Giữ gìn giá trị buôn làng truyền thống trong đô thị ở Tây Nguyên (từ góc nhìn mô hình Làng văn hoá – du lịch Plei Ôp, thành phố Pleiku, Gia Lai)

Buôn làng truyền thống trong đô thị ở Tây Nguyên

Phần lớn các buôn làng truyền thống trong khu vực đô thị ở Tây Nguyên đều được định cư, xây dựng từ trước thời Pháp thuộc. Khi Pháp đến Tây Nguyên thường chọn những vùng đất màu mỡ và có nhiều buôn làng ở tập trung để xây dựng thị trấn, thị xã. Một số buôn làng được Pháp và Mỹ Ngụy dồn từ vùng ven về khu vực đô thị để định cư, có sự quan tâm đầu tư nhất định của chính quyền nhằm phục vụ mục đích chiến tranh, được quy hoạch xây dựng theo kiểu truyền thống của từng dân tộc, tạo cảnh quan đô thị rất hài hoà với điều kiện tự nhiên của đô thị. Chính quyền đã có sự đầu tư kinh phí nhất định cho việc quy hoạch xây dựng bảo tồn buôn làng truyền thống trong các khâu: Quy hoạch, san ủi mặt bằng, làm đường làng, hỗ trợ dân làm nhà ở, làm nhà rông… Những buôn làng được xây dựng sau khi người Pháp đến Tây Nguyên gắn với quá trình hình thành đô thị nên có những giá trị nhất định trong các đô thị hiện nay ở Tây Nguyên.

A1128-tckt-002 (2)
Văn hóa cồng chiêng

A1128-tckt-001Trong các đô thị từ loại IV – I ở Tây Nguyên, tổng số buôn làng truyền thống hiện chỉ còn 142 buôn làng, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã như: Kon Tum (61 buôn làng), Pleiku (39), Buôn Ma Thuột (33), AyunPa (5), An Khê (4). Các buôn làng trong đô thị ở Tây Nguyên thường có quy mô tương đối lớn hơn so với các buôn làng ở vùng sâu, vùng xa. Các buôn làng này đều có chung một đặc điểm là hình thành lâu đời (trước khi hoặc cùng với lịch sử hình thành đô thị đó). Chính những buôn làng này đã góp phần làm nên sắc thái đô thị miền núi cho các thành phố, thị xã ở Tây Nguyên.

Các giá trị của hệ thống buôn làng truyền thống trong đô thị ở vùng Tây Nguyên cần được bảo tồn phát triển, đó là:

– Di sản văn hoá vật thể:

  • Hình thái quy hoạch xây dựng truyền thống
  • Địa hình, cảnh quan, môi trường thiên nhiên
  • Các công trình kiến trúc: Nhà rông, nhà dài, nhà ở, kho thóc, cổng làng, nhà mồ và tượng mồ…
  • Các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng: Khu nhà rông, sân lễ hội, khu nhà mồ, Thần Lúa, Thần Nước, Thần Cây, Thần Đá…vật tế lễ thần linh (trâu, gà, heo…), các loại ché, ghè, gùi, cung tên, dao rựa; các loại nhạc cụ (đàn đá, đàn tơ rưng, đàn goong, cồng, chiêng, trống…)

– Di sản văn hoá phi vật thể:A1128-tckt-0023

  • Phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp cần phát huy;
  • Không gian văn hoá cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng;
  • Sử thi Tây Nguyên – văn hoá sử thi: Khan (tiếng Ê Đê, Ot ndrong-tiếng Mnông, Hơn – tiếng JRai, Homon-tiếng Bahnar…); Trường ca (Đam San…), các loại hình văn hóa dân gian như: Văn học, dân ca, dân nhạc, lễ hội và các phong tục tập quán có nội dung và hình thức phù hợp.
  • Bản sắc văn hóa ẩm thực;
  • Đồ dùng gia đình, công cụ sản xuất và những nghề truyền thống có giá trị;
  • Sự tồn tại một cách tất yếu giữa lòng các đô thị ở Tây Nguyên từ khi hình thành và trong suốt quá trình phát triển của đô thị. Nó như cái hồn và làm nên nét đặc thù của đô thị miền núi, cao nguyên. Buôn làng là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu quy hoạch đô thị ở Tây Nguyên.

A1128-tckt-004Theo kết quả đánh giá xếp hạng của tác giả, hiện nay trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn 70 buôn làng có tiềm năng di sản cần được bảo tồn và phát huy. Tác giả đề xuất 03 mô hình bảo tồn buôn làng truyền thống gắn với cơ cấu quy hoạch xây dựng của đô thị. Đây là những mô hình có tính chất đề xuất cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống trong các đô thị ở Tây Nguyên:

Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan làng Plei ôp
Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan làng Plei ôp

1. Đối với những buôn làng có nhiều giá trị, mô hình đề xuất là bảo tồn – tôn tạo buôn làng truyền thống nh­ư là một bảo tàng sống giữa không gian đô thị:

Sẽ tiến hành các giải pháp bảo tồn – tôn tạo, trùng tu các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; bổ sung các loại hình kiến trúc còn thiếu theo đúng truyền thống của dân tộc đó; tổ chức khôi phục nguyên bản các loại hình nghệ thuật dân gian, xây dựng một số buôn làng truyền thống điển hình nhất thành bảo tàng sống với đầy đủ các yếu tố của văn hoá gốc giữa không gian đô thị. Hiện còn 11 buôn làng truyền thống có nhiều giá trị ở 3 đô thị của Tây Nguyên. Kết quả đánh giá xếp hạng 11 buôn làng truyền thống này đã được sự đồng tình nhất trí cao của chính quyền các đô thị. Đây sẽ là những bảo tàng di sản, là một hình mẫu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Trong số những buôn làng này, chúng ta sẽ lựa chọn cho mỗi đô thị ít nhất một buôn làng có giá trị nhất để thực thi. Ví dụ như buôn làng Plei Ôp của thành phố Pleiku, làng Kon Rơ Bàng 1 của thị xã Kon Tum…

2. Đối với các di sản – buôn làng truyền thống t­ương đối có giá trị, hiện còn là 59 buôn làng đề xuất mô hình bảo tồn – thích ứng, giữ gìn không gian quy hoạch kiến trúc truyền thống, phát triển buôn làng theo hư­ớng giữ bản sắc địa phương.

– Nội dung bảo tồn: Theo h­ướng bảo tồn cấu trúc, hình thái quy hoạch và các công trình kiến trúc chủ yếu của buôn làng truyền thống.

Nội dung thích ứng: Theo hướng chuyển đổi một số chức năng, cải tạo và mở rộng buôn làng cũng như­ các không gian công cộng, tăng mật độ xây dựng khu ở để đáp ứng nhu cầu phát triển dân số, xây dựng thêm công trình phục vụ mục đích sử dụng mới.

Việc thực hiện mô hình bảo tồn thích ứng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của đô thị, hệ thống hạ tầng đ­ược đấu nối đồng bộ với hạ tầng của đô thị. Có thể kết hợp phát triển buôn làng loại này gắn với loại hình làng sinh thái, làng nghề truyền thống, làng văn hoá du lịch. Bản thân buôn làng chính là một khu vực đặc thù, có sự gắn kết nhất định với các không gian khác của đô thị.

3. Đối với những buôn làng ít có giá trị hơn, (hiện có 72 buôn làng) đề xuất mô hình xây dựng và phát triển thành khu ở đặc thù của đô thị, có đầy đủ chức năng của một đơn vị ở, quy mô t­ương đư­ơng với quy mô tổ dân phố hiện nay (bình quân ở Tây Nguyên tổ dân phố có từ 100-150 hộ). Cơ bản vẫn giữ theo hình thái của quy hoạch truyền thống, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất đ­ược tăng cao hơn, phát triển buôn làng theo hình thức nhà v­ườn và nhà liền kề; nghiên cứu cải tiến nhà sàn truyền thống về hình thức kiến trúc cũng như­ tổ chức dây chuyền sử dụng, có thể sử dụng vật liệu xây dựng và trang thiết bị hiện đại.

Mô hình Làng Văn hoá – Du lịch Plei Ôp, thành phố Pleiku

A1128-tckt-005
Cảnh quan làng Plei Ôp

1. Đánh giá hiện trạng và giá trị của làng Plei Ôp

Plei Ôp là một làng điển hình nhất của buôn làng Tây Nguyên truyền thống, được đánh giá thuộc diện đặc biệt có giá trị để bảo tồn. Làng Plei Ôp thuộc địa bàn ph­ường Hoa Lư­, cách trung tâm thành phố Pleiku 2km.
Tuy nằm ngay khu vực trung tâm của thành phố Pleiku như­ng địa hình đã tạo cho buôn làng Plei Ôp một địa thế khá biệt lập, chính vì vậy mà cả buôn làng gần như­ còn nguyên vẹn, chư­a có một hộ dân nào ở đây bán đất, làng cơ bản còn giữ được nguyên vẹn, chư­a bị lai tạp cũng như­ chư­a có bất cứ người Kinh nào đến ở trong làng. Tổng số hộ dân trong Làng là 80 hộ, với 402 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Jrai. Làng Plei Ôp có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và còn nguyên sơ.

Uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku đã có chủ trương quy hoạch và xây dựng phát triển làng Plei Ôp thành Làng Văn hoá – Du lịch của Thành phố. Việc đầu tư­ xây dựng buôn làng này theo hư­ớng vừa bảo tồn phát triển vừa phục vụ du lịch cho địa phương là rất thích hợp, có thể làm hình mẫu để nhân rộng ra các địa phư­ơng khác.

2. Giải pháp về quy hoạch, bảo tồn – tôn tạo kiến trúc, cảnh quan

– Làng Plei Ôp diện tích rộng, ng­ười thư­a nên hình thái quy hoạch của buôn làng vẫn còn nguyên sơ như­ từ khi mới hình thành (từ đầu thế kỷ 20). Giải pháp quy hoạch là bổ sung hoàn chỉnh mạng đư­ờng hiện có ở phía Bắc, mở nối một tuyến với khu phía Nam làng. Cần mở rộng thêm trục chính vào làng và quy hoạch thêm tuyến đ­ường bao quanh, nối các khu ở với khu trung tâm Làng, khu vực nhà mồ và khu thể dục thể thao.

– Khu trung tâm Làng: Giữ nguyên theo hiện trạng với diện tích 5.135m2, bổ sung thêm nền sân lễ hội trư­ớc nhà rông và trồng các loại cây xanh, ­ưu tiên ở buôn làng này là cây thông 3 lá, loại thông phổ biến của thành phố Pleiku. Tạo một số đường lát bằng đá thiên nhiên. Khu vực phía đối diện khu trung tâm bố trí khu dịch vụ du lịch diện tích 1.448m2 (bao gồm: Nhà sàn để cho khách nghỉ, nhà đón tiếp, khu vệ sinh, nhà ăn…).

– Khu nhà mồ: Giữ nguyên 23 nhà mồ hiện có và các t­ượng mồ, có thể s­ưu tầm và bổ sung thêm một số tư­ợng mồ hoặc nghệ nhân của Làng có thể đẽo tư­ợng để hình thành khu bảo tồn nhà mồ và tư­ợng mồ điển hình của dân tộc Jrai. Khuôn viên quy hoạch khu nhà mồ là 8.989m2 , bố trí hoàn thiện mặt bằng khu biểu diễn cồng chiêng cho chư­ơng trình tổ chức lễ bỏ mả phục vụ du khách.

Khu nhà mồ làng Plei Ôp
Khu nhà mồ làng Plei Ôp

– Khu thể dục thể thao: Hoàn thiện khu hiện có với diện tích 10.734m2, trồng thêm nhiều cây xanh ở khu vực này kết hợp với khu đất còn trống hiện nay để hình thành khu công viên cây xanh của buôn làng với diện tích 18.239m2.

– Khu ở: Diện tích ở hiện trạng bình quân là 3.300m2/hộ, do đó quy mô khu ở có thể phát triển gấp 3 lần với tiêu chuẩn đất ở 1.000m2/hộ. Tuy nhiên, với mô hình xây dựng phát triển làng Plei Ôp theo mục tiêu bảo tồn – tôn tạo, hình thành một Làng Văn hóa – Du lịch kiểu mẫu của thành phố Pleiku thì giải pháp đề xuất là: Giữ nguyên diện tích một số khuôn viên khu ở phía Bắc buôn làng theo hình thái quy hoạch truyền thống, phần diện tích xung quanh khu vực trung tâm buôn làng; còn các khu vực khác sẽ giữ tiêu chuẩn sử dụng đất mỗi hộ bình quân từ 1.500-2.000m2.

Già làng Puih Sir đang kể chuyện trước sân nhà rông

3. Kết quả thực hiện mô hình Làng Văn hóa – Du lịch Pleiku Ôp

– Từ năm 2008, Uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku đã triển khai xây dựng Làng Văn hóa – Du lịch Plei Ôp. Các nội dung công việc đã thực hiện như sau:

  • Thực hiện tuyên truyền vận động xây dựng làng văn hóa du lịch truyền thống cho đồng bào trong làng nhằm tạo việc làm mới, tăng thu nhập, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng việc phục vụ khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế.
  • Tổng vệ sinh toàn Làng, vận động đồng bào thực hiện tốt việc giữ vệ sinh khu vực nhà ở, đường làng, nơi công cộng được sạch sẽ gọn gàng. Từng gia đình đã tiến hành tu sửa hàng rào ngay ngắn dọc theo các tuyến đường. Các gia đình cải tạo vườn tạp trong khuôn viên nhà mình cho khang trang và có thêm thực phẩm bổ sung.
  • Thành phố đã tiến hành tu sửa nhà rông của Làng theo đúng mẫu truyền thống. Lợp lại mái bằng tranh, sửa lại sàn gỗ, cầu thang. Phía trước nhà rông xây dựng một sân lễ hội lát bằng đá granit tự nhiên, ở giữa dựng 1 cây nêu cao 12 m; trồng thêm cây xanh và dựng một số tượng điêu khắc gỗ của dân tộc Jrai. Xây dựng một nhà sàn trong khuôn viên nhà rông để làm nơi tiếp đón du khách, căng tin, bán hàng lưu niệm. Làm một khu vệ sinh nửa chìm ở phía sau để phục vụ mà không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực.
    Khu trường tiểu học làng Plei Ôp
    Khu trường tiểu học làng Plei Ôp
  • Xây dựng cổng chính vào Làng mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Tu sửa trục đường chính vào Làng, đường xuống khu nhà mồ và một số tuyến đường khác. Hai bên tuyến đường Bùi Dự vào Làng đã được trồng 350 cây thông, di thực 01 cây Kơnia và 01 cây Pơlang trồng tại sân lễ hội.
  • Đã thành lập đội văn nghệ, cồng chiêng, múa xoang, mua sắm trang thiết bị, quần áo để biểu diễn phục vụ du khách. Đến nay, đội cồng chiêng đã có 33 người, với 12 chiếc chiêng, 20 chiếc cồng, 01 chiếc trống; đội múa xoang có 12 người; tổ dệt thổ cẩm có 07 người.
  • Thành lập tổ dệt vải thổ cẩm, tổ đan lát và tổ tạc tượng nhà mồ và làm ná truyền thống để làm hàng lưu niệm tiêu thụ ra thị trường.
  • Đào tạo 2 hướng dẫn viên làm công tác hướng dẫn, giới thiệu.
  • Đầu tư xây dựng khu trường tiểu học theo hình thức nhà sàn, gồm 6 lớp học.

Đây là một hình mẫu mới khi xây dựng công trình công cộng trong Làng (theo hình thái kiến trúc nhà sàn, sử dụng vật liệu bền chắc nhưng vẫn hài hòa với không gian, cảnh quan của làng).

Tính từ năm 2008, sau khi khánh thành Làng Văn hóa – Du lịch đến nay đã có hàng ngàn lượt khách tham quan du lịch mỗi năm. Trong đó, đa số là du khách nước ngoài. Các loại dịch vụ ăn uống, lửa trại, biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, bán đồ lưu niệm…bản thân người dân Làng Plei Ôp đã tự thực hiện toàn bộ. Từ các dịch vụ này đã mang lại cho dân làng khoản thu nhập đáng kể. Điều đáng nói ở đây là khi có thu nhập từ chính ngôi làng di sản và văn hóa của dân tộc mình nhận thức của đồng bào đã thay đổi: Ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống đã được hình thành rõ rệt và kiên định hơn, lớp trẻ trong làng đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

A1128-tckt-011Kết luận

Như đã đề cập ở phần đầu, các đô thị hiện nay ở Tây Nguyên do đặc điểm hình thành và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị cũng như tốc độ đô thị hoá cao nên các nguy cơ đối với buôn làng truyền thống là rất lớn. Vì vậy, cần sớm đặt vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của các buôn làng truyền thống trong các đô thị ở Tây Nguyên. Có thể mỗi đô thị chúng ta lựa chọn ngay một buôn làng truyền thống có nhiều giá trị nhất để áp dụng mô hình bảo tồn – tôn tạo; các buôn làng khác có thể áp dụng mô hình bảo tồn thích ứng hoặc mô hình phát triển thành khu ở đặc thù trong đô thị. Sẽ rất tốt nếu mỗi đô thị, có ít nhất được 1 mô hình buôn làng được bảo tồn giá trị theo hình thức bảo tồn – tôn tạo và khai thác nó phục vụ du lịch như mô hình làng Plei Ôp ở thành phố Pleiku.

Vấn đề quan trọng nhất là phải quan tâm làm ngay (nếu chưa có điều kiện về tài chính) nhất thiết phải có quy hoạch đô thị, quy hoạch bảo tồn; các buôn làng phải được khoanh giữ nguyên trạng. Khi có điều kiện chúng ta sẽ thực hiện và như vậy sẽ thuận lợi hơn, các giá trị buôn làng truyền thống sẽ không bị lai tạp và mất đi.Trên thực tế, nếu chính quyền các đô thị ở Tây Nguyên quan tâm và quyết tâm thì việc thực hiện các mô hình bảo tồn đối với buôn làng truyền thống trong đô thị sẽ không tốn kém nhiều công sức và kinh phí như các đô thị lớn hiện nay.

Tóm lại, vấn đề bảo tồn buôn làng truyền thống trong đô thị ở Tây Nguyên cần phải được thực thi, làm sớm thì khả năng thành công cao, chúng ta sẽ giữ được các giá trị truyền thống trong đô thị, sẽ tạo lập được các đô thị có bản sắc, có đặc thù địa phương của vùng Tây Nguyên.

Xem thêm: Phát huy các giá trị cảnh quan và văn hóa địa phương trong xây dựng và phát triển Thành phố Pleiku

TS.KTS Nguyễn Hồng Hà

(Bài đăng trên Tạp chí kiến trúc số 6/2016)