Giải thưởng Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA International Prize 2016) công bố người chiến thắng

a1201_tckt_16

Công trình Trường đại học Kĩ sư và Công nghệ – Universidad de Ingeniería y Tecnología (UTEC) tại Lima, Peru do văn phòng Kiến trúc Grafton Architects thiết kế vừa được vinh danh tại giải thưởng RIBA Internaltional Prize năm nay. Giải thưởng hướng tới một tiêu chuẩn toàn cầu mới cho những thành tựu kiến trúc và được thẩm định bởi chủ trì hội đồng là Kiến trúc sư danh tiếng Richard Rogers.

Universidad de Ingeniería y Tecnología (UTEC), Lima, Peru
Universidad de Ingeniería y Tecnología (UTEC), Lima, Peru

UTEC là một công trình mới đầy cảm hứng được xây dựng tại quận Barranco, thành phố Lima – Một điểm nhấn tuyệt vời cho thành phố này. Văn phòng kiến trúc Grafton Architects kết hợp với một văn phòng địa phương Shell Arquitctos đã xây dựng cơ sở giảng dạy mới cho Đại học chuyên ngành kĩ sư Lima. Công trình mang lại cho những người trẻ Peru cơ hội tiếp cận chứng chỉ kĩ sư, cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy sự vận động của xã hội.

Phát biểu về công trình, hội đồng giải thưởng RIBA cho rằng:

“UTEC là một ví dụ tuyệt vời cho kiến trúc dân dụng – Một công trình được thiết kế bằng cả trái tim. Grafton Architects đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho những công trình trường học, một “trường học cao tầng” độc đáo bởi những kết cấu phù hợp với khí hậu ôn đới và đại diện cho địa hình, di sản Peru.

Nằm tại nơi giáp ranh của hai quận dân cư ở Lima, UTEC nằm chơi vơi trên sườn núi. Nhìn từ lưng chừng núi, công trình nổi bật lên như một tuyên bố về sự cộng sinh giữa kiến trúc và kỹ thuật; như một mảnh địa chất đặt trên địa điểm xây dựng, phản ánh những đường cong hữu cơ của cảnh quan – Một khu vực đầy những ruộng bậc thang, hang động – Một Machu Picchu của thời nay.

a1201_tckt_01

UTEC được thiết kế nhằm thúc đẩy sinh viên tương tác một cách độc đáo với ngôi trường. Hệ kết cấu theo chiều dọc tạo nên những luồng giao thông mở, những không gian tụ họp tại chính những chi tiết kế cấu này; những phòng học, phòng nghiên cứu, văn phòng hoàn toàn riêng biệt, được xen cài với ý đồ phô diễn hệ kết cấu bê tông. Hệ khung bê tông cũng hoạt động như một hệ che nắng, một nơi giàu trải nghiệm về không gian và một điểm quan sát toàn cảnh thành phố. Toàn bộ hoạt động của công trình như được rộng mở với người dân Lima.”

a1201_tckt_03 a1201_tckt_04

a1201_tckt_15

Ngoài công trình UTEC, còn có 5 công trình khác lọt vào vòng tuyển chọn của RIBA Internaltional Awards năm nay. Chào đón tất cả những kiến trúc sư tài giỏi trên thế giới, giải thưởng tôn vinh công trình giàu ý nghĩa và truyền cảm hứng nhất. Tiêu chí lựa chọn của hội đồng bao gồm “tầm nhìn và tư duy đổi mới được áp dụng xuất sắc, đóng góp cho công trình cũng như người sử dụng.”

Hội đồng giải thưởng có sự tham gia của KTS Richard Rogers, Billie Tsien, Knulé Adeyemi, Philip Gumuchdjian và Marilyn Jordan Taylor.

Chủ tịch Viện kiến trúc Hoàng gia Anh Jane Duncan chia sẻ: “Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với những thiết kế nhằm đáp ứng, hoà nhập với địa hình và nội dung của công trình – Từ những đô thị đông đúc cho tới những thị trấn nhỏ gần Bắc Cực. Mỗi dự án đều đưa ra những hướng tiếp cận với sự khéo léo, chi tiết và hoàn thiện cùng sự nhạy cảm từ nhu cầu của người sử dụng“.

Sau đây là 5 công trình còn lại lọt vào vòng tuyển chọn của RIBA International Awards:

1. Trung tâm nghệ thuật đương đại Arquipelago, đảo Ribeira lớn, Azores – Menos é Mais Architectos Associados và João Mendes Ribeiro Arquitecto

a1201_tckt_05 a1201_tckt_06

Trung tâm nghệ thuật đương đại Arquipeolago nằm tại Azores, một quần thể gồm 9 hòn đảo nhỏ nằm giữa Đại Tây Dương. Cải tạo từ một nhà máy chưng cất khoai lang, công trình bao gồm cải tạo, phục dựng và xây mới nhằm tái hiện lịch sử của nhà máy và đặc biệt màu đen Basalt ngoại thất được sử dụng để nhấn mạnh tính chất công nghiệp của địa điểm. Hoàn thành sau 3 năm, dự án đã cải tạo một tổ hợp những đường hầm và phòng chứa thành nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại – Nhấn mạnh tính đối lập giữa bối cảnh lịch sử của công trình với các tác phẩm hiện đại được trưng bày.

2.  Trung tâm Heydar Aliyev, Azerbaijan – Zaha Hadid Architects

a1201_tckt_07

Được thiết kế nhằm ca ngợi nền độc lập và tôn vinh vị Tổng thống đầu tiên của Azerbaijan: Heydar Aliyev, công trình đã được khánh thành trong năm 2013, trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, âm nhạc và trình diễn. Những sự kiện văn hoá-nghệ thuật được diễn ra trong một không gian vòm được tạo hình từ những cơn sóng biển. Công trình biểu tượng cho sự phá bỏ những quan điểm truyền thống trong kiến trúc cảnh quan thời kì hậu Xô Viết tại Baku. Mỗi ngày, trung tâm Heydar Aliyev – một không gian cộng đồng và một hạt nhân văn hoá của thành phố chào đón hơn 1000 lượt khách mỗi ngày.

a1201_tckt_08Công trình là một chỉnh thể thống nhất và xuyên suốt giữa công trình và các yếu tố cảnh quan. Công trình nổi bật không chỉ bởi tỉ lệ và thiết kế độc đáo mà còn bởi những tấm ốp lát màu trắng – đối lập với truyền thống kiến trúc và thẩm mĩ của thành phố. Trái tim của công trình là một khán phòng được cấu thành từ những thanh gỗ sồi uốn lượn tạo cảm giác ấm cúng và ấn tượng về cả tầm nhìn và kĩ nghệ chế tác đồ mộc.

 

 

3. Bảo tàng Jumex, Mexico City – David Chipperfiled Architects và Văn phòng kiến trúc quy hoạch Taller Abierto

a1201_tckt_09 a1201_tckt_10

Là một kết cấu nhằm tôn vinh những di sản công nghiệp tại thành phố Mexico City, công trình của David Chipperfield Architects, bảo tàng Jumex là nơi trưng bày bộ sưu tập tư nhân lớn nhất thế giới về nghệ thuật đương đại châu Mỹ Latin. Nằm tại trung tâm một đô thị với mật độ dân số lớn, bảo tàng mang lại một không gian trầm mặc, giúp khách tham quan thoát khỏi sự hối hả của thành phố.

Không gian công cộng rộng lớn được chia thành ba tầng lớn, trước tiên là một không gian trưng bày bằng kính cho bộ sưu tập Piano Nobile, một không gian linh hoạt được nhấn mạnh bởi một cửa sổ lớn tràn ngập ánh sáng. Tầng trên cùng của bảo tàng được thiết kế để trưng bày bộ sưu tập của bảo tàng dưới ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ xuyên qua lớp mái nguyên bản của nhà máy ban đầu. Chất lượng ánh sáng có được là nhờ thiết kế của KTS Chipperfiled trong việc định hình không gian, cũng như sự lựa chọn vật liệu và các chi tiết một cách tinh tế giúp công chúng hoàn toàn thoát khỏi sự hối hả thường ngày. Sự kết hợp linh hoạt giữa vật liệu gỗ và đá vôi cùng góp phần và vẻ ngoài nổi bật của công trình.

4. Vòng tròn tưởng niệm, Đài tưởng niệm Thế chiến thứ I tại nhà thờ Đức Bà vùng Lorette, Ablain-Saint-Nazaire, Pháp – Văn phòng kiến trúc Phillippe Prost

a1201_tckt_14a1201_tckt_13

Vòng tròn tưởng niệm tại nhà thờ Đức Bà vùng Lorette gần Arras nhằm ghi nhớ hàng ngàn người dân đã chết tại đây trong Thế chiến thứ I. Sự hợp nhất của những người trước đây là kẻ thù là ý tưởng xuyên suốt làm nên thiết kế của Philippe Prost – công trình lưu danh 600.000 tên họ của người đã khuất không phân biệt quốc tịch, tín ngưỡng hay địa vị xã hội. Nằm trên ngọn đồi Lorette, công trình có tầm nhìn rộng xuống những chiến trường lịch sử vùng bình nguyên Artois, hiện diện một cách mềm mại và nhẹ nhàng trong cảnh quan, liền mạch nhưng mỏng manh, gợi nhắc sự mong manh của hoà bình.

 

 

 

 

5. Khán phòng Stormen, rạp hát và thư viện cộng đồng tại Bodo, Na-Uy – DRDH Architects

a1201_tckt_11Khán phòng và thư viện Stormen đã tạo ra một điểm nhấn cho cộng đồng dân cư tại một thị trấn nhỏ bằng hai công trình dân dụng mới tại Bodo, một địa điểm nằm trong phạm vi 100km của vòng Cực Bắc. Nhiệm vụ tiên quyết dành cho DRDH architects là gắn kết công trình với bối cảnh đô thị có sẵn, một sự kết nối giữa trung tâm thị trấn với khu bến cảng với trải nghiệm tuyệt vời của hiện tượng cực quang tại đây. Công trình nổi bật bởi nỗ lực của KTS trong việc dẫn dắt các chi tiết, vật liệu và cảm nhận của người sử dụng. Công trình có tới 3 không gian trình diễn âm nhạc và nó được so sánh với khán phòng Carnegie ở New York như là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để trình diễn nhạc giao hưởng.

 

 

  Đức Thành (Biên dịch từ Archdaily)
© Tạp chí Kiến trúc