Trong 80 năm chiếm đóng và biến Hà Nội thành thủ đô Đông Dương thuộc Pháp, người Pháp cùng với người Việt Nam đã để lại một di sản kiến trúc thuộc địa có giá trị to lớn về các mặt lịch sử, văn hóa, xã hội và thẩm mỹ. Bộ phận di sản quý giá này đã góp phần tạo ra diện mạo đặc trưng của đô thị Hà Nội, đồng thời cũng là minh chứng quan trọng cho lịch sử phát triển của thành phố. Ngày nay, nơi có mật độ dày đặc các công trình kiến trúc thuộc địa là khu phố Pháp đã trở thành một bộ phận quan trọng của khu vực đô thị lõi lịch sử của Hà Nội mở rộng trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã chú trọng đến phát triển kinh tế, phát triển đô thị Hà Nội mà chưa chú trọng tới việc bảo tồn di sản kiến trúc. Chính cách nhìn nhận có phần thiên lệch này làm cho bộ phận di sản kiến trúc thuộc địa Pháp đang xuống cấp theo thời gian, bị xâm hại, thậm chí đã biến mất một phần bởi bàn tay con người. Điều này đã làm mất đi không chỉ những giá trị hữu hình mà cả những giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và cộng đồng, khiến cho thế hệ mai sau không thể hiểu hết về quá trình phát triển của Hà Nội.
Những kinh nghiệm của quốc tế và Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy quá trình phát triển đô thị muốn trở thành thực sự bền vững thì phải gắn với quá trình bảo tồn những đặc trưng của đô thị, trong đó có việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Tuy nhiên muốn công tác bảo tồn di sản được tiến hành thuận lợi và hiệu quả thì việc đánh giá giá trị các công trình di sản cần được tiến hành trước một bước. Do việc chưa định hình được hệ thống tiêu chí đánh giá di sản kiến trúc thuộc địa mà ở nhiều thành phố ở Việt Nam vẫn chưa hoạch định được chiến lược bảo tồn và chưa đưa ra được quy chế bảo tồn di sản kiến trúc thuộc địa Pháp.
Hệ thống tiêu chí đánh giá kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội
Quan điểm xây dựng hệ thống tiêu chí:
- Hệ thống tiêu chí xây dựng trên cơ sở tham khảo các hệ thống tiêu chí xác định giá trị công trình di sản được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
- Hệ thống tiêu chí đảm bảo đánh giá đầy đủ các giá trị vật thể và phi vật thể của di sản kiến trúc thuộc địa Pháp tại Hà nội.
- Hệ thống tiêu chí đảm bảo đánh giá giá trị bản thân công trình di sản và các yếu tố làm gia tăng giá trị công trình di sản.
- Đánh giá kiến trúc thuộc địa Pháp không phải là phép cộng đơn giản các tiêu chí thành phần, mà là phép tập hợp các tiêu chí.
Tiêu chí đánh giá kiến trúc thuộc địa Pháp:
Trên cơ sở quan điểm xây dựng tiêu chí đánh giá kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội và tham khảo các hệ thống tiêu chí xác định giá trị công trình di sản được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, tác giả kiến nghị một hệ thống tiêu chí gồm hai nhóm: Nhóm tiêu chí đánh giá giá trị bản thân công trình và nhóm tiêu chí đánh giá các yếu tố làm gia tăng giá trị công trình.
- Nhóm tiêu chí đánh giá giá trị bản thân công trình (phần cứng) – liên quan tới bảo tồn:
- Giá trị Lịch sử:
– Công trình đặc biệt, có giá trị đánh dấu các giai đoạn lịch sử trong thời kỳ Pháp thuộc.
– Công trình gắn với sự kiện lịch sử và danh nhân lịch sử. - Giá trị niên đại:
– Công trình có niên đại ≥ 100 năm.
– Công trình có niên đại ≥ 70 năm và < 100 năm.
– Công trình có niên đại ≥ 50 năm và < 70 năm. - Giá trị Văn hóa:
– Công trình cho thấy sự giao thoa văn hóa Pháp – Việt, văn hóa Đông – Tây thời kỳ Pháp thuộc.
– Công trình cho thấy sự pha trộn văn hóa các thời kỳ khác nhau trong lịch sử. - Giá trị Xã hội:
– Công trình là nơi thu hút các các hoạt động và các dịch vụ công cộng phục vụ cộng đồng dân cư khu vực và thành phố.
– Công trình đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư khu vực và thành phố. - Giá trị Nghệ thuật:
– Công trình có hình khối đẹp, tỷ lệ mặt đứng hài hòa.
– Công trình đặc trưng cho một phong cách kiến trúc.
– Công trình có tính trang trí nổi bật. - Giá trị về công nghệ và điều kiện xây dựng:
– Công trình đặc trưng cho một kiểu loại kết cấu xây dựng và vật liệu.
– Công trình có tính đáp ứng khí hậu nhiệt đới.
- Giá trị Lịch sử:
- Nhóm tiêu chí đánh giá các yếu tố làm gia tăng giá trị công trình (phần mềm) – liên quan tới phát huy giá trị:
- Giá trị trong khuôn viên công trình:
– Công trình có khuôn viên nhiều cây xanh.
– Công trình có cổng, hàng rào mang tính thẩm mỹ cao.
– Công trình có lối vào được tổ chức đẹp, có các yếu tố phù trợ như cây xanh, bể nước… - Giá trị ngoài khuôn viên công trình:
– Công trình nằm trong quần thể các công trình di sản, nằm trên tuyến phố, ô phố nhiều công trình di sản.
– Công trình ở khu vực có các hoạt động du lịch, thương mại sầm uất.
– Công trình có khả năng tạo điểm nhấn thị giác cho khu vực: vị trí, quy mô, độ cao.
– Công trình có trường nhìn rộng, nhiều góc nhìn đẹp.
- Giá trị trong khuôn viên công trình:
Xây dựng thang điểm cho hệ thống tiêu chí:
- Quan điểm:
- Thang điểm đưa ra phải đảm bảo phân loại các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành.
- Thang điểm có khả năng phân loại các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp thành các nhóm một cách rõ ràng, có cơ sở khoa học.
- Thang điểm được xây dựng theo phương pháp chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc khi xây dựng thang điểm của nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần.
- Thang điểm cho nhóm tiêu chí:
- Thang điểm của mỗi nhóm tiêu chí sẽ dựa trên mức độ quan trọng của nhóm tiêu chí đó đối với giá trị của công trình di sản và vấn đề bảo tồn bền vững.
– Nhóm tiêu chí 1, đánh giá giá trị bản thân công trình (phần cứng): 70 điểm.
– Nhóm tiêu chí 2, đánh giá các yếu tố làm gia tăng giá trị công trình (phần mềm): 30 điểm. - Thang điểm của nhóm tiêu chí 1 dựa trên số điểm của từng tiêu chí thành phần và được phân thành 3 loại theo thang A, B, C theo phần trăm số điểm của nhóm: A cho công trình đạt ≥ 75%, B cho công trình đạt ≥ 50%, C cho công trình đạt ≥ 20% số điểm tối đa của Nhóm tiêu chí.
- Thang điểm của mỗi nhóm tiêu chí sẽ dựa trên mức độ quan trọng của nhóm tiêu chí đó đối với giá trị của công trình di sản và vấn đề bảo tồn bền vững.
- Thang điểm cho các tiêu chí thành phần:
- Nhóm tiêu chí đánh giá giá trị bản thân công trình:
- Giá trị Lịch sử: 10 điểm.
– Công trình đặc biệt, có giá trị đánh dấu các giai đoạn lịch sử trong thời kỳ Pháp thuộc: 1 – 5 điểm.
– Công trình gắn với sự kiện lịch sử và danh nhân lịch sử: 1 – 5 điểm. - Giá trị niên đại: 15 điểm.
– Công trình có niên đại ≥ 100 năm: 11 – 15 điểm.
– Công trình có niên đại ≥ 75 năm và < 100 năm: 6 – 10 điểm.
– Công trình có niên đại ≥ 50 năm và < 75 năm: 1 – 5 điểm. - Giá trị Văn hóa: 10 điểm.
– Công trình cho thấy sự giao thoa văn hóa Pháp – Việt, văn hóa Đông – Tây thời kỳ Pháp thuộc: 1 – 5 điểm.
– Công trình cho thấy sự pha trộn văn hóa các thời kỳ khác nhau trong lịch sử: 1 – 5 điểm. - Giá trị Xã hội: 10 điểm.
– Công trình là nơi thu hút các các hoạt động và các dịch vụ công cộng phục vụ cộng đồng dân cư khu vực và thành phố: 1 – 5 điểm.
– Công trình đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư khu vực và thành phố (trường học, bệnh viện…): 1 – 5 điểm. - Giá trị Nghệ thuật: 15 điểm.
– Công trình có hình khối đẹp, tỷ lệ mặt đứng hài hòa: 1 – 5 điểm.
– Công trình đặc trưng cho một phong cách kiến trúc: 1 – 5 điểm.
– Công trình có tính trang trí nổi bật: 1 – 5 điểm. - Giá trị về công nghệ và điều kiện xây dựng: 10 điểm.
– Công trình đặc trưng cho một kiểu loại kết cấu xây dựng và vật liệu: 1 – 5 điểm.
– Công trình có tính đáp ứng khí hậu nhiệt đới Hà Nội: 1 – 5 điểm.
- Giá trị Lịch sử: 10 điểm.
- Nhóm tiêu chí đánh giá các yếu tố làm gia tăng giá trị công trình:
- Giá trị trong khuôn viên công trình: 10 điểm
– Công trình có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh: 1 – 5 điểm.
– Công trình có cổng, hàng rào mang tính thẩm mỹ cao, lối vào đẹp: 1 – 5 điểm. - Giá trị ngoài khuôn viên công trình: 20 điểm
– Công trình nằm trong quần thể các công trình di sản, nằm trên tuyến phố, ô phố nhiều công trình di sản: 1 – 5 điểm.
– Công trình ở khu vực có các hoạt động du lịch, thương mại sầm uất: 1 – 5 điểm.
– Công trình có khả năng tạo điểm nhấn thị giác cho khu vực: 1 – 5 điểm.
– Công trình có trường nhìn rộng, nhiều góc nhìn đẹp: 1 – 5 điểm.
- Giá trị trong khuôn viên công trình: 10 điểm
- Nhóm tiêu chí đánh giá giá trị bản thân công trình:
Phân cấp giá trị các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp:
- Nhóm 1: Các công trình có giá trị đặc biệt
– Các công trình thuộc loại A của Nhóm tiêu chí 1.
– Các công trình có tổng số điểm thành phần ≥ 75. - Nhóm 2: Các công trình có giá trị cao
– Các công trình thuộc loại B của Nhóm tiêu chí 1.
– Các công trình có tổng số điểm thành phần ≥ 50. - Nhóm 3: Các công trình có giá trị trung bình
– Các công trình có tổng số điểm thành phần ≥ 20.
– Các công trình có tổng số điểm thành phần < 20 đã biến dạng hoàn toàn không đưa vào diện các công trình cần bảo tồn.
Áp dụng cho việc đánh giá các công trình công cộng:
Năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7177/QĐ-UBND về “Danh mục biệt thự Pháp có giá trị”, trong đó đưa ra danh mục 1253 biệt thự có giá trị. Đây là một danh mục xếp hạng đầy đủ các biệt thự có giá trị xây dựng trước năm 1954. Cũng trong năm 2013, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND về “Danh mục các công trình công cộng có giá trị xây dựng trước năm 1954 trong khu phố cũ”, trong đó đưa ra danh mục 48 công trình công cộng có giá trị. Trong tổng số 48 công trình của Danh mục, chỉ có 31 công trình là công trình công cộng thời Pháp thuộc, 17 công trình còn lại là các biệt thự, chung cư thời Pháp thuộc được cải tạo sử dụng làm công thự. Do vậy việc áp dụng hệ thống tiêu chí để đánh giá toàn bộ các công trình công cộng thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay có thể cho ta những giá trị tham khảo tốt.
Bảng: Danh mục các công trình công cộng có giá trị xây dựng trước năm 1954
TS.KTS. Trần Quốc Bảo
Giảng viên chính khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng