Kiến trúc tập trung vào việc tạo ra không gian sống cho mọi người trải nghiệm. Đã có những dự án do các kiến trúc sư từ khắp các quốc gia thiết kế cho từng nhóm người khuyết tật khác nhau. Công ước về Quyền của Người khuyết tật do Liên Hợp Quốc soạn thảo nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và sự tôn trọng dành cho họ. Nhưng đã bao nhiêu lần chúng ta thực sự để ý đến sự tiện nghi trong các công trình của người khuyết tật?Đã có nhiều quốc gia tiến hành phát triển hạ tầng giao thông như Helsinki (Phần Lan), nơi có hệ thống tàu điện được gắn thêm một cầu dốc ngắn nằm ngang với sàn phương tiện. Ở Bắc Kinh, Trung Quốc và New Delhi thì có xe buýt sàn thấp để tiện việc di chuyển cho người khuyết tật.
Các kiến trúc sư đã nhào nặn nhiều ý tưởng liên quan đến chủ đề này. Điển hình là năm 2013, một số văn phòng như Zaha Hadid Architects, Adjaye Associates, AMODELS và nhiều nhà tài trợ khác đã cùng nhau gây quỹ từ thiện tại buổi đấu giá những “công trình tí hon” do họ thiết kế. Vốn không lạ lẫm gì với những công trình đủ mọi quy mô, họ đã cùng ngồi lại và dành thời gian sáng tạo các mô hình nhỏ để tạo tiền đề giúp đỡ người kém may mắn hơn với một kiểu kiến trúc mới mang tên “Nhà Búp Bê.”
“Tôi muốn dành công sức cho một ngôi trường có thể cung cấp đủ đầy nhu cầu của các em và niềm hy vọng của cha mẹ, nơi trút bỏ gánh nặng của giáo viên và gây dựng cảm hứng cho con trẻ.” – Alan Dunlop
Trẻ con học hỏi từ trải nghiệm. Ngôi trường mang những nét thiết kế để kích thích khứu giác, vị giác và xúc giác, gợi lên ý niệm rõ rệt về không gian, đề cao sự khám phá và phát triển độc lập.
Tôi luôn muốn tạo ra một công trình mà người có khiếm khuyết hay không vẫn có thể tương tác tốt. Chẳng hạn như trung tâm cho người khuyết tật ở Đan Mạch do Cubo & Force4 Architects thành lập. Tổ chức đề xướng ý tưởng đã duy trì mọi nỗ lực để làm nên văn phòng quy mô này. Họ tin rằng những quy chuẩn chung là yếu tố quyết định kích thước công trình, nhưng chúng tôi thấy cần đặt nhu cầu của người khuyết tật làm gốc. Khi bản vẽ cho phép sự tương tác của tất cả mọi người được đưa ra, nó đã mở mang tầm nhìn vượt xa mọi tiêu chuẩn thông thường cho chúng tôi.
“Chúng ta cần loại bỏ các rào chắn, đầu tư tiền bạc và chuyên môn hiệu quả để khai mở tiềm năng to lớn mà người khuyết tật có thể mang lại.” – Giáo sư Stephen Hawking
Không thể phủ nhận các nỗ lực, nhưng đã đến lúc xóa bỏ mọi ranh giới giữa người bình thường hay có khiếm khuyết, hướng đến sự thống nhất trong thiết kế kiến trúc và quyền bình đằng, khuyết điểm của ta cũng chính là cơ hội để làm những điều mới mẻ.
An Nguyễn (Biên tập) – handhome