Kết quả Giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 – Năm 2024: Khai thác tốt các giá trị văn hoá, truyền thống

Sáng ngày 23/11/2024, Lễ trao Giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 – 2024 đã diễn ra tại Trung tâm khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, số 58 phố Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng Loa Thành chuyên ngành Kiến trúc – Quy hoạch có 2 Giải Nhất, 11 giải Nhì, 16 giải Ba và 12 giải Khuyến khích. 

Giải thưởng Loa Thành là Giải thưởng uy tín lâu năm nhất dành cho đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên ngành xây dựng toàn quốc, được tổ chức bởi 4 cơ quan: Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Xây dựng. Suốt hành trình 36 năm, Giải thưởng đã tạo nên dấu ấn quan trọng trong việc tuyên dương, động viên, khuyến khích phong trào học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư trẻ cho ngành xây dựng trong đó có ngành kiến trúc – quy hoạch.

Trong không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô 10/10/2024, Giải thưởng Loa Thành chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch nhận được 131 đồ án tốt nghiệp của 17 cơ sở đào tạo trong cả nước tham gia. Công trình công cộng có 82 đồ án, chiếm tỷ lệ cao nhất, phong phú về thể loại công trình, trong đó: Bảo tàng nhiều nhất – 23 đồ án/82 đồ án công cộng; Nhà ở có 7 đồ án; Quy hoạch, thiết kế đô thị và cảnh quan có 11 đồ án; Thiết kế nội thất có 29 đồ án.

Hội đồng giám khảo nhận xét: “Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch năm nay có chất lượng tốt, các trường đều khởi sắc, đề tài chọn lọc sát thực tế, quy mô lớn đã ít đi, chủ nghĩa hình thức giảm bớt, tích logic thực tế xuyên suốt trong đồ án, có một số bút pháp thể hiện mới không thiên về ảnh mà sử dụng nét, đen trắng, âm bản…. tạo sự đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với nội dung của đồ án. Nổi lên một số đồ án quy hoạch, kiến trúc rất tốt thể hiện hướng đi đúng trong đào tạo là nghiên cứu thiết kế đồ án đi từ tổng thế đến chi tiết, tập cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, tư duy logic xuyên suốt từ địa hình, ý tưởng, quy hoạch, hình khối, không gian, giải pháp, chất liệu… như 2 đồ án đề cử giải Nhất. Ở một số đồ án khác, tỷ trọng của phần luận nghiên cứu quá công phu: có đồ án chiếm đến 1/2 thậm chí 2/3 nội dung nhưng đề xuất và giải pháp thiết kế (phần chính của đồ án) lại rất ít hoặc không liên quan tới nhau (luận – thiết kế).”

Các đồ án Kiến trúc – Quy hoạch đạt giải tại Giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 – Năm 2024

Giải Nhất (2)

Giải Nhì (11)

Giải Ba (16)

  • Viện nghiên cứu và ứng dụng Y dược học dân tộc Tp. Hồ Chí Minh – CC 08 – Lê Mai Vân Khánh – ĐH Kiến trúc Tp. HCM
  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển ngành nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên – CC 33 – Nguyễn Cao Toàn – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
  • Công viên Vĩnh Hằng tỉnh Nghệ An – CC 34 – Tô Thị Thu Trang – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
  • TK Trung tâm trưng bày và nghiên cứu đa dạng sinh học Đầm Vân Long – Ninh Bình – CC 38 – Cao Trần Anh – ĐH Tôn Đức Thắng
  • Slice of “life” – Trung tâm nghiên cứu bảo tồn đa dạng hệ thực vật – khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà – CC 47 – Đặng Văn Tân – ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia Tp. HCM
  • Trung tâm nghiên cứu, cứu hộ và giới thiệu quảng bá Vọoc Chà Vá chân nâu bán đảo Sơn Trà – CC 48 – Hồng Võ Phương Ngân – ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia Tp. HCM
  • Trung tâm dịch vụ, hậu cần nghề cá đảo nhân tạo Đá Lát, huyện đảo Trường Sa – CC 53 – Trần Khoa Thành – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • Chợ ý tưởng Z – CC 78 – Ứng Ngọc Anh – ĐH Xây dựng Hà Nội
  • Trung tâm bảo tồn và phát triển làng cói Bàn Thạch – Quảng Nam – CC 82 – Nguyễn Minh Trí – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM
  • Khu ở làng nghề ven đô Sơn Đồng – Hoài Đức – NO 3 – Nguyễn Đức Thắng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • Resort Zannier Kỳ Co – Bình Định – NT 01 – Nguyễn Thảo Vi – ĐH Kiến trúc Tp. HCM
  • Resort Zannier Phú Quốc – NT 04 – Huỳnh Thiên Phú – ĐH Kiến trúc Tp. HCM
  • Vinataba Tobacco Pub – NT 25 – Nguyễn Hoài Linh – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • Spa&Yoga – Cải tạo chuyển đổi chức năng nhà máy – NT 29 – Nguyễn Thị Thảo Phương – ĐH Xây dựng Hà Nội
  • QH phân khu tỷ lệ 1/5000 bán đảo Bình Quới – Thanh Đa, Q Bình Thạnh, Tp. HCM – QĐC 4 – Nguyễn Trần Quang Vinh – ĐH Kiến trúc Tp. HCM
  • QH phân khu đô thị nông nghiệp Tây Bắc Tp. Bắc Ninh – QĐC 8 – Mẫn Thị Quỳnh Anh; Lê Ngọc Nhi – ĐH Kiến trúc Hà Nội

Giải Khuyến Khích (12)

  • Trung tâm trưng bày & phát triển nghề truyền thống tỉnh Bình Định – CC 15 – Nguyễn Thanh Ngân – ĐH Văn Lang
  • Trung tâm văn hóa & bảo tồn thương cảng Faifo – CC 16 – Nguyễn Quốc Bảo – ĐH Văn Lang
  • Bảo tàng văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long – CC 17 – Phùng Minh Thái – ĐH Văn Lang
  • OTT – Trường học “không tường” – Không gian trải nghiệm hành trình xanh – CC 19 – Nguyễn Hoàng Nhật Quyên – ĐH Văn Lang
  • Thiết kế kiến trúc Resort nghỉ dưỡng Vịnh Bình Tiên – Ninh Thuận – CC 22 – Huỳnh Trọng Tân – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên – CC 31 – Nguyễn Thị Thương Anh – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
  • Trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa cổ truyền Khmer – Trà Vinh – CC 52 – Lê Minh Quyển – ĐH Xây dựng miền Tây
  • Không gian trải nghiệm mỏ đá Tế Mỹ – Ninh Bình – CC 57 – Nguyễn Thanh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • Bảo tàng Đồng Đậu – CC 59 – Nguyễn Hải Yến – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • Trung tâm trải nghiệm nghệ thuật hòa nhập – CC 64 – Phạm Thu Thảo – ĐH Kiến trúc Hà Nội
  • TK đô thị thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: Đô thị Domino – Những lớp vỏ thích ứng với rủi ro thiên tai – QĐC 1 – Nguyễn Chí Phong; Trịnh Xuân Vy – ĐH Kiến trúc Tp. HCM
  • TK cảnh quan khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm sinh vật biển Abyssal Odyssey Resort tại Bãi Tiên, P. Vĩnh Hòa, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa – QĐC 2 – Nguyễn Phúc Hậu – ĐH Kiến trúc Tp. HCM

Thu Vân – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc