Những biểu hiện của tính nhân văn trong kiến trúc đương đại Việt Nam

“Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người”. Trong đó, yếu tố “con người” đóng vai trò chủ thể của toàn bộ hoạt động sáng tạo. Nhìn nhận kiến trúc dưới góc độ thẩm mỹ, khoa học, kinh tế và kỹ thuật là cần thiết nhưng chưa đầy đủ – phải xem xét nó một cách toàn diện qua lăng kính văn hóa, và đặt trong mối liên hệ mật thiết với con người. Đó là quan điểm nhân văn trong tiếp cận nghiên cứu kiến trúc mà bài báo đi sâu phân tích. Bằng quan điểm này để nhìn nhận rõ hơn những biểu hiện nhân văn trong kiến trúc đương đại Việt Nam, từ đó xác định các vấn đề / thách thức mà kiến trúc ngày nay đang phải đối diện và định hướng nhân văn cho sự phát triển bền vững của kiến trúc Việt Nam.

Nhà cộng đồng Cẩm Thanh (2015)
KTS. Hoàng Thúc Hào

Sau gần 50 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều thành tựu đáng ghi nhận về mọi mặt, được phản ánh rõ nét qua diện mạo kiến trúc và đô thị các thời kỳ. Sau hơn 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, trình độ dân trí và ý thức xã hội đều đã được nâng cao đáng kể, các thành tựu kỹ thuật vật chất cũng như văn hóa tinh thần đều phát triển mạnh mẽ, nhưng trên thực tế, kiến trúc đương đại Việt Nam vẫn đang lúng túng giữa tính hệ thống, nguyên tắc của quản lý kỹ thuật, với tính nhân văn của sáng tạo nghệ thuật. Nhìn nhận và khẳng định các giá trị vật chất của kiến trúc là cần thiết nhưng chưa đầy đủ, mà phải xem xét nó một cách toàn diện qua lăng kính văn hóa và đặt trong mối liên hệ mật thiết với yếu tố con người để có thể cảm nhận và tạo dựng được các giá trị nhân văn – vốn vô hình / phi vật thể nhưng lại chính là nội dung tinh thần cao cả, là thông điệp mạnh mẽ mà (KTS) cần truyền đạt thông qua tác phẩm của mình. Tiếp cận các khía cạnh của yếu tố con người (biểu hiện cảm xúc / cá tính, giá trị văn hóa tinh thần, tính cộng đồng…), lấy đó làm nền tảng để tạo dựng các giá trị nhân văn của tác phẩm, đang là xu hướng ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới, đây cũng là cách tiếp cận đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu để nhận diện, khai thác và phát huy tính nhân văn trong kiến trúc đương đại phù hợp với tâm thức, nhận thức, tình cảm, lối sống của người Việt Nam được đặt ra như một vấn đề cấp thiết, để kết nối các hệ thống giá trị từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới một tương lai bền vững cho kiến trúc nước nhà.

Từ yếu tố con người đến nhận thức nhân văn về kiến trúc

1. Nhận thức về kiến trúc trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Yếu tố “con người” trong kiến trúc phản ánh vị thế của con người trong mối quan hệ với thế giới. Có sự khác biệt rất rõ giữa tư tưởng “Con người chinh phục tự nhiên” (phương Tây) và triết lý “Con người hòa hợp với tự nhiên” (phương Đông).

Tinh thần “con người” là trung tâm (Anthropocentrism) thấm sâu vào nền tảng văn hóa, chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn minh phương Tây. Phần lớn những thành tựu cũng như những quan điểm cực đoan của phương Tây (kể cả tư tưởng con người có khả năng áp chế tự nhiên, cải biến thế giới) đều khởi nguồn từ đó. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20 con người ngày càng hiểu rõ các quy luật tự nhiên, và nhận ra sự phụ thuộc của mình vào tự nhiên – “Con người với giới tự nhiên chỉ là một” (F. Engels – Biện chứng của tự nhiên).

Con người phương Đông có tư duy tổng hợp và linh hoạt, luôn tìm đến sự hòa hợp với môi trường xung quanh. Lối sống hòa hợp với tự nhiên đã được hình thành lâu đời trên cơ sở những quan niệm về con người trong nhiều học thuyết. Con người như một yếu tố của thế giới, một bộ phận của tự nhiên, tham dự một cách hữu cơ vào đời sống của thế giới. Thế giới tự nhiên là hoàn hảo nên con người phải tìm cách thích ứng và hài hòa [4]. Trong kiến trúc – xây dựng, người phương Đông đã đề xuất lý thuyết về Phong thủy, là những nguyên tắc tạo dựng môi trường sống lý tưởng hòa hợp với thiên nhiên, phù hợp với con người. Con người được quan tâm trong mối quan hệ mật thiết với môi trường sống, với thế giới tự nhiên, từ đó mà định hình kiến trúc.

2. Nhận thức về kiến trúc trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng – xã hội.

Trong xã hội thị tộc / Công xã nguyên thủy, con người làm nhà nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và cộng đồng gần gũi, ngôi nhà được làm theo kinh nghiệm, theo các kiểu mẫu được tổng kết từ thực tiễn và điển hình hóa thành các mô thức dân gian. Môi trường sinh thái nhân văn (STNV) là các quần cư quy mô nhỏ, nên con người và kiến trúc là đồng nhất. Kiến trúc thể hiện chân thực nhu cầu vật chất, quan điểm thẩm mỹ, đời sống văn hóa tinh thần của con người, vì vậy kiến trúc là thiết thực và mang đậm tính nhân văn, gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Đến thời Cổ và Trung đại, nhu cầu con người không có nhiều biến động, các phường thợ được chuyên môn hóa, kiến trúc vẫn là những mô thức chung điển hình.

Từ thời Phục hưng, bản chất của lao động nghệ thuật đã thay đổi khi kiến trúc đòi hỏi phải có thiết kế, đưa kiến trúc trở thành một nghề độc lập – một nghệ thuật sáng tạo (lao động trí óc) tách khỏi hoạt động xây dựng thông thường (lao động chân tay).

Ngày nay, môi trường STNV đã mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Sự chuyên môn hóa cao độ trong lĩnh vực kiến trúc – quy hoạch với đa dạng các đối tượng “con người” tham gia vào quá trình tạo dựng kiến trúc, cùng với sự gia tăng mức độ phức tạp của quy trình xây dựng và quản lý khiến cho kiến trúc dễ bị rơi vào vòng xoáy của cơ chế thị trường và hành chính quan liêu. Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian cho các hoạt động sống của con người, như vậy KTS là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn, con người vừa là diễn viên (người sử dụng) vừa là công chúng (cộng đồng), các yếu tố nhân văn có nguồn gốc khác nhau tương tác và cộng hưởng để tạo thành giá trị nhân văn của tác phẩm kiến trúc. Do vậy, phải nhìn nhận kiến trúc trong mối liên hệ mật thiết với cuộc sống con người để cảm nhận và phát huy các giá trị nhân văn từ trong bản chất, để kiến trúc thực sự trở thành của con người, do con người và vì con người.

Khu tập thể Giảng Võ (1975-1980)

3. Khái niệm nhân văn và nhận thức nhân văn về kiến trúc

a. Khái niệm nhân văn

Nhân văn (tiếng Việt) thường được dịch và được hiểu là tương đương với khái niệm Humanity (tiếng Anh), Humanité (tiếng Pháp), Гуманность (tiếng Nga),… Tất cả đều bắt nguồn từ khái niệm Humanus trong tiếng La-tinh (có nghĩa là “thuộc về con người”).

Khái niệm Humanism được sử dụng lần đầu ở Anh vào khoảng năm 1806, nói về chương trình giáo dục các phẩm chất “người”, trong các nhà trường ở Đức. Năm 1856 đã được sử dụng để nói về phong trào Văn hóa Phục hưng (Renaissance) thế kỷ 14 – 16 ở Châu Âu. Từ những nội dung nhân văn đã hình thành trào lưu “Nhân văn hóa / Humanize” (trong văn hóa nghệ thuật) rồi phát triển thành một hệ tư tưởng “đề cao giá trị con người” – được gọi là “Tư tưởng nhân văn” hay “Chủ nghĩa nhân văn”, thừa nhận giá trị của con người như một nhân cách, có quyền được tự do, hạnh phúc, phát triển và thể hiện những khả năng của mình; coi lợi ích của con người là tiêu chí để đánh giá các thiết chế xã hội, còn nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nhân tính là chuẩn mực mong muốn của các mối quan hệ giữa người với người [2]. Như vậy, theo các khái niệm của phương Tây, có thể hiểu “tính nhân văn / humanity” có nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần.

BES Pavilion (2013) – KTS. Đoàn Thanh Hà

Ở Việt Nam, khái niệm Humanism được sử dụng phổ biến vào nửa cuối thế kỉ 20, thường được chuyển ngữ thành: Chủ nghĩa nhân văn hay Chủ nghĩa nhân đạo. Trước đó, trong tiếng Việt đã tồn tại cả hai khái niệm “nhân đạo” và “nhân văn”. Khái niệm nhân đạo là quan niệm và thái độ có tính đạo đức, thể hiện lòng nhân ái, đồng cảm trước những khổ đau của con người. Khái niệm nhân văn là quan niệm và thái độ có tính văn hóa trong việc đề cao các “giá trị người”. Lòng nhân ái và sự đồng cảm đều là những biểu hiện văn hóa cơ bản của con người, vậy nên có thể xem nhân đạo là một biểu hiện của tư tưởng nhân văn. Khi những quan niệm và thái độ nói trên kết tinh thành những giá trị, phẩm chất thì đó là sự hình thành “giá trị nhân văn / tính nhân văn” – là một chuẩn mực giá trị của chất lượng cuộc sống con người.

b. Nhận thức nhân văn về kiến trúc

Một cách tổng quát và tương đối toàn diện: “Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người” [1]. Quan điểm này thể hiện rõ bản chất, đối tượng, mục đích, yêu cầu, và chủ thể của kiến trúc. Trong quá trình phát triển, sự chuyên môn hóa các hoạt động kiến trúc – xây dựng dẫn đến sự hiện diện của yếu tố con người trong kiến trúc ngày càng đa dạng, phức tạp. Vì vậy, ở giai đoạn nghiên cứu – thiết kế, tác giả KTS (chủ thể sáng tạo) cần phải ở vị trí trung tâm, đóng vai trò đầu mối phối hợp các nhóm giải pháp, điều tiết các nhu cầu và lợi ích khác nhau để đưa kiến trúc trở thành thiết thực đối với con người.

Kiến trúc là sản phẩm sáng tạo của con người, do con người xây dựng lên và vì con người mà phục vụ. Yếu tố “con người” đa dạng dẫn đến sự đa dạng về nhu cầu, kiến trúc cũng phải trở nên phù hợp với sự đa dạng đó. Kiến trúc gắn liền với cuộc sống của nhiều người, nhiều thế hệ nên phải có khả năng chuyển hóa và phát triển, có thể được cải tạo, nâng cấp, thích ứng với những nhu cầu mới, qua đó các yếu tố nhân văn được bổ sung, tích lũy trong quá trình sử dụng bởi con người. Trong một cộng đồng, mỗi thành viên đồng thời thể hiện cả con người cá nhân và con người xã hội (trong quan hệ với các cá nhân khác), do đó cộng đồng phản ánh tính nhân văn và là môi trường nuôi dưỡng, duy trì đặc trưng văn hóa. Như vậy, kiến trúc nhân văn là kiến trúc có tính cộng đồng, góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ cộng đồng của cư dân xung quanh nó.
Các quan điểm ngày nay thường mặc định rằng tính nhân văn trong kiến trúc là hệ quả tất yếu của quá trình con người tạo dựng và khai thác sử dụng công trình (phục vụ con người). Trong giai đoạn thiết kế, sự quan tâm tới yếu tố con người thường mặc định theo nhiệm vụ thiết kế chung chung, vì người sử dụng cụ thể thường chưa rõ là ai nên tiêu chuẩn – quy phạm được áp dụng một cách máy móc theo tư duy công năng, kỹ thuật vật chất. Hậu quả là các công trình kiến trúc được tạo dựng đôi khi xa lạ với chính những “con người” sử dụng nó. Do đó, việc phát huy giá trị nhân văn của kiến trúc phải được bắt đầu ngay từ quá trình nghiên cứu – sáng tác, bằng cách quan tâm nhiều hơn, sớm hơn đến các yếu tố con người cụ thể – những đối tượng chịu tác động trực tiếp và lâu dài từ kiến trúc, để có những tác phẩm vừa tiện nghi vừa thể hiện đặc trưng văn hóa tinh thần của con người trong mối quan hệ hài hòa với môi trường, trên nền tảng của những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, vốn đậm tính nhân văn và vì con người.

Những đặc trưng của kiến trúc nhân văn

1. Mục tiêu nhân văn

Tích hợp giá trị nhân văn trong công trình kiến trúc

Kiến trúc phải gắn liền, gần gũi và thân thiện với con người. Người sử dụng là chủ thể thụ hưởng kiến trúc chứ không phải người xa lạ bị chi phối bởi một giải pháp thiết kế “cho người khác”. Kiến trúc phải tạo được sự công bằng đối với các đối tượng về khả năng tiếp cận và cơ hội sử dụng, góp phần thiết lập các quan hệ cộng sinh trong cộng đồng. Quan tâm đến các đối tượng yếu thế, chịu thiệt thòi và ít có cơ hội phát triển.
Đa dạng hóa và tối đa hóa sự tham gia của yếu tố con người trong kiến trúc. Nhóm tạo dựng kiến trúc chủ yếu liên quan đến các khía cạnh chuyên môn về thiết kế, xây dựng. Nhóm thụ hưởng kiến trúc là những người sẽ chung sống lâu dài với kiến trúc, rất cần được quan tâm, nhưng ở giai đoạn thiết kế nhóm này thường chưa được xác định cụ thể, nên KTS chỉ có thể nghiên cứu dựa trên các thông số mặc định. Để họ hiện diện rõ hơn và sớm hơn, cần phải điều tra khảo sát nghiêm túc, tác giả KTS phải là người có khả năng điều tiết các nhóm giải pháp, đồng thời cần nắm được nguyên tắc biểu hiện của yếu tố nhân văn trong kiến trúc để phản ánh nhu cầu và đặc điểm của những đối tượng con người cụ thể, tương ứng với các loại công trình cụ thể khác nhau.

2. Chức năng nhân văn

Những hoạt động của con người trong quá trình sử dụng và gắn bó lâu dài với kiến trúc tạo ra các giá trị nhân văn, từ đó phát triển các chức năng xã hội. Do đó nhân văn đang trở thành yêu cầu thường trực đối với kiến trúc bên cạnh chức năng sử dụng. Các chức năng nhân văn là phẩm chất tự thân, là yếu tố giá trị tăng thêm – góp phần củng cố ý nghĩa và giá trị nhân văn của kiến trúc. Các chức năng nhân văn (giáo dục/ thẩm mỹ/ thông tin/ giao tiếp/ nhân đạo,…) không đòi hỏi phải có những không gian chuyên biệt – mà có thể kết hợp đồng thời cùng với các hoạt động chức năng vốn có, lồng ghép ngay trong các không gian của chức năng sử dụng thông thường, và trở thành tính chất đặc trưng của môi trường kiến trúc.

  • Kiến trúc công cộng là ngôi nhà chung của cộng đồng, nên kiến trúc phải phản ánh cái chung, cái liên kết tất cả mọi người. Không gian công cộng thể hiện tính công bằng, dân chủ, tự do, thân thiện, hòa đồng, tôn trọng con người;
  • Kiến trúc nhà ở là nơi cư trú, để gắn bó, trở về, nên kiến trúc phải gần gũi, ấm cúng, thân thuộc, thể hiện nhiều cấp độ về không gian (cá nhân / gia đình / cộng đồng), và thời gian (hàng ngày / lâu ngày / cả đời / nhiều thế hệ), thể hiện tính đa dạng trong sự thống nhất;
  • Kiến trúc công nghiệp là không gian của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nên kiến trúc thể hiện tính kỹ thuật. Nhưng tại những khu vực có sự hoạt động của con người thì lại phải tạo cảm giác thoải mái, thuận tiện, trật tự, an toàn.

3. Biểu hiện nhân văn

Tính nhân văn với tư cách là một thuộc tính cố hữu thường trực của kiến trúc, phải được biểu hiện một cách thường xuyên, ổn định và không thay đổi (có tính liên tục, bền vững), không phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian.
Tính nhân văn trong những yếu tố – giá trị riêng, phát sinh trong những trường hợp cụ thể cũng có thể được biểu hiện một cách tự nhiên, không khiên cưỡng, và cũng không nên phô trương, cường điệu hóa. Cái gì tự nhiên thì sẽ bền vững và đạt được hiệu quả lâu dài.

Tính nhân văn là một nội dung tinh thần của kiến trúc, phản ánh cái đẹp nội tâm của con người và được cảm nhận bằng tư duy – không phải là hình thức vật chất bên ngoài. Vì vậy, sự hiện diện thường xuyên của con người cùng những hoạt động đời thường không những không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự thân của kiến trúc – thậm chí còn có thể bổ sung cho giá trị thẩm mỹ và làm tăng thêm giá trị văn hóa, nhân văn.

4. Hiệu quả nhân văn

Một cách tự nhiên, kiến trúc có tinh thần nhân văn sẽ góp phần hoàn thiện, củng cố và nâng cao các mối quan hệ giữa con người với con người và với môi trường xung quanh; góp phần bổ sung – tạo ra các giá trị nhân văn, giá trị văn hóa mới cho địa điểm xây dựng và khu vực lân cận.

Kiến trúc được tạo dựng một cách nhân văn sẽ tôn trọng sự đa dạng văn hóa, đa dạng nhu cầu, đa dạng con người – và giải quyết một cách sinh động, linh hoạt mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập (chung – riêng, cá nhân – cộng đồng, tổng thể – chi tiết, khái quát – cụ thể, lý tưởng – hiện thực, cao quý – bình thường,..).

Kiến trúc được vận hành một cách nhân văn tạo điều kiện cho sự cộng sinh hoạt động giữa các đối tượng con người phức tạp và đa dạng. Phục vụ con người ở nhiều quy mô và cấp độ khác nhau, giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài, của các cá nhân và của cộng đồng, giữa bên trong và bên ngoài công trình, giữa hiệu quả trực tiếp và gián tiếp,…

Kiến trúc có tính nhân văn sẽ hiện thực hóa các yêu cầu về Thích dụng – Bền vững – Kinh tế – Mỹ quan (với kiến trúc nói chung) theo phương châm Chân – Ích – Thiện – Mỹ (hệ giá trị đối với con người) thành các giải pháp biểu hiện cái Đúng, cái Đẹp và cái Hay (vì lý tưởng nhân văn).

Kiến trúc đương đại Việt Nam nhìn từ quan điểm nhân văn

1. Kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1975-1986

Những năm 1976-1985 là giai đoạn đặc biệt khó khăn trong lịch sử dân tộc. Đất nước thống nhất nhưng chưa bình yên, kinh tế bị cấm vận, suy thoái; đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Trong bối cảnh đó, kiến trúc không có nhiều điều kiện để phát triển, hoạt động xây dựng chủ yếu là khắc phục hậu quả chiến tranh. Ngoài một số công trình quan trọng ở Hà Nội và TP HCM thì đa phần là các công trình nhỏ phục vụ dân sinh. Kiến trúc – xây dựng thời kỳ này có sự ảnh hưởng và tiếp biến các giá trị của kiến trúc trước năm 1975 ở cả hai miền Nam – Bắc.

Ở miền Nam, trước năm 1975, mạng lưới đô thị phát triển nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu chiến tranh với các công trình: Sân bay, cảng, căn cứ hậu cần – quân sự,… Ở nông thôn, chính sách phát triển theo mô hình “Khu trù mật” và “Ấp chiến lược” tập trung người dân để dễ kiểm soát, nhằm tách người dân khỏi lực lượng kháng chiến chứ không vì lợi ích chung của mọi người. Mặc dù vậy, kiến trúc miền Nam trước năm 1975 cũng đã phát triển khá đa dạng với nhiều quy mô và thể loại, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Kiến trúc đã tiếp thu được nền tảng lý luận và xu hướng tiến bộ của thế giới, các KTS sáng tác theo xu hướng hiện đại, nổi bật là phong cách kiến trúc hiện đại nhiệt đới, chú trọng hòa nhập với thiên nhiên cũng như môi trường văn hóa xã hội đặc thù của con người Việt Nam..

Ở miền Bắc, từ sau năm 1954, đường lối xây dựng XHCN chi phối mọi hoạt động kinh tế và xã hội. Hoạt động kiến trúc xây dựng chủ yếu nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển đại trà, yếu tố thẩm mỹ bị xếp xuống thứ yếu (mỹ quan trong điều kiện có thể). Áp dụng mô hình của Trung Quốc và Liên Xô, nhiều đô thị được thiết kế quy hoạch chung và nhiều khu nhà ở cho người lao động được xây dựng theo mô hình tiểu khu – đơn vị ở, có mức độ tiện nghi hạn chế, với các căn hộ diện tích nhỏ, tính riêng tư thấp… Tuy nhiên, về mặt tích cực nó phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu xã hội lúc bấy giờ vì giá thành rẻ, tốc độ xây dựng nhanh, dễ phát triển đại trà để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân thời hậu chiến. Cấu trúc hành lang bên của các khu nhà tập thể cũ cũng khá gần gũi với mô hình đường làng ngõ xóm ở các làng quê truyền thống, các không gian công cộng sử dụng các khoảng giãn cách hợp lý giữa các khối nhà, tạo điều kiện cho các hoạt động cộng đồng diễn ra một cách tự nhiên và gần gũi.

Ở nông thôn, phong trào hợp tác hóa vẫn phổ biến, cấp huyện được coi là trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tư tưởng thiết kế theo xu hướng hiện thực do các KTS được Pháp đào tạo khởi xướng ở giai đoạn trước vẫn được tiếp tục phát triển, các công trình mới được thiết kế với triết lý tương đồng với các KTS miền Nam: Không lệ thuộc vào ngôn ngữ kiến trúc cổ điển Pháp, có hình thức đơn giản, mạch lạc, vững chãi thể hiện tinh thần kiến trúc hiện đại và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội miền Bắc thời bấy giờ.

Sau khi đất nước thống nhất, đường lối phát triển kiến trúc – xây dựng đã được Đảng và Nhà nước chỉ rõ: “Phải khôi phục và xây dựng mới nhiều công trình kinh tế, văn hóa, phúc lợi công cộng và nhà ở”, và “động viên mọi khả năng sáng tạo của cán bộ thiết kế, phát huy trí tuệ và tài năng của đông đảo những người làm công tác xây dựng. Phát triển nghệ thuật kiến trúc XHCN có tính hiện đại và tính dân tộc” (trích báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại Đại hội lần thứ IV, 1976). Trên cơ sở tiếp thu công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới, kiến trúc đã đa dạng hơn, tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung vào các công trình nhỏ phục vụ dân sinh. Trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến văn hóa với phương Tây, kiến trúc Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu kỹ thuật và văn minh hiện đại, xong cũng chính vì vậy mà những mâu thuẫn giữa các yếu tố “truyền thống” và “hiện đại” bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều ý tưởng thể hiện tư duy duy ý chí, nôn nóng với những dự báo không sát với thực tiễn. Do vậy đòi hỏi giới KTS cần cố gắng hơn nữa để xác định rõ ý nghĩa xã hội của kiến trúc, ý nghĩa của kiến trúc trong việc tổ chức môi trường sống hài hòa, gắn kết, có trật tự, có văn hóa, định hướng đến một tương lai phát triển bền vững và nhân văn [5].

2. Kiến trúc Việt Nam sau “Đổi mới”

a. Bối cảnh kinh tế – xã hội

Từ sau năm 1986, chủ trương đổi mới nền kinh tế đã tạo cơ hội và động lực phát triển mọi mặt của đời sống, trong đó có kiến trúc. Những năm 1986-1992, Liên Xô và khối XHCN suy thoái, tan rã, Việt Nam bắt đầu đổi mới và mở cửa. Cấm vận được nới lỏng, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, kinh tế dần ổn định và tăng trưởng. Huế, Hội An, Hạ Long được công nhận là di sản thế giới, nên du lịch phát triển mạnh, nhu cầu về khách sạn, nhà ở, văn phòng gia tăng.

Sau năm 1997, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từng bước bình thường hóa, mở đường cho làn sóng đầu tư mới. Việt Nam chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (tham gia APEC -1998, gia nhập WTO – 2007). Bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các yếu tố ngoại lai thâm nhập và lan rộng. Chính sách “Đổi mới” đã bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhưng các nhân tố tham gia tạo dựng kiến trúc (KTS, nhà thầu, nhà quản lý) đều chưa được chuẩn bị cho cơ hội và thử thách này, nên thời gian đầu lúng túng và thiếu sự phối hợp. Nguồn vốn xã hội hóa tăng trưởng mạnh nên hoạt động đầu tư xây dựng phát triển nhanh chóng – nhưng cũng thoát khỏi tầm định hướng và kiểm soát, đặt nặng mục đích đầu cơ thu lợi ngắn hạn mà ít những kiến trúc phục vụ lâu dài cho cộng đồng.

b. Tình hình phát triển kiến trúc sau “Đổi mới”

Trong khoảng 10 năm sau “Đổi mới”, từ 1986-1996, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, kinh tế ổn định và tăng trưởng. Nhiều công trình hành chính và nhà làm việc được xây dựng, chức năng tương đối mạch lạc, chặt chẽ nhưng tiện nghi còn hạn chế, giải pháp khí hậu thô sơ. Giai đoạn tiếp theo, khủng hoảng tài chính Châu Á – Thái Bình Dương (1997) đã khiến nhiều dự án bị “đóng băng”, cắt giảm quy mô, thay đổi chủ đầu tư…, nhiều công trình phải chuyển đổi chức năng hoặc chỉ xây thô chờ hoàn thiện. Các loại vật liệu – thiết bị rẻ tiền, chất lượng thấp thâm nhập thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức thẩm mỹ chung của cộng đồng, xã hội.

Từ sau năm 2000, kinh tế Việt Nam phục hồi và tăng trưởng. Quá trình tham gia các liên danh, liên doanh, dự án đầu tư nước ngoài, các KTS Việt Nam đã phần nào cập nhật được các công nghệ, kỹ thuật, vật liệu mới, và tiếp cận các xu hướng kiến trúc đương đại thế giới. Vai trò, vị thế xã hội của KTS dần dần được ghi nhận và khẳng định, kiến trúc đô thị giai đoạn này phát triển mạnh, quy mô lớn, tốc độ xây dựng nhanh, nhiều thể loại công trình và phong cách biểu hiện đa dạng (Hình 5). Bước đầu có các biểu hiện của tính nhiệt đới – bản địa và hiện đại trong kiến trúc một số khu đô thị mới và công trình kiến trúc lớn. Kiến trúc – quy hoạch khu vực nông thôn phát triển chậm hơn, nhiều nơi vẫn còn tình trạng tự phát, rập khuôn. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, dẫn đến quy hoạch bị điều chỉnh khá thường xuyên, sử dụng đất chưa hiệu quả, hình ảnh kiến trúc và cảnh quan đô thị – nông thôn thiếu đặc trưng. Sự đa dạng vật liệu hoàn thiện đã đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều tầng lớp – nhưng cũng tạo ra một thứ thẩm mỹ kiến trúc hào nhoáng, giá trị nghệ thuật bị thương mại hóa và tầm thường hóa. Xu hướng quốc tế hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến bộ mặt kiến trúc đô thị do có sự tham gia của các nhà đầu tư và các tổ chức tư vấn nước ngoài, dẫn đến tình trạng kiến trúc nặng về kinh tế – hiệu quả hơn là mỹ quan và bản sắc. Chất lượng chung của cuộc sống người dân đô thị chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khu đô thị mới mọc lên nhưng đa số chỉ chú trọng đến phần diện tích thương mại, trong khi các công trình công cộng, phúc lợi xã hội và yếu tố cảnh quan – môi trường như vườn hoa, công viên ít được quan tâm, thậm chí là không hoàn thiện.

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 lại nổi lên xu hướng “giả cổ”, “nhại kiến trúc Pháp” phổ biến trong trụ sở chính quyền các địa phương và nhà ở của lớp người mới giàu – đáp ứng nhu cầu thể hiện của một số người, nhưng phản ánh sự khủng hoảng giá trị thẩm mỹ xã hội. Phương châm “Văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc” chưa cụ thể hóa được vào kiến trúc.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang chi phối mạnh mẽ sự phát triển của toàn thế giới, làm thay đổi quan điểm về phát triển kiến trúc. Từ những thành phố hiện đại san sát nhà cao tầng cùng hệ thống giao thông tốc độ cao, con người lại tìm kiếm và xây dựng lại những chuẩn mực của một thành phố sống động, an toàn, bền vững và lành mạnh [6]. Thế giới đang nỗ lực xây dựng môi trường sống có chất lượng, an toàn và thông minh hơn nhờ vào tiến bộ của công nghệ, ưu tiên phát triển kiến trúc xanh, thân thiện, bền vững với môi trường, ưu tiên những không gian cho các hoạt động giao tiếp xã hội được diễn ra an toàn và sống động. Nhiều KTS trẻ theo xu hướng này đã khẳng định tên tuổi của mình ở cả trong nước và quốc tế. Kiến trúc ngày càng trở nên thân thiện, gần gũi và thiết thực với đời sống của con người. Tuyên ngôn Kiến trúc xanh của Hội KTS Việt Nam năm 2011 đã đi những bước đầu tiên vào cuộc sống, tuy vậy, mặc dù ở Việt Nam vai trò và vị thế xã hội của KTS ngày càng được khẳng định, nhưng vẫn chưa hình thành rõ một xu hướng kiến trúc mang bản sắc Việt Nam, chưa nhiều tác giả có uy tín và tầm ảnh hưởng rộng để giúp kiến trúc vượt qua được các trở ngại mang tên thương mại hóa, trở về với bản chất một ngành nghệ thuật “vì con người”.

Tòa nhà Keang Nam (2008)

3. Định hướng nhân văn cho sự phát triển bền vững của kiến trúc Việt Nam

Đến đầu thế kỷ 21, hệ STNV đã được tích lũy đủ lớn về lượng và đạt đến trình độ cao về chất, nội dung “nhân văn” có điều kiện trở thành một phẩm chất thường trực, bao trùm, có vai trò chi phối, định hướng các mối quan hệ của con người với đồng loại. Kiến trúc là môi trường vật thể chủ đạo của hệ STNV, do đó có thể nói đến khái niệm “tính nhân văn” trong kiến trúc như một thuộc tính văn hóa, thuộc về ý thức của con người, xuyên suốt từ nội tâm (tư tưởng nhân văn) đến hành động (định hướng / tiếp cận nhân văn) và kết quả (yếu tố nhân văn / giá trị nhân văn). Như vậy, tính nhân văn trong kiến trúc phải trở thành một thuộc tính thường trực, nhất quán và liền mạch từ tác giả KTS đến tác phẩm, chi phối từ ý tưởng kiến trúc (định hướng tư duy) cho đến các giải pháp thiết kế và biểu hiện cụ thể trong công trình (hiện thực).

  • Tư tưởng nhân văn trong nhận thức và tư duy của KTS như một năng lực tích lũy ở dạng tiềm ẩn, vô hình – thường trực và sẵn sàng để bộc lộ / thể hiện khi có cơ hội và điều kiện thích hợp.
  • Định hướng nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp của KTS, xác định mục đích và nhiệm vụ của quá trình nghiên cứu – sáng tác – thiết kế kiến trúc là “Vì con người” – “Đáp ứng và phục vụ con người”.
  • Yếu tố nhân văn trong tác phẩm kiến trúc là những biểu hiện cụ thể hóa tư tưởng nhân văn, hiện thực hóa định hướng, mục đích và giải pháp nhân văn trong nội dung và hình thức công trình.
  • Giá trị nhân văn trong tác phẩm kiến trúc được hình thành bởi sự hội tụ các yếu tố nhân văn đa dạng, phong phú chất nhân văn đậm đặc, mạnh mẽ; sự thống nhất cao độ giữa nội dung tinh thần nhân văn và hình thức vật chất biểu hiện đặc sắc / độc đáo.

Mức độ chuyên môn hóa cao và sự phức tạp của tiến trình xây dựng làm cho kiến trúc dễ bị rơi vào vòng xoáy của cơ chế, hoặc chạy theo “mốt”, theo thị trường… Nếu cùng với đó là sự nông cạn, dễ dãi và yếu kém về chuyên môn của đội ngũ KTS thì kiến trúc sẽ rất khó thể hiện được phẩm chất nhân văn vốn có của mình. Trong tương lai gần, việc bảo vệ môi trường sẽ được đặt ra ngày càng gay gắt, KTS phải biết từ bỏ nếp nghĩ chinh phục, lấn át thiên nhiên, biết loại bỏ sự xung đột và hủy hoại môi trường, thay vào đó là thái độ thận trọng, tìm kiếm sự tôn trọng và hòa nhập. Kiến trúc của thế kỉ 21 phải là kiến trúc biết tôn trọng thiên nhiên, quý trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, thông minh mọi nguồn tài nguyên của thiên nhiên, không chỉ trong lúc xây dựng mà đặc biệt quan trọng là trong khai thác sử dụng công trình.

Kiến trúc Việt Nam trong thể chế Nhà nước “lấy dân làm gốc” nên nội dung và hình thức đều phải có tính nhân văn rõ nét như một yêu cầu, đó cũng là đặc điểm để tạo nên bản sắc. Kiến trúc không thể đứng ngoài các vấn đề lớn của đất nước, phải góp sức vào những hoạt động của xã hội liên quan đến con người và cộng đồng. Việc trang bị kiến thức về tính nhân văn cho KTS và khẳng định giá trị của cách tiếp cận kiến trúc từ khía cạnh nhân văn là rất cần thiết. Sự lan tỏa của phương pháp tư duy này sẽ dần dần tạo nên một môi trường hành nghề lành mạnh, trong sáng và giúp ích được nhiều hơn cho cộng đồng, hướng tới một nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, và phát triển bền vững trong tương lai.

ThS.KTS Nguyễn Trần Liêm
Khoa Kiến trúc – Đại học Kiến trúc Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 07-2022)


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Lý luận và Bảo tồn kiến trúc – Đại học Kiến trúc Hà Nội, Phương pháp luận sáng tác kiến trúc, Giáo trình, 2012.
2. Từ điển Bách khoa Triết học – Moscow, 130-131, 1983.
3. Hoàng Đạo Kính, Văn hóa kiến trúc, Nhà xuất bản Tri thức, 2012.
4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, 62-71, 1999.
5. Nguyễn Quốc Thông, Kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1975-2020: Thực tiễn và triển vọng (phần 1 + 2), Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam, (số 3 + 4 / 2020).
6. Jan Gehl, Đô thị vị nhân sinh, Nhà xuất bản xây dựng, 2019.

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.