Kiểm tra năng kiếu ứng viên học ngành kiến trúc ở Ấn Độ và vài suy nghĩ về việc thi tuyển năng kiếu ngành kiến trúc ở Việt nam

1. Dẫn nhập

Mô hình giáo dục kiến trúc (architectural education) của École des Beaux Arts (Pháp) thế kỷ XIX được xem là khởi đầu cho việc tổ chức các cuộc thi để tuyển chọn ứng viên tốt nhất theo học kiến trúc, tiếp đến là Bauhaus và Vkhutemas của Nga (được xem như là Bauhaus của Xô-Viết) kiểm tra đánh giá kỹ năng vẽ và nghệ thuật là chủ yếu (Goldschmidt, 2001). Cho đến nay, trải qua một thời gian dài với nhiều mô hình giáo dục kiến trúc khác nhau, nhiều quốc gia và nhiều trường vẫn còn duy trì kiểm tra năng khiếu để chọn ứng viên có thể theo học kiến trúc.

Để kiểm tra năng khiếu của ứng viên, mỗi nước mỗi trường trên thế giới có những phương thức khác nhau, tiêu chí khác nhau. Theo Goldschmidt và cộng sự (2001), nghiên cứu khảo sát gồm có: Học bạ trung học phổ thông, năng lực học tập, phỏng vấn, portfolio, kiểm tra năng khiếu kiến trúc, tiểu luận, bài luận cá nhân, thư giới thiệu,…[2]Phương thức xét chọn phổ biến là học bạ phổ thông kết hợp thêm một hoặc vài tiêu chí, chẳng hạn nhiều trường xét học bạ và nộp Portfolio. Mỗi phương thức tuyển chọn đều có ưu nhược điểm riêng; tùy vào quan điểm, mục tiêu và điều kiện của mỗi nước mỗi trường.

Ở Ấn Độ, các trường đại học công lập hay ngoài công lập không được tự tổ chức kỳ thi kiểm tra năng khiếu kiến trúc riêng. Ứng viên muốn học để lấy bằng Cử nhân kiến trúc ở các trường này bắt buộc phải kiểm tra tập trung năng khiếu vào các ngày cố định do Hội đồng Kiến trúc (Council of Architecture_CoA) tổ chức, kỳ thi này thường được biết với tên gọi tắt là NATA.

2. Kỳ thi Nata (National Aptitude Test In Architecture)

Năm 1972, Quốc hội Ấn Độ ban hành Đạo luật KTS (Architects Act) quy định việc đăng ký KTS, tiêu chuẩn về trình độ học vấn, trình độ được công nhận và tiêu chuẩn hành nghề của KTS mà bất kỳ KTS hành nghề nào cũng phải tuân thủ. Trên cơ sở Đạo luật này, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập CoA, cơ quan này được giao trách nhiệm điều chỉnh giáo dục và thực hành nghề nghiệp kiến trúc trên khắp Ấn Độ và cả đăng ký hành nghề KTS [5]. Bất kỳ ai muốn đăng ký hành nghề KTS theo Đạo luật KTS thì người đó phải đáp ứng Tiêu chuẩn Tối thiểu Quy định Giáo dục Kiến trúc (Minimum Standards of Architectural Education Regulations).

Theo Tiêu chuẩn Tối thiểu Quy định Giáo dục Kiến trúc, để được nhận vào học lấy bằng Cử nhân Kiến trúc (5 năm) với khoảng 580 cơ sở giáo dục hiện đang cung cấp giáo dục kiến trúc ở Ấn Độ thì bắt buộc ứng viên phải vượt qua được bài kiểm tra năng khiếu Kiến trúc. [1]

Trước đây NATA tổ chức mỗi năm một lần, nhưng từ năm 2019 tăng lên hai lần: lần một vào tháng Tư và lần hai vào tháng Bảy. Ứng viên được phép tham gia kiểm tra lần thứ nhất hoặc lần thứ hai, điểm cao nhất trong hai lần thi sẽ được xem xét.

3. Mục đích Nata

Về đảm bảo tiêu chí học kiến trúc: Mục đích của việc thực hiện NATA là thống nhất một kỳ thi năng khiếu và tạo điều kiện cho các sinh viên tương lai trên khắp Ấn Độ đăng ký nhập học kiến trúc trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. NATA cũng đảm bảo rằng các tiêu chí đủ điều kiện để được nhận vào khóa học Cử nhân Kiến trúc (B.Arch.), theo quy định của CoA và được Chính phủ Trung ương phê duyệt hợp lệ, được tuân thủ nghiêm ngặt đối với các tổ chức kiến trúc trong nước.

Về đo lường năng khiếu: NATA đo lường năng khiếu của ứng viên đối với lĩnh vực nghiên cứu học tập Kiến trúc. Bài kiểm tra đo lường các kỹ năng vẽ và quan sát, cảm nhận về tỷ lệ, sự nhạy cảm thẩm mỹ và khả năng tư duy phản biện mà ứng viên đã có được hoặc đã rèn luyện trong một thời gian dài liên quan đến lĩnh vực Kiến trúc.

4. Cấu trúc và nội dung bài thi Nata

Bài thi NATA trước năm 2020 có cấu trúc bài kiểm tra gồm hai phần: Phần A và Phần B. Phần A gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm về toán và 40 câu hỏi hiểu biết chung. Phần B yêu cầu vẽ trực tiếp trên giấy A4. Từ năm 2017 đến 2019 có sự thay đổi so với nhiều năm trước đó: Nếu Phần B của năm 2016 trở về trước có ba câu hỏi vẽ thì từ năm 2017 đến năm 2019 rút xuống chỉ còn hai câu hỏi vẽ (Hình 1).

Phần A: Mặc dù ứng viên đã có trình độ nhất định ở bậc phổ thông nhưng trong bài thi của NATA vẫn kiểm tra toán, điều đó cho thấy NATA coi trọng khả năng về toán của ứng viên. Phần kiểm tra hiểu biết chung là một nội dung khá hay nhằm đánh giá toàn diện năng khiếu của ứng viên bên cạnh kỹ năng vẽ ở Phần B. Với 40 câu hỏi trắc nghiệm, nội dung xoay quanh các chủ đề:

  •  Hiểu biết vật liệu xây dựng (cho các hình ảnh trực quan một vật liệu xây dựng, hỏi vật liệu gì hoặc nên sử dụng tốt nhất vị trí nào trong công trình);
  • Hiểu biết về kiến trúc (cho hình ảnh công trình/ cụm công trình kiến trúc nổi tiếng, yêu cầu xác định đúng tên công trình/ cụm công trình);
  • Lập luận logic (cho các hình theo thứ tự biến đổi theo một quy luật nào đó, yêu cầu xác định hình tiếp theo phù hợp, như một cách kiểm tra trí thông minh)
  • Tư duy hình học, khả năng tưởng tượng (đếm cạnh, đếm hình 2D của một khối 3D cho trước; xác định các mặt là hình 2D của khối 3D cho trước, tìm hình 2D gấp lại thành khối 3D cho trước, tìm hình 2D được mở ra từ khối 3D, …)

Phần B: Bài thi vẽ ở dạng câu hỏi, thường là một đoạn văn bản ngắn mô tả một tình huống, một khung cảnh theo kịch bản cho trước. Để làm được phần này, ứng viên phải tưởng tượng được từ văn bản của câu hỏi thành một bức tranh trong đầu, sau đó vẽ ra giấy. Đó là những gì mà cuộc thi NATA mong đợi. Thông báo của CoA có nêu rõ những khía cạnh năng khiếu sẽ được đánh giá bao gồm:

  • Khả năng phác họa một đối tượng nhất định theo tỷ lệ và hiển thị sao cho giống, nhìn hấp dẫn;
  • Hình dung và vẽ các hiệu ứng ánh sáng lên vật thể và bóng đổ lên môi trường xung quanh;
  • Ý thức về phối cảnh;
  • Kết hợp và bố cục các yếu tố ba chiều;
  • Tạo bố cục hai chiều thú vị bằng cách sử dụng các hình dạng và hình thức đã cho;
  • Tạo sự hài hòa thị giác bằng cách sử dụng màu sắc trong bộ cục nhất định;
  • Tỷ lệ (scale) và Sự cân đối (proportion);
  • Vẽ từ trí nhở thông qua phác thảo bút chì về các chủ đề từ kinh nghiệm hàng ngày.

Trước mỗi kỳ kiểm tra, đề ứng viên làm bài kiểm tra tốt, CnA sẽ công bố đề cương gồm những yêu cầu mà ứng viên cần ôn tập, rèn luyện:

  • Hiểu biết về tỷ lệ xích và tỷ lệ cân xứng, bố cục hình học, hình dạng, hình thức và yếu tố xây dựng, thẩm mỹ, chất liệu màu sắc, sự hài hòa và tương phản.
  • Khái niệm hóa và Hình ảnh hóa thông qua cấu trúc các đối tượng trong trí nhở.
  • Vẽ các mẫu – cả hình học và trừu tượng.
  • Hình thành các phép biến đổi trong 2D và 3D như phép giao nhau, trừ, xoay diện và khối.
  • Tạo ra một băng , độ cao và quan sát 3D của các đối tượng.
  • Tạo ra bố cục 2D và 3D bằng cách sử dụng hình dạng và hình khối nhất định.
  • Bản vẽ phối cảnh, phác thảo, cảnh quan đô thị và phong cảnh, các đồ vật thông thường trong cuộc sống hàng ngày như đồ đạc, thiết bị , …từ trí nhớ.

Đơn cử ví dụ câu hỏi và bài làm Phần B:

Câu 1 (NATA 2018): Bạn đang ngồi ở một bàn trước một quán trà vào sáng sớm nhâm nhi một tách trà nóng trong khi người bạn cùng đi của bạn đang đọc bảo. Quán trà năm trong một công viên và bạn đang quan sát một người đàn ông dắt chó đi dạo, quan sát cảnh quan khu vườn xinh đẹp xung quanh bạn. Hãy phác thảo kịch bản được mô tả ở trên, tà ánh sáng và bóng đô bằng cách sử dụng bút chì để vẽ. [Nguồn: aictdesign.in]

Câu 2 (NATA 2019): Vẽ một bố cục nhìn hấp dẫn bằng cách sử dụng 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 2 hình chữ nhật, 3 hình vuông, sử dụng bất kỳ 3 màu nào mà bạn chọn mô tả một trong những chủ đề sau đây: (A) Swachh Bharat (Làm sạch môi trường Ấn Độ) ; (B) Hòa bình toàn cầu; (C) Sự hòa hợp.

Các bài vẽ sẽ được chấm bởi nhiều giám khảo độc lập. Điểm nhấn chính trong việc chấm điểm phần vẽ sẽ là kỹ năng vẽ, trí tưởng tượng và kỹ năng quan sát của thí sinh. Ý thức của thí sinh về tỷ lệ và phối cảnh cũng sẽ được đánh giá cùng với ý nghĩa đối với màu sắc và thành phần.

Có thể thấy với kiểu ra đề như trên ứng viên hoàn toàn không thể đoán trước được kịch bản của đề, đề thi khá thú vị và gây được cảm hứng đối với ứng viên , còn CoA thì đánh giá được nhiều tiêu chí về năng khiếu.

Năm 2020, Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề do Covid – 19. Do đó, việc tập trung ứng viên để làm bài kiểm tra vẽ trên giấy như trước đây không thể thực hiện được. Nhằm thích ứng với đại dịch, CoA đã quyết định thay đổi phương thức thi vẽ tay trước đây bằng phương thức thi trắc nghiệm trực tuyến. Ứng viên có thể chọn một trong hai cách: được làm bài thi tại nhà với điều kiện có internet và các thiết bị như máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (PC) có webcam, mic, … ; trường hợp không có điều kiện thiết bị kỹ thuật thì đến tập trung tại một trung tâm được trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật do CoA chỉ định.

Cấu trúc bài thi năm 2020: Vẫn Có Phần A và Phần B nhưng thay đổi so với các năm trước (Hình 1). Phần A sẽ bao gồm các Câu hỏi loại sắp xếp thứ tự ưu tiên (PTQ_Preferential Type Questions) và Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ_Multiple Choice Questions). Phần B sẽ chỉ bao gồm các Câu hỏi nhiều lựa chọn , cả hai sẽ làm bài trên máy tính.

  • Hiểu các nguyên lý thị giác quan trọng trong bố cục ( 2D hoặc 3D ) như cân bằng, nhịp điệu, hướng, thứ bậc (hierarchy), …
  • Hiểu hình học, khả năng hình dung hình dạng và giải các câu đố hình học để kiểm tra trí thông minh về không gian (to test spatial intelligence) ; Hiểu lý thuyết màu sắc và các thuật ngữ khác nhau để kiểm tra nhận thức , kiến thức về phối màu;
  • Giải thích và nhận thức hệ thống thị giác (Visual system interpretation and perception) để kiểm tra sự giống nhau về đồ họa và các đặc tính khác; • Khả năng hiểu mối quan hệ không gian giữa các đối tượng, hình dạng hình ảnh và kịch bản;
  • Kiểm tra khả năng nhận thức liên quan đến nhận thức lý tính (Cognition): Nhận thức cảm tính (perception), sự chú ý (attention), nhận biết (recognition), ghi nhớ (memory), …
Cấu trúc bài thi NATA 2020 [Nguồn: http://nata.in]

5.  Luyện thi, dịch vụ luyện thi Nata

Hiển nhiên rằng để tham gia bài thi của NATA các ứng viên phải từng luyện vẽ nhiều, có khả năng quan sát và đã luyện vẽ rất nhiều chủ đề về cuộc sống hàng ngày, về những gì quan sát được ở xung quanh. Thí sinh cũng có thể đăng ký các dịch vụ tư vấn luyện thi, chẳng hạn trang architectureactitude.com, riêng trang aglasem.com còn đưa ra những lời khuyên cho ứng viên chuẩn bị kỳ thi. Nếu không sử dụng dịch vụ, ứng viên mua sách để tự luyện, hoặc xem trên Youtube hướng dẫn. Nói chung dịch vụ luyện thi khá chuyên nghiệp, rầm rộ.

6. Vài suy nghĩ về việc thi tuyển ngành kiến trúc ở Việt Nam hiện nay

Hầu hết các trường đại học cung cấp giáo dục kiến trúc ở Việt Nam đều tuyển ứng viên ngành Kiến trúc thông qua bài thi vẽ mỹ thuật, và vẫn đang tiếp tục. Việc học kiến trúc, thể hiện đồ họa kiến trúc hiện nay chủ yếu thực hiện trên máy vi tính, trong đào tạo cũng như hành nghề kiến trúc. Việc vẽ tay với kỹ năng điêu luyện ngày nay không quá cần thiết mà chỉ cần đủ để phác thảo ý tưởng ban đầu, phần còn lại máy vi tính sẽ thực hiện với nhiều phần mềm đồ họa hỗ trợ, cho hiệu suất cao, phát sinh được nhiều phương án, chân thực hơn và đẹp hơn, độ chính xác cao, lưu trữ dễ. Mặt khác, học đồ án kiến trúc thường xuyên làm việc với hình học và không gian, do đó ứng viên vào học kiến trúc không chỉ cần có năng lực thẩm mỹ mà còn cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo, tư duy không gian… mà chỉ với bài thi vẽ mỹ thuật theo mẫu thì chưa đủ đo lường được những kỹ năng này của ứng viên.

  • Về bài thi bố cục: Đây là phần thi thể hiện nhận thức thẩm mỹ, sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Nếu có thể so sánh được thì bài thi Vẽ mỹ thuật 2 hiện nay của Đại học Kiến trúc Hà Nội gần giống với kiểu bài thi vẽ bố cục của NATA, tuy nhiên đề thi Vẽ mỹ thuật 2 có độ mở cao hơn, còn lối vẽ thì hơi thiên về đồ họa trang trí.
  • Về tiêu chí đánh giá: Việc công bố các tiêu chí đánh giá năng khiếu rõ ràng như của CoA chưa thấy có trường nào ở Việt Nam thực hiện, chỉ đơn giản là công bố thi vẽ mỹ thuật. Ứng viên tự ngầm hiểu trường đòi hỏi năng khiếu vẽ tay, nhận thức thẩm mỹ. Có thể từ đó nhiều người quan niệm chưa đúng rằng: Một ai đó cứ vẽ đẹp thì có thể học được kiến trúc, và hệ quả là không thiếu những sinh viên vào học kiến trúc chỉ giỏi diễn họa/ thể hiện đẹp nhưng học đồ án thiết kế kiến trúc rất vất vả. Vì thế vẽ đẹp chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học kiến trúc.
  • Về sự đa dạng trong thi tuyển năng khiếu: Tính thống nhất kỳ thi NATA toàn quốc ở Ấn Độ có thể cần thiết đối với một nước quá đông dân, nhưng với Việt Nam thì không nên. Nay các trường ở Việt Nam đã được tự chủ, phải cạnh tranh bằng chất lượng đào tạo để tồn tại nên có trường thì chỉ thi vẽ mỹ thuật, có trường thi vẽ mỹ thuật kết hợp thi bố cục, có trường yêu cầu nộp Portfolio kết hợp phỏng vấn, thậm chí có trường bỏ tuyển năng khiếu chỉ cần học bạ phổ thông [3], có trường đánh giá năng lực kết hợp thi vẽ mỹ thuật,… cũng là lẽ bình thường. Không nên lo ngại “trăm hoa đua nở” mà lại có quy định thống nhất hình thức thi tuyển đối với các trường, ngược lại, nên chấp nhận sự đa dạng bởi sứ mạng đào tạo và mục tiêu đào tạo mỗi trường là khác nhau.
  • Tham khảo NATA: Những gì là lợi thế và là xu thế rất cần học hỏi. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (D.A.U) là một ví dụ. Nhờ có sự nghiên cứu nhiều năm trước đó về việc kiểm tra năng khiếu của các nước trên thế giới nên khi đầu tháng 9/2020 Thành phố Đà Nẵng bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, khiến thí sinh không thể đến trường để thi, D.A.U đã nhanh chóng tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực mỹ thuật trực tuyến với cách thức tương tự như NATA 2020. Ứng viên thực hiện bài thi điện tử với các câu hỏi trắc nghiệm cùng với nộp hai bài vẽ mỹ thuật tự chọn. Ứng viên mọi nơi ở Việt Nam có thể làm bài thi tại nhà trên máy vi tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có kết nối internet, không cần giám thị coi thi. Đây có thể xem như là một cách thức thích ứng với phòng chống dịch cũng như chuyển đổi số trong đánh giá năng khiếu kiến trúc. Hiện nay D.A.U vẫn đang tiếp tục hình thức này cho thi tuyển năm 2021, vừa thực hiện vừa hoàn thiện, như là một cách để đổi mới tuyển sinh kiến trúc.

7. Kết luận

NATA là kỳ thi khó nhưng chất lượng, đánh giá được gần như toàn diện, khoa học về các khía cạnh năng khiếu của ứng viên muốn học lấy bằng Cử nhân kiến trúc của Ấn Độ. Cách thức kiểm tra năng khiếu kiến trúc của NATA rất đáng tham khảo bởi đo lường được cả năng lực thẩm mỹ và năng lực nhận thức lý tính – những kỹ năng, phẩm chất rất cần thiết đối với một sinh viên kiến trúc và sự thành công của họ trong tương lai. Tuy nhiên, vì đo lường các tiêu chí bằng hình thức trắc nghiệm khách quan như NATA 2020 sẽ không tránh khỏi những nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm như khó ở khâu ra đề, ứng viên chọn bừa đáp án, chưa đánh giá được tính sáng tạo của ứng viên. Việc tổ chức thi vẽ mỹ thuật như lâu nay của các trường ở Việt Nam để tuyển ứng viên học kiến trúc chưa đánh giá được đầy đủ năng lực cần thiết để học và thành công với nghề kiến trúc trong thời đại số.

Võ Thành Nghĩa
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2021)


Tài liệu tham khảo:

[1] Goldschmidt, G., R. Sebba, C. Oren, and A. Cohen. 2001. “Who Should Be a Designer?: Controlling Admission into Schools of Architecture”. https://www.researchgate.net/publication/291983262_Who_should_be_a_designer_Controlling_admission_to_schools_of_architecture
[2] Council of Architecture. Architectural Education. https://www.coa.gov.in/index1.php?lang=1&level=0&lid=11&linkid=7
[3] Phạm Anh. Tranh cãi bỏ thi năng khiếu trong tuyển sinh kiến trúc. https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/tranh-cai-bo-thi-nang-khieu-trong-tuyen-sinh-kien-truc-917016.html

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.