Tại Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch xây dựng đô thị ngày càng được coi trọng và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tuy nhiên, nhìn chung việc tham gia của cư dân trong các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị vẫn còn những hạn chế nhất định.
Hà Nội luôn tiên phong trong việc tạo dựng, phát triển đô thị với nhiều đô thị mới xuất hiện, hệ thống phục vụ công cộng văn hóa xã hội được nâng cấp, mở mang góp phần tích cực đóng góp và thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước…
Tuy nhiên, cho đến nay công tác này vẫn còn khá mới mẻ, đáng được quan tâm nghiên cứu và thực hiện trong những điều kiện cụ thể riêng, đặc biệt là đối với Hà Nội trong quá trình triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý kiểm soát quá trình lập quy hoạch đô thị tại Hà Nội
Một trong những mục tiêu cơ bản của nghiên cứu lập quy hoạch đô thị là hài hòa tối đa lợi ích, nhu cầu của mọi đối tượng dân cư trên mọi mặt: Lao động sản xuất, làm việc, sinh hoạt, ở, nghỉ ngơi giải trí, tái tạo sức lao động và dịch vụ tiện ích cho cả đời sống vật chất và tinh thần… Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của toàn xã hội nhằm thiết lập đồ án quy hoạch Thủ đô khả thi và chất lượng.
Quy hoạch xây dựng đô thị là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng những giả thiết và dự báo lâu dài, trung hạn, lập các quy hoạch ngắn hạn, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển không gian đô thị; đồng thời phải đáp ứng những vấn đề cụ thể, thiết thực phù hợp với nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, cách tốt nhất để đáp ứng được những yêu cầu của người dân là đảm bảo sự tham gia trực tiếp của người dân trong
trình lập quy hoạch. Cụ thể:
– Người dân có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Sự tham gia của người dân đảm bảo thu được những kết quả tốt hơn cho dự án vì họ biết mình cần gì và những gì họ có đủ khả năng dùng nguồn lực của mình cho các hoạt động cộng đồng.
– Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như:
+ Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi, đảm bảo cho dự án sẽ sớm đạt được các mục tiêu;
+ Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
+ Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào việc quy hoạch và thực hiện dự án.
+ Đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án.
Sự tham gia của người dân mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và chính trị. Trong một cơ cấu mở, khi các thành viên của cộng đồng được coi trọng thì họ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan thiết kế và chính quyền địa phương.
Các bước người dân tham gia trong quá trình triển khai quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội:
Xác định nhiệm vụ thiết kế:
Người dân xác định những nhiệm vụ họ cho là bức xúc cần giải quyết, hoặc những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của họ được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Nhà quy hoạch cần hỗ trợ giải quyết những khó khăn hoặc các rủi ro có thể xảy ra khi triển khai đồ án.
Xác định mục tiêu đồ án:
Người dân hỗ trợ các nhà quy hoạch thống nhất các mục tiêu, mục đích cụ thể của đồ án, giúp họ hiểu đối tượng hưởng lợi là ai, với nguồn kinh phí từ đâu cũng như những rủi ro có thể gặp phải…
Đánh giá hiện trạng:
Người dân tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp khu vực lập quy hoạch với sự hướng dẫn của nhà quy hoạch và điều tra xã hội học cộng đồng dân cư thông qua phiếu tham vấn, bảng câu hỏi nhằm thu thập các dữ liệu về cộng đồng, các lợi ích cụ thể mà đồ án mang lại.
Xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện đồ án
Người dân cùng với các nhà quy hoạch trao đổi, thảo luận xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng có thể đạt được các mục tiêu của đồ án, các nguồn lực có thể huy động, dự án cần được thực hiện trong bao lâu…
Lựa chọn phương án:
Người dân phối hợp với nhà quy hoạch tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến vào phương án quy hoạch, chọn ra phương án tối ưu với mục tiêu của đồ án và nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng, giúp tăng tính khả thi, giải pháp thực hiện và hiệu quả của đồ án.
Đánh giá những giải pháp thực hiện:
Người dân cùng với chuyên gia quy hoạch đưa ra các quan điểm nhận xét của mình đối với những ưu khuyết điểm của từng giải pháp và tìm ra những thuận lợi và khó khăn của mỗi giải pháp khi thực hiện.
Tham gia quyết định lựa chọn phương án và giải pháp:
Giai đoạn này, người dân tham gia bàn bạc và quyết định phương án nào sẽ được chọn và giải pháp nào sẽ được thực hiện. Giai đoạn này chỉ cần đa số các thành viên thống nhất. Các phương thức để triển khai bước này: Tổ chức triển lãm trưng cầu ý kiến cộng đồng, công bố các phương án quy hoạch trên các phương tiện đại chúng, tổ chức các diễn đàn trình bày và giải pháp, tổ chức báo cáo quy hoạch xin ý kiến các cơ quan liên ngành…
Quản lý đầu tư xây dựng:
Tùy theo tính chất, nội dung và quy mô của từng dự án, cần xây dựng cơ chế phù hợp để huy động cộng đồng người dân tham gia. Có thể thành lập ban giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát việc đầu tư xây dựng.
Quản lý khai thác sử dụng:
Sau khi dự án được hoàn thành, nghiệm thu, cần tiếp tục huy động cộng đồng tham gia trong quá trình khai thác sử dụng. duy tu, bảo dưỡng… Cần tổ chức người dân tham gia quản lý dự án một cách tự giác trên cơ sở giáo dục cộng đồng. Có thể thành lập ban quản lý, ban đại diện cộng đồng…
Bản chất và những tồn tại trong quản lý quá trình lập quy hoạch đô thị Hà Nội có sự tham gia của cộng đồng dân cư
Sự tham gia của người dân áp dụng trong những đồ án nhỏ như Quy hoạch chi tiết dễ dàng hơn so với đồ án lớn như Quy hoạch vùng, Quy hoạch chung xây dựng do sự quen thuộc và dễ hiểu. Người dân sẽ quyết định những vấn đề nhỏ, ít xung đột thì dễ dàng hơn là đối mặt với những vấn đề xa vời so với thực tế cuộc sống của họ.
Sự tham gia đóng góp của người dân trong quy hoạch nếu không được đầu tư chú ý với những phương pháp cụ thể sẽ dẫn đến những nhất trí giả tạo do sự thiếu hiểu biết khi phải đối đầu với những vấn đề khó. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất, cần phải phổ biến, vận động mọi tầng lớp người dân trong khu vực hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực trong dự án liên quan đến cuộc sống của họ và tham gia vào công tác này.
Bài học từ kinh nghiệm của thế giới về phương pháp quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng dân cư
Đề xuất phương pháp quy hoạch mới – Phương pháp quy hoạch chiến lược hợp nhất (CDS) do tổ chức Ngân hàng thế giới đề xuất để áp dụng vào công tác quy hoạch tại Việt Nam và đặc biệt là các dự án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Đây là phương pháp lập quy hoạch có sự lồng ghép của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội với kế hoạch đầu tư đa ngành, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng thành một tổng thể thống nhất, tránh tình trạng cắt xén, manh mún theo từng ngành, từng lĩnh vực của phương pháp quy hoạch đã được áp dụng tại nước ta trong thời gian qua. Kết quả của CDS là xây dựng mối quan hệ giữa các bên tham gia về phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và cương lĩnh phát triển của thành phố.
Sự tham gia của người dân trong quá trình cần phải được phân tách qua các cấp độ trong cộng đồng, vì tầm nhìn và lợi ích c?a c?c b?n kh?c nhau. M?t kh?c, th?nh ph?n v? m?i quan t?m c?ng kh?c nhau, d?n ??nủa các bên khác nhau. Mặt khác, thành phần và mối quan tâm cũng khác nhau, dẫn đến mục tiêu khác nhau, và không thể suy rộng cho toàn bộ quá trình phát triển đô thị.
Mối quan hệ Nhà nước – tư nhân – cộng đồng là cơ sở để chuyển quy hoạch sang kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, huy động được mọi nguồn lực trong Xã hội cùng tham gia Quy hoạch xây dựng đô thị ở Hà Nội.
Việc áp dụng phương pháp Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng sẽ dẫn đến một câu hỏi: Làm thế nào để người ta có thể thảo luận về những nhu cầu cần được thoả mãn trong khi những gì tối thiểu cần thiết cho đời sống còn chưa được đảm bảo?
Do đó, có thể xem đây là một phương thức quy hoạch chỉ dành riêng cho những cộng đồng có mức sống cao hay đồng nhất về mặt xã hội.
Nói tóm lại, cho dù có bất kỳ một sự đổi mới nào đi nữa thì việc tiếp cận và áp dụng phương pháp quy hoạch có sự tham gia của người dân phải được thực hiện cẩn thận để cân bằng các quyền lợi của cộng đồng, cũng như mối quan hệ giữa cộng đồng với các tác nhân khác. Bằng sự thích nghi sáng tạo của các phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng dân cư sẽ đảm bảo cao nhất cho tính khả thi và chất lượng quy hoạch, góp phần giải quyết mọi vấn đề nảy sinh…
Tài liệu tham khảo:
– PGS. TS. Đỗ Hậu: Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nhà xuất bản Xây dựng, 2008
– ThS. KTS Lương Tiến Dũng/TC KTVN: Về phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng
– ThS.KTS Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn – Bộ Xây dựng: Chiến lược Phát triển thành phố (CDS) – Công cụ hiệu quả trong quản lý đô thị và quy hoạch đô thị – baoxaydung.com.vn – 05/11/2009
– Từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chiến lược _VIE/95/051, 1998
– Hướng tới sự tham gia của nhiều thành phần trong quản lý và phát triển đô thị_VIE/95/051, 1998;
– Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng 2004
– Nguyễn Đăng Sơn, Thiết kế đô thị là công cụ để quản lý xây dựng theo quy hoạch, TC Kiến trúc Việt Nam, 2005;
– Nguyễn Đăng Sơn, Phương pháp tiếp cận mới vế quy hoạch và quản lý đô thị_ NXB Xây dựng 2005; Tập2 – 2006;
– Nguyễn Đăng Sơn, Một sự khởi động thiết kế đô thị ở Việt Nam_ TC Kiến trúc Việt Nam số 7/2007;
– Nguyễn Đăng Sơn, Tái tạo khu đô thị cũ _ Tạp chí Người Đô thị số 105&106/2011;
– Region Rhône – Alpes (Pháp) & TP HCM VN, 2006; Khóa tập huấn về quy hoạch và quản lý đất đai
Quy hoạch đô thị: Triển khai thực hiện về quy hoạch phân khu_Patrice Berger, 2011;
KTS Nguyễn Chiến Thắng