lưu giữa Sài Gòn và các tỉnh ĐBSCL từ hàng trăm năm trước đây với các phố ven sông. Đó là di sản, là nếp sống văn hóa của nơi này cần được bảo tồn.

Người Pháp sau này họ cũng lấy những con đường và phố ven sông là chuẩn để xây dựng nên trung tâm thành phố ngày nay. Trong đó đường Tôn Đức Thắng là một trong những con đường ven sông tiêu biểu nhất của Sài Gòn – TPHCM. Về hình thái đô thị thì các tuyến đường ven sông như xương sống của Sài Gòn – TPHCM, là mặch máu liên kết và phân chia các khu chức năng. Về phương diện giao thông thì tuyến phố ven sông là đường vành đai và là vị trí chiến lược để xây dựng bộ mặt đô thị.

Trong đề án quy hoặch chi tiết tỷ lệ 1/2000  khu trung tâm hiện hữu thành phố  do công ty Nikken Seikei (Nhật bản) thiết kế  đã được phê duyệt năm 2012  đã phản ánh đầy đủ mục tiêu quan trọng là phát huy bản sắc đặc thù của thành phố sông nước. Trong đó khai thác bản sắc cảnh quan phố ven sông Sài Gòn và rặch Bến Nghé đóng vai trò chủ đạo thông qua việc tổ chức giao thông ngầm dưới trục đường Tôn Đức Thắng để giải phóng không gian mặt đất cho phố đi bộ được kết hợp với các tuyến phố quan trọng như Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Đồng Khởi tạo nên sự liên kết giữa trung tâm hiện hữu với cảnh quan sông Sài Gòn và cả trung tâm mới Thủ Thiêm qua cầu đi bộ.

Không phải Sài Gòn –TPHCM không có thiên nhiên để tổ chức đô thị có cảnh quan đẹp. Sông Sài Gòn chuyển dòng uốn lượn qua địa bàn thành phố, vậy mà người dân Sài Gòn-TPHCM  nay chỉ được hưởng hơn 1km cảnh quan bờ sông (công viên bờ sông bến Bặch Đằng)!

Theo bà Susan Faintein, chuyên gia quy hoạch (Mỹ): “ Nếu quy hoặch nhà cao tầng chi phối hết thì sẽ có thành phố rất chán như mọi người vẫn phàn nàn. Vì thế chúng ta cần có cái gì đó trung hòa…”.  Do vậy nhà phố ven sông sẽ mãi là đặc trưng của thành phố sông nước, của Sài Gòn – TP HCM.

Kết hợp cây xanh với mặt nước hướng đến thành phố sông nước – xanh phát triển bền vững

Trong quan hệ đô thị, yếu tố cây xanh thường được gắn liền với mặt nước tạo nên cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc.Vì vậy cây xanh đô thị luôn gắn liền với mặt nước tạo nên các giải cây xanh ven các sông rặch, hồ ao.  Nhiều sông lớn và hồ nước trong đô thị kết hợp với cây xanh đã làm cho môi trường đô thị sặch thóang và đẹp hơn. Các khu vực cây xanh thiếu hệ thống nước sẽ không gây được cảm xúc độc đáo. Chỉ tiêu cây xanh tính cho đô thị khi có mặt nước rộng được tính được tính bằng một nửa nuớc diện tích mặt nước. Kết hợp cây xanh với nặt nước, tạo nên dòng sông cảnh quan sinh thái – xanh trong đô thị, đó là khởi nguồn cho sức sống của thành phố, tuy nhiên dòng sông cảnh quan sinh thái – xanh  trong đô thị còn phải là dòng sông kết nối của lịch sử, văn hóa và khơi nguồn giá trị nhân văn hòa nhịp cùng nhịp sống hiện đại của đô thị hôm nay. Nếu sông nước là cảnh quan thiên nhiên thì cây xanh ven sông là cảnh quan nhân tạo bổ sung, làm cho cảnh quan càng đẹp và lãng mạn hơn.

Trên thế giới đô thị cổ Amsterdam (Hà Lan) cây xanh và mặt nước gắn với hệ thống giao thông đường phố đã tạo nên cảnh quan đặc biệt. Ngoài ra còn phải kể đến các dải cây xanh công viên  dọc theo các sông Seine của Paris ( Pháp), sông Neva của Praha ( Tiệp Khắc), sông Hàn của Seoul ( Hàn quốc)và sông Neva của St Peterbourg (Nga) v.v.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảnh quan sông nước, kênh rặch .Tại Quyết định số 24/TTg ngày 06/10/2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoặch xây dựng TP HCM đến năm  2025 của Thủ tướng chính phủ có quy định : “Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch giải trí dọc hai bên bờ sông Sài gòn , Đồng Nai, Nhà Bè có diện tích khỏang 7000ha”.

Việc quy hoặch xây dựng dải công viên cây xanh dọc theo 2 bờ sông ở TP HCM theo quyết dịnh của Thủ tướng Chính phủ mang lại nhiều lợi ích:

Tăng diện tích công viên cây xanh (CVCX) cho thành phố để tạo bộ mặt cho đô thị,  theo Sở QH KT TPHCM, hiện nay diên tích cây xanh trên địa bàn thành phố mới chỉ đạt 449,16 ha , chiếm 4,30% so với tổng diện tích đất quy hoạch,  trong khi chỉ tiêu theo chuẩn  QCXDVN 01; 2008 tối thiểu là 9m2/người theo đó  tổng diện tích quy hoặch CVCX  trên địa bàn thành phố là 11.418,47ha , theo chuẩn quốc tế là 10-15m2/đầu người. Do vậy cần sớm triển  khai QĐ 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ , bố trí CVCX  hai bên bờ sông  Sài Còn,  Đồng Nai, Nhà Bè  với diện tích khỏang 7000ha , chưa tính  đến  diện tích CVCX  ở 2 bờ  của 11 kênh tỏa vào thành phố với  tổng chiều dài 700km . Ở đây cũng chưa tính đến diện tích CVCX của các dự án mới phát triển.

Là nơi vui chơi, giải trí và giao tiếp của công đồng dân cư đô thị để có cuộc sống tốt, là nơi kết hợp giữa cây xanh, mặt nước, văn hóa và kết hợp với du lịch, thể hiện sự “vui vẻ” của cộng đồng

Là không gian thông thoáng giữa các sông ở TP HCM và đô thị bên trong, là xương sống về môi trường sinh thái gữa thành phố. Khi kết nối với dải cây xanh dọc theo các kênh rặch trong thành phố và cây xanh trong các dự án phát triển sẽ trở thành mạng lưới cây xanh hướng đến đô thị sông nước – xanh, tăng thêm tính bền vững về môi trường.

Nâng cao bản sắc về thẩm mỹ cho cho thành phố và các du khách đi tàu du lịch trên sông .

-Xây dựng “không gian cho sông ngòi và kênh rặch” dành chỗ  làm mương thóat nước tự nhiên ,giảm ngập nước cho thành phố hoặc là nơi chứa nước làm mát đô thị, giảm hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” , khi mưa xuống, lúc triều lên hoặc lũ về, để sông ngòi – kênh rặch mãi là dòng nước xanh. Do vậy không nên san lấp, lấn chiếm hay xả rác xuống sông ngòi – kênh rạch.

Trong quy hoạch xây dựng dải công viên cây xanh dọc theo 2 bờ sông ở TP HCM cần nắm vững các nguyên tắc sau đây:

Tiên nghi: đảm bảo an toàn, hấp dẫn, thuận tiện và dễ dàng tiếp cận

Tính nhất quán: áp dụng các nguyên tắc thiết kế xuyên suốt, không xây dựng chắp vá, không tùy tiện .

Tính đặc sắc: tạo được bản sắc cho đô thị và dễ cảm nhận được

Trên thực tế thành phố HCM đã có công viên dải dài theo bến Bặch Đằng ở trung tâm Q1 (hiện nay đang có thiết kế chỉnh trang), và trong bản thiết kế khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm cũng có công viên dải dọc bờ Đông sông Sài gòn kết họp với thảm thực vật của vùng đất ướt ven sông Sài gòn đối diện với công viên dải Bặch Đằng Q1. Thiết nghĩ khi thiết kế dải công viên cây xanh dọc các sông ở TP HCM cũng cần tiếp nối ý tưởng thiết kế các dải công viên nêu trên.

Có thể nói,  trước đây do chưa có quy hoặch dải công viên cây xanh dọc theo 2 bờ sông ở TP HCM nên nhiều khu vực ven sông đã được giao cho các dự án xây dựng villa hoặc cao ốc , cho nên để thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ cần có  thương thảo với các dự án trước đây theo nguyên tắc “Kết nối giữa không gian công cộng với không gian nửa công cộng, không gian nửa riêng tư và không gian riêng tư” sao cho đảm bảo các yêu cầu đối với  không gian công cộng như đã nêu trên. Trường hợp bất khả kháng cũng có thể chấp nhận dải công viên cây xanh dọc bờ sông ở TPHCM gián đoạn ở một vài điểm, cốt sao cho đạt được mục tiêu là có giải công viên cây xanh, sinh thái dọc 2 bờ các sông Sài gòn, Đồng Nai và Nhà Bè tạo thành đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể nói TPHCM là đô thị sông nước nên sự kết hợp giữa cây xanh và mặt nước để tạo nên “dòng sông cảnh quan sinh thái – xanh” bên trong thành phố sẽ là cơ sở để nối dài hơn các phố ven sông và càng làm đậm nét hơn bản sắc văn hóa đô thị sông nước.Trên cơ sở đó sẽ tập trung nghiên cứu khai thác dải đất dọc sông Sài Gòn.

Các kênh rạch hiện hữu với cây xanh trên 2 bờ kênh sẽ được gắn kết vào trong hệ thống cây xanh  trên 2 bờ sông và  không gian xanh  của các dự án phát triển và vành đai sinh thái nhằm tạo môi trường thiên nhiên phong phú cho người dân sống ở đó.

Mạng lưới cây xanh dọc theo sông rặch: TP HCM đã có quy định các khoảng lùi từ bờ sông rặch tùy theo chiều rộng của sông rặch nhằm tạo mảng xanh và không gian trống, kết hợp cây xanh với mặt nước. Có thể nhận định dọc theo các sông lớn và kênh rặch chảy giữa lòng thành phố như sông Sài Gòn có thể phát triển những không gian xanh lớn hơn nhiều.  Hơn nữa những mạng lưới cây xanh này sẽ được bổ sung liên tục bằng những không gian xanh được xây dựng trong phạm vi khu phát triển đô thị mới có quy mô lớn kể cả khu đô thị mới Thủ Thiêm, hướng đến Thành phố sông nước – xanh.

Để hài hòa với cây xanh và mặt nước , kiến trúc nhà phố ven sông phải là kiến trúc xanh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần lưu ý là KT bản địa Việt Nam vốn từ xưa đã “rất xanh” vì từ ngày xưa ở khu vực này con người buộc mình phải thích ứng với môi trường tự nhiên. Nhờ thế mà công trình có thể tự tồn tại mà không cần tiêu tốn qúa nhiều tài nguyên, không tạo áp lực cho môi trường sống xung quanh.  Xây dựng và kiến trúc nhà phố ven sông cũng không phải là ngoại lệ.

Một đô thị có nhiều sông ngòi, kinh rạch phải được nhìn nhận bằng mối quan hệ cộng sinh, không thể tách rời: đất- nước- con người. Vì vậy, việc tạo cảnh quan đô thị tiên quyết phải đảm bảo giữ gìn hệ thống sinh thái sông ngòi, kinh rạch, hài hòa với thiên nhiên.

Có thể nói đặc trưng “tiền sông- hậu lộ” với kiến trúc nhà phố ven  sông- xanh   thể hiện sự  hòa quyện con người với thiên nhiên, với văn minh sông nước (riverine civilization)  có chức năng trung tâm của các thủy lộ ( sông rặch, kênh đào, biển duyên hải) trong đời sống hàng ngày, trong kinh tế và cả trong tín ngưỡng của bình dân … , ngoài ra còn tận dụng khai thác tối ưu mặt nước để phục vụ sản xuất và đời sống  và cả với văn hóa thương hồ.

Trung tâm mới Thủ Thiêm là đô thị sông nước- xanh kiểu mẫu

Để trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của cả nước và khu vực Đông Nam Á, năm 2004, thành phố đã quyết định mở rộng khu đô thị trung tâm hiện hữu sang Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, một cực phát triển chính đối trọng với trung tâm hiện hữu, để khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm kết nối với Sài Gòn – Chợ Lớn thành trung tâm thương mại dịch vụ (Central Business District – CBD).

Bán đảo Thủ Thiêm rộng 657ha tọa lạc dọc theo bờ Đông sông Sài Gòn đối diện với khu trung tâm lịch sử Sài Gòn, được Sasaki Association (Mỹ) quy hoặch bao gồm 5 khu chức năng: khu lõi trung tâm, khu đa chức năng đại lộ Đông – Tây, khu dân cư phía bắc, khu dân cư phía Đông, khu vực đất trũng ngập nước phía Nam. Tại đây cùng với các phố  hiện đại ven bờ Đông sông  Sài gòn , thì  trục không gian đô thị đã liên kết với các khu chức năng đô thị  như:  không gian quảng trường gắn liền với công viên bờ sông  , hồ nước rộng lại ở khu trung tâm có chức năng tích hợp như một địa điểm vui chơi giải trí, tạo nên không gian mở  gắn liền với cảnh quan sông nước, tạo nên không gian đa dạng, gắn liền với cảnh quan sông nước như  công viên bờ sông, kênh rặch, bến thuyền, lâm viên sinh thái của khu ngập nước phía Nam v.v.. tạo thành cảnh quan đa dạng , kết hợp hài hòa giữa các khu xây dựng  và môi trường thiên nhiên khẳng định tính chất độc đáo, mang tính kiểu mẫu cùa đô thị sông nước- xanh . Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm với cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp công viên cây xanh với mặt nước với phố ven sông hiện đại phía bờ Đông sông Sàì Gòn và vùng đất ngập nước ở phía Nam , mặt khác vẫn giữ lại các kênh rặch hiện có và tạo lập hồ nước rộng ở trung tâm. Trung tâm mới Thủ Thiên sẽ trở thành khu đô thị sông nước – xanh hiện đại kiểu mẫu.

Quy hoặch  tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phố ven sông  bờ Tây sông Sài Gòn  kết nối với các phố ven sông bờ Đông sông Sài Gòn thông qua 5 cầu và một  đường  hẩm. Phố đi bộ Nguyễn Huệ , qua công viên bờ sông Bặch Đằng –  cầu đi bộ – công viên bờ sông Thủ Thiêm  (công trình công cộng trải dọc bờ sông Sài Gòn tại khu lõi trung tâm với quy mô 9,05 ha, dài 2km  từ trung tâm triển lãm quốc tế phìa Bắc diến khu thể thao và giải trí phía Nam) đến quảng trường thành phố ở Thủ Thiêm được quy hoạch thành công gian công cộng lớn nhất tại Việt Nam, là điểm nhất của cả khu đô  thị mới Thủ Thiêm  với chiều dài 700m và rộng từ 80-200m sức chứa 500.000 người và hồ nước rộng  ở Trung tâm Thủ Thiêm là điểm vui chơi giải trí mới ,  như một “mối nối sinh động”  giữa trung tâm đô thị cũ và trung tâm đô thị mới vượt sông  đã tạo nên “ vị trí vượt trội  của  trung tâm  mới  Sài Gòn – TPHCM” so với các trung tâm vượt sông  khác trên thế giới .

Kỷ niệm 320 năm Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TPHCM (1698-2018), Sài Gòn -TPHCM với khát vọng vươn cao, hướng tới Thành phố sông nước – xanh, PTBV bao trùm; có chất lượng sống tốt và sự sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0, thành phố thông minh, cạnh tranh kinh tế trí thức, kinh tế số, công bằng xã hội  thành phố vì dân, giữ gìn bản sắc đô thị và thành phố quốc tế .

Nguyễn Đăng Sơn

Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu đô thị & phát triển hạ tầng

© tạp chí kiến trúc

–––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

  1. Reflection on the notion of the “riverine civilization” and the history of the Mekong delta seen through some aspects of the settlement of the village of Soc Son (1920-1945) _ Pascal Bordeaux, Wokshop on “Water in Main land Shouthiest Asia”, organized  by Center  for Khemer  Studie ( Phnom Penh) and International Institute for Asian Studies ( Siem Riep) , 3011/-2/12/2005, Ngô Minh (dịch) 12/2/2009.
  2. Cảnh quan sông rặch là một đặc trưng của đô thị TPHCM _ Nguyễn Đăng Sơn, TC Kiến trúc Việt nam số 2/2006
  3. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoặch xây dựng TPHCM đến năm 2015, Viện VQH XD TPHCM & Nikken Sei Kei, tháng 4/2007
  4. Kết hợp cây xanh với mặt nước_Nguyễn Đăng Sơn, TC Người Đô Thị tháng 12/2011
  5. Từ sông đến quảng trường sông nước_ Nguyễn Khởi ,TC Kiến trúc và Đời sống, tháng 1/2014
  6. Họat động thương hồ của người Việt Nam Bộ- Ngô Văn Lệ, TC ĐH Thủ Dầu Một, số 3(22) 2015
  7. Kiến trúc Việt Nam thiếu bản sắc_ Đỗ Quang và Tuấn Hoàng  ( thực hiện) , Báo SGGP
  8. Thiết kế đô thị và cảnh quan TPHCM_ Nguyễn Đăng Sơn, TC QH XD số 77+78/2016
  9. Văn minh sông nước và đô thị sông nước_ Nguyễn Khởi , TCKH ĐH Văn Lang , tháng 5/2017
  10. Phố Việt những mảnh ghép_Nguyễn Hồng Thục, TC NĐT số 2+3/2018