Những bữa tối thân mật dưới ngọn nến êm dịu, các không gian nhà hàng sang trọng, thời thượng… Ở đó, ánh sáng hiện hữu như một phép bổ trợ diệu kỳ trong mọi thiết kế nhà hàng, dịch vụ ăn uống đẳng cấp, góp phần thay đổi cách chúng ta cảm nhận và đánh giá trải nghiệm ẩm thực.
Bước vào hành trình ẩm thực thượng hạng bằng thị giác
Trong những năm gần đây, xu hướng nhà hàng Fine Dining, hình thái thưởng thức ẩm thực cao cấp nhất đã có những bước phát triển mạnh mẽ và nhận được sự yêu thích, quan tâm của đông đảo giới mộ điệu. Trong bối cảnh đó, trải nghiệm ẩm thực cao cấp không chỉ gói gọn trong các món ăn chất lượng với nguyên liệu đắt tiền được chế biến bởi những đầu bếp có kỹ nghệ cao, cung cách phục vụ chuyên nghiệp hay vị trí đắc địa – Đó còn là câu chuyện về các yếu tố kiến trúc và không gian nhằm mang đến những giây phút thưởng thức ẩm thực thăng hoa nhất từ mọi giác quan, đáp ứng đúng tiêu chuẩn của bữa tiệc hoàn hảo.
Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, bên cạnh các thiết kế kiến trúc mang dấu ấn riêng biệt, các dự án nhà hàng Fine Dining chú trọng chăm chút thiết kế chiếu sáng, một trong những thành tố quan trọng bậc nhất trong việc hoàn thiện ý tưởng kiến trúc và nâng tầm dịch vụ, thỏa mãn cả những thực khách khó tính nhất.
Hệ thống chiếu sáng của nhiều nhà hàng Fine Dining hiện nay hướng đến sự cân bằng, hòa quyện các lớp chiếu sáng cơ bản như chiếu sáng chung, tác vụ và tạo điểm nhấn nhờ vào việc kết hợp các phương pháp chiếu sáng gián tiếp và chiếu sáng trực tiếp.
“Đọc vị” công thức chiếu sáng dành cho không gian ẩm thực cao cấp
Chiếu sáng gián tiếp (Indirect Lighting)
Đối với mô hình nhà hàng đề cao sự thoải mái về thị giác như Fine Dining, chiếu sáng gián tiếp có thể được xem là một phương pháp “đo ni đóng giày”.
Tận dụng sự phản xạ của ánh sáng qua các bề mặt bằng cách lắp đặt các giải pháp chiếu sáng ẩn bên trong kệ tủ, giữa các bậc thang và lối đi, hắt ánh sáng vào tường và trần nhà hoặc thông qua đèn rọi dành cho tranh và các tác phẩm nghệ thuật, chiếu sáng gián tiếp giúp ánh sáng được khuếch tán trở lại trong không gian một cách nhẹ nhàng, tạo nên lớp chiếu sáng chung dễ chịu, song vẫn đảm bảo cung cấp đủ độ sáng để đáp ứng cho việc nhìn nhận và di chuyển.
Hình thức chiếu sáng này củng cố các khía cạnh thẩm mỹ nhờ vào khả năng tôn vinh các vật thể trưng bày, chất liệu kiến trúc và khoác lên không gian một bầu không khí sang trọng, song không kém phần ấm áp, thân thiện – Một cách thức chào đón thực khách đầy tinh tế mà các nhà hàng Fine Dining hướng đến.
Bên cạnh đó, không ít nhà hàng Fine Dining hiện nay còn tích hợp thêm quầy bar với mục tiêu giúp trải nghiệm dùng bữa của khách hàng trở nên trọn vẹn hơn. Không gian hoàn hảo cho các hoạt động chuyện trò, gắn kết này chính là dẫn chứng điển hình nhất về khả năng chinh phục khách hàng thông qua ứng dụng chiếu sáng gián tiếp. Các sản phẩm đèn được đặt tinh tế nhằm tô điểm các kệ trưng bày rượu, các chip LED RGBW giúp đổi màu ánh sáng thường xuyên được sử dụng cho khu vực này nhằm tạo sự thích thú về mặt thị giác và tăng cảm giác mong muốn thưởng thức các loại đồ uống, đồng thời định hình cảm xúc và kiến tạo khoảng thời gian trò chuyện tuyệt vời nhất cho mọi người.
Chiếu sáng trực tiếp (Direct Lighting)
Việc tạo hiệu ứng tương tác tao nhã giữa bóng tối và ánh sáng, tăng chiều sâu cho không gian đòi hỏi sự tính toán chi tiết trong bố trí và sự kết hợp tài tình giữa chiếu sáng gián tiếp và chiếu sáng trực tiếp.
Khác với chiếu sáng gián tiếp, phương pháp chiếu sáng trực tiếp chủ yếu được sử dụng trong các khu vực chức năng như không gian dùng bữa, khu vực chế biến,… nhằm cung cấp ánh sáng vẹn toàn cho các tác vụ thưởng thức, chuẩn bị thức ăn và pha chế. Khi ứng dụng hình thức này, cường độ sáng, nhiệt độ màu của ánh sáng và góc chiếu là những yếu tố tiên quyết cần cân nhắc để không chỉ hỗ trợ tốt nhất cho những hoạt động tại các khu vực trên, làm nổi bật kết cấu, màu sắc và tính nghệ thuật của món ăn, thức uống, mà còn đảm bảo độ thoải mái về thị giác và sự riêng tư tuyệt đối cho mỗi thực khách. Sản phẩm với thiết kế nguồn sáng đặt sâu trong lòng đèn và cường độ sáng ở mức 300 lumen trở xuống là lựa chọn yêu thích của các nhà hàng Fine Dining.
Mặt khác, độ chói cũng là chỉ số tác động mật thiết đến chất lượng dịch vụ cần chú ý cho những không gian tác vụ cao với mục tiêu hạn chế tối đa sự khó chịu về thị giác. Theo các chuyên gia đến từ Unios – Thương hiệu đèn chiếu sáng kiến trúc đến từ Úc, UGR<13 chính là hệ số về độ chói lý tưởng khi lựa chọn sản phẩm chiếu sáng cho các dự án cao cấp trong ngành dịch vụ nói chung và nhà hàng Fine Dining nói riêng.
Một điều đáng lưu ý là: Hầu hết nhà hàng hạng sang chủ yếu tọa lạc tại những địa điểm trung tâm sầm uất có mật độ xây dựng dày đặc, đây là các khu vực thường xuyên đối diện với nguy cơ ô nhiễm nguồn sáng đô thị. Thế nhưng, thông qua việc tối ưu các yếu tố vừa đề cập, giải pháp chiếu sáng có thể hỗ trợ giải quyết hiệu quả vấn đề dư thừa ánh sáng, hiện tượng tràn sáng trong không gian gây ra bởi nguồn sáng của các tòa nhà, công trình lân cận, đặc biệt là với các thiết kế nhà hàng Fine Dining có cấu trúc mở hoặc sử dụng nhiều vật liệu trong suốt như kính.
Cùng Unios – Thương hiệu đèn chiếu sáng kiến trúc đến từ Úc tìm ra cảm hứng và giải pháp chiếu sáng tối ưu cho dự án nhà hàng cao cấp của bạn.
- Zalo Official Account: go.unios.com/unios_zalo
- Facebook Official Account: uniosvn
- Tải e–book về Kiến Trúc, Thiết kế và Chiếu sáng: go.unios.com/uv_firstlight
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2023)