Hội thảo quốc tế Italia – VietNam: Các thành phố của tương lai và sự bảo tồn

Dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, SCE Project Asia và Đại học IUAV của Venice tổ chức buổi hội thảo tại Hoàng Thành, Thăng Long, Hà nội vào 20 và 21 tháng 3 năm 2019, trong khuôn khổ Ngày thiết kế Italia lần thứ ba trên toàn thế giới với chủ đề “ Các thành phố của tương lai và bảo tồn di sản”.

Ông Michele De Lucchi (kiến trúc sư), Đại sứ thiết kế của Italia tại Việt Nam năm 2019, cùng đại diện các tổ chức, trường Đại học, doanh nghiệp quốc tế (của Việt Nam và Italia) sẽ cùng tham luận tại sự kiện này. Mục đích nhằm đóng góp cho các cuộc tranh luận giữa các công ty tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và công chúng nói chung về sự cần thiết để phát triển Hà Nội trở thành “một thành phố thông minh” cùng với những di sản kiến trúc rộng lớn, các công trình văn hóa lịch sử vô giá, trong đó có tính tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Hà Nội, cũng như rất nhiều thực trạng của các thành phố khác của Châu Á, ngày một đối mặt với những thách thức trong việc kết hợp sự phát triển của đô thị với việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển của tiến trình quốc tế hóa, chủ đề di sản văn hóa sẽ là chủ đề chính được đề cập trong bài tham luận của các đơn vị trong và ngoài nước; họ sẽ đưa ra một cách tiếp cận mới cho sự phát triển “thông minh” của thủ đô của Việt Nam, nhờ vào sự hỗ trợ nhiệt tình và hợp tác của Chủ tịch thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung.

Sự kiện tại Hà Nội là một phần của một chương trình tổng thể, liên quan tới các thành phố quan trọng nhất của Đông Nam Á. Cuộc gặp gỡ đầu tiên đã được tổ chức tại Myanmar, vào tháng 9 năm 2018 tại tòa nhà nổi tiếng của Sở Du lịch Myanmar và khách sạn Rosewood tại Yangon, nhờ vào sự hợp tác giữa Đại sứ quán Italia tại Yangon và trường đại học IUAV của Venice và nhà sáng lập của dự án “Bảo tồn Di sản” tại Châu Á, Kts. Tổng giám đốc của SCE Project Asia, Ông Luigi Campanale. “Cách tiếp cận tốt nhất bao gồm việc giữ gìn bản sắc và nguồn gốc của các công trình lịch sử thông qua việc tái sử dụng và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu hiện đại”, trích lời Ông Campanle trong buổi phỏng vấn với MITV – Kênh quốc tế của Đài truyền hình Myanmar.

Tại Việt Nam, sự kiện sẽ được mở đầu bởi tuần workshop bắt đầu từ ngày 11 tháng 3 tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Đại học Xây Dựng và Đại học Phương Đông, với các thảo luận xung quanh chủ đề bảo tồn các thiết kế của thành phố, tổ chức bởi trường Đại học IUAV Venince với sự hỗ trợ của SCE project Asia. Các buổi hướng dẫn này sẽ tập trung vào các chia sẻ đối với cảnh quan và tương lai của phố cổ Hà Nội, thông qua các phân tích về một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Hà Nội: hồ Hoàn Kiếm. Buổi workshop sẽ được điều phối bởi Ông Luigi Core, kiến trúc sư, giám đốc, và chủ tịch của hiệp hội kiến trúc sư Venince, điều phối các khóa học thạc sĩ về “bảo tồn và văn hóa bền vững” của trường Đại học Venice.

Lễ khai mạc tuần workshop sẽ được tổ chức tại trường Đại học Xây Dựng vào ngày 11 tháng 3, tiếp theo đó các chuỗi các buổi thỉnh giảng trong 5 ngày sẽ được diễn ra tại khuôn viên trường Đại học Kiến trúc. Các dự án tiêu biểu nhất của sinh viên sau tuần workshop sẽ được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long vào ngày 20 tháng 3 với lễ trao giải bởi Kiến trúc sư Michele De Lucchi.

Vào ngày 20 tháng 3, kỷ niệm ngày Thiết kế Italia, một buổi hội thảo mở với công chúng và hơn 300 khách mời sẽ được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long. Buổi hội thảo sẽ thảo luận về các chiến lược, kỹ thuật, và công nghệ được áp dụng để bảo tồn các di tích lịch sử. Các chuyên gia Italia và Việt Nam sẽ gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệp cũng như trình bày các thông tin mới nhất tới khán giả. Đồng thời, tại buổi hội thảo, kết quả của bài tập nhóm của sinh viên tham dự tuần workshop sẽ được trình bày.

Vào ngày 21 tháng 3, Hội nghị chuyên đề giữa các công ty và các nhà đầu tư sẽ thảo luận xung quanh vấn đề “ lợi ích kinh tế” từ việc bảo tồn và tái sử dụng các di tích lịch sử. Sự kiện sẽ diễn ra tại khách sạn Sofitel Legend Metropole tại Hà Nội, một trong những điển hình thành công tiêu biểu về việc tái sử dụng kiến trúc lịch sử tại Việt Nam.

Sau Yangon và Hà Nội, SCE Project Asia sẽ tổ chức sự kiện thứ ba tại Kuala Lumpur, Malaysia, vào tháng 10 năm 2019. Mục đích của ông Campanale là tổ chức hóa sự kiện này trên toàn bộ các thành phố chính của Châu Á, bắt đầu bằng việc kết hợp với các tổ chức và các quỹ cá nhân.

SCE Project là công ty kỹ thuật và kiến trúc được sáng lập vào tháng 4 năm 2001 từ sáng kiến của ba kiến trúc sư: Fabrizio Bozzi, Stafano De Cerchio và Manuela Fantini; Công ty đã thực hiện hơn 700 dự án tại Italy và nước ngoài, được biết đến như một điểm đến tin cậy của lĩnh vực quản trị dự án và thiết kế tích hợp. Trong những năm gần đây, tiếp nối sự phát triển trong Italy, công ty đã mở hàng loạt các chi nhánh ở nước ngoài, bao gồm Los Angeles, Singapore và Hồ Chí Minh – Việt Nam. Trong những năm vừa qua, SCE Project Asia đã đạt được những kinh nghiệm quý báu về phục hồi các di sản kiến trúc, đóng vai trò lớn trong các dự án như tổ hợp M9 ở Mestre, “la Fabbrica del Vapore” tại Milan và gần đây nhất là tòa thư ký tại Yangon.

Quỳnh Trang – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc