Dự án xây dựng sử dụng gạch thông minh

Một dự án xây dựng có tên Living Architecture đang được triển khai nhằm phát triển loại gạch có màng sinh học có khả năng khai thác năng lượng từ mặt trời, nước thải và không khí ô nhiễm để biến chúng thành nguồn tài nguyên có thể sử dụng được.

 111250baoxaydung_image001

Những viên gạch được xếp khít với nhau tạo thành một bức tường “công nghệ sinh học” có thể được lập trình để thực hiện một số chức năng. Các nhà phát minh cho biết đây là loại vật liệu bền vững thích hợp để xây nhà và các công trình công cộng, không gian văn phòng.

Đại học Newcastle điều phối dự án trị giá 3,6 triệu USD với sự cộng tác từ các chuyên gia từ đại học West of England (UWE Bristol), Trento, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha, LIQUIFER Systems Group và EXPLORA. Bên trong mỗi viên gạch là một tế bào vi khuẩn được làm đầy bằng các vi sinh vật tổng hợp có thể lập trình được. Một loạt các vi sinh vật sẽ nằm trong các khoang được thiết kế đặc biệt để thực hiện một số chức năng bao gồm việc làm sạch nước, lọc phosphate từ không khí, phát điện và tạo ra chất tẩy rửa. Những viên gạch thông minh này có khả năng biến các tòa nhà thông thường thành những chiếc máy hiệu quả.

 111250baoxaydung_image002

Tự nhiên chính là nguồn cảm hứng cho dự án này. Theo giáo sư Rachel Armstrong, Đại học Newcastle, Anh điều phối viên của dự án, họ đang tạo ra những khoang khác nhau như trong dạ dày bò, mỗi khoang xử lý các chất thải hữu cơ khác nhau nhưng vẫn có sự liên quan đến tổng thể. Dự án này mang kiến trúc, công nghệ và kỹ thuật với gần nhau hơn, cùng tìm ra một phương án giải quyết các vấn đề toàn cầu như tính bền vững.

Theo Thu Giang/ Theo Inhabitat