“We are how we eat” – Dự án đạt giải Nhì cuộc thi Urban Meal Mine, London

Chủ đề năm nay của cuộc thi Urban Meal Mine, London là “New Covent Wholesale Market, London” (tạm dịch: “Chợ đầu mối kiểu mới ở London”). Trong rất nhiều bài dự thi được gửi về, BTC đã chọn lựa và tuyên bố những bài đạt giải vào ngày 10/1/2019 vừa qua. Và một trong ba bài dự thi giành vị trí cao nhất của cuộc thi đã thuộc về một đại diện đến từ Việt Nam, với dự án mang tên “We are how we eat!”

Về Urban Meal Mine, London

  • Cuộc thi được mở ra nhằm mục đích tìm kiếm những dự án thiết kế có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nông nghiệp đô thị ở thành phố Thủ đô của nước Anh – London. Bên cạnh đó những dự án thiết kế còn phải đảm bảo được mục đích giáo dục cho cộng đồng (ở đây cụ thể là thị dân London) về cách nhận thức, tiếp nhận và tiêu thụ thực phẩm.
  • Cuộc thi dành cho cả sinh viên Kiến trúc và các KTS trên toàn Thế giới.
  • Với địa điểm được chọn là “Chợ đầu mối kiểu mới ở London”, tọa lạc tại quận Nine Elms, London – đối diện với nhà máy điện Battersea lịch sử. Địa điểm này nằm gần sông Thames và là một phần trong kế hoạch tái sinh của Nine Elms. Có hai trạm tàu hoàn toàn mới được đề xuất để cố gắng trẻ hóa các liên kết giao thông đến quận Nine Elms.
  • Link dự án đạt giải: ⦁ unfuse.uni.xyz/urbanmealmine.html

Thông tin về giải Nhì “We are how we eat !”

  • Chủ đề: New Covent Wholesale Market, London.
  • Tên dự án: We are how we eat.
  • GVHD: Pham Trung Hieu.
  • SVTH: Dinh Cong Dat, Tran Hung, Phung Cao Minh.

Ý tưởng

Ngày nay, có rất nhiều thành phố đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng dồn dập liên quan đến thực phẩm, bao gồm cả vấn đề an toàn thức phẩm và sự lãng phí lương thực. Và hầu hết nguyên nhân đều đến từ sự tách biệt giữa hộ sản xuất và hộ tiêu dùng thực phẩm. Thêm vào đó là vấn đề biến đổi khí hậu do hoạt động canh tác, xả rác hữu cơ đang ngày càng lên đến mức báo động. Và đến nay vẫn chưa có bất kì giải pháp nào được đưa ra để có thể giải quyết triệt để những vấn đề trên.

Thuật ngữ “We are how we eat” là để ám chỉ tầm quan trọng của việc ăn thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe và có cơ thể cân đối; nhưng nó lại không đề cập tới thái độ của chúng ta đối với thực phẩm. Nhóm chúng tôi tin rằng nếu người dân ở vùng thành thị được biết về thực phẩm và cả quá trình mà chúng được sản xuất thì sẽ giúp họ nhận thức được giá trị của thực phẩm mà họ tiêu thụ – chứ không phải chỉ biết rằng đó đơn giản chỉ là sản phẩm từ nhà máy. Chúng tôi càng hi vọng hơn đó sẽ là điểm khởi đầu tuyệt vời cho những hành động tốt đẹp hơn trong tương lai gần – những hành động có nhiều ý nghĩa hơn.

Ý tưởng ở đây có hướng tập trung chính là giáo dục cho cộng đồng nhưng theo cách không chính thống. Chính cộng đồng sẽ biến địa điểm trở nên sinh động hơn và “mở” hơn với Thế giới. Và thông qua quá trình học tập bằng việc quan sát tận mắt, mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị. Hi vọng theo đó thì nông nghiệp đô thị sẽ trở thành xu hướng mới lan rộng khắp thành phố London.

“We are how we eat!”

Chúng tôi tin rằng có một rào cản vô hình giữa chuỗi sản xuất thực phẩm với các thành phố – nơi có những khách hàng thật sự kém may mắn. Và nhóm chúng tôi đã cố gắng dùng sức mạnh của tri thức mà mình có được để phá vỡ rào cản vô hình ấy.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của khu “Chợ đầu mối kiểu mới” này là nó như một kiểu giáo dục không chính thống. Đây là một địa điểm khá độc đáo – nơi mọi người có thể tận mắt thấy quy trình sản xuất của thực phẩm cung cấp cho thành phố này. Thông qua quá trình học tập bằng việc được tận mắt quan sát, mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị và sẽ đưa nông nghiệp đô thị trở thành một “trend” lan tỏa rộng khắp London.

Đề xuất thiết kế

Đề xuất này rất khác với những kiểu chợ thông thường khác. Chợ đầu mối kiểu mới này sẽ gồm 3 khu vực chính:

  • Khu sản xuất: Đây vừa kho cho dân bán buôn, vừa là nơi sản xuất tại chỗ cung ứng theo cách rất riêng nguồn thực phẩm cho London. Đây là một khu vực vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn cung cấp thực phẩm cho tất cả công dân của thành phố.
  • Khu công cộng và dịch vụ: Khu vực này bao gồm nhiều dịch vụ tiện ích công cộng nhằm thu hút khách tới sử dụng. Tất cả những gì tiện ích công cộng bổ sung thêm đều được chọn để giúp mọi người hiểu về những thực phẩm họ tiêu thụ mỗi ngày và nguồn gốc của những thực phẩm ấy là từ đâu.
  • Khu giáo dục: Khu giáo dục hoạt động với vai trò như một “chất tăng cường”, giúp mọi người hiểu một cách rõ ràng về quy trình sản xuất của thực phẩm. Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết hai khu vực khác, đồng thời cũng lấp đầy khoảng trống (hay chính xác hơn là xóa bỏ thứ rào cản vô hình) giữa hộ sản xuất và hộ tiêu dùng thực phẩm.

Sơ đồ

Các giai đoạn

Dự án này nhằm mục đích tạo ra một thị trường buôn bán cởi mở hơn và thu hút mọi người hướng tới lối sống “bền vững” hơn.  Theo bối cảnh thực tế và hiện trạng của tòa nhà (đang bị phá hủy dần), nhóm chúng tôi đã xác định các khu vực công cộng quan trọng rồi thiết kế để kết nối chúng với một chuỗi các không gian của cộng đồng. Thay vì chỉ ở trong một khu vực hạn chế, toàn bộ địa điểm đều “mở” với tất cả mọi người. Chúng tôi đã chia địa điểm này thành nhiều khu vực nhỏ để đảm bảo yếu tố “human scale” (tập hợp các yếu tố liên quan đến quy mô công trình nhằm tạo cho con người cảm giác dễ chịu).

BD | Le Trinh