NHÀ TRƯỜNG
Một trong những con đường ngắn nhất để đến với ước mơ là học tập. Nhưng con đường
đến trường cũng là con đường dài nhất với nhiều em học sinh miền cao.
Mô hình NHÀ-TRƯỜNG biến TRƯỜNG thực sự trở thành NHÀ của các em học sinh nội trú,
giúp các em trở thành gia đình thứ 2, đong đầy tình cảm và nâng cao tri thức.
Vị trí: Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Đây là vị trí sinh sống chủ yếu của dân tộc Mông, dù kinh tế khó khăn nhưng có tinh thần hiếu học cao. Nhiều gia đình cha mẹ đi làm xa dài ngày, không chăm sóc được con cái
Đặc biệt, dù khoảng cách từ nhà đến trường rất xa (~30km), nhưng các em học sinh vẫn chăm chỉ đến trường học tập.
Đồ án hướng tới đưa việc học tập đến gần các em học sinh, tại nhiều vị trí khác nhau, các khu vực có điều kiện môi trường và xã hội đa dạng của trung du miền núi Bắc Bộ.
MỤC TIÊU
- NGẮN HẠN
Thu ngắn khoảng cách đến trường và Tự nuôi sống bản thân.
- DÀI HẠN
Gìn giữ văn hóa bản địa
Phát triển kinh tế, dịch vụ
- GIA ĐÌNH
Gắn kết tình cảm giữa các học sinh và Lấp đầy thiếu thốn tình cảm gia đình.
Ý TƯỞNG
- Công năng _ TRƯỜNG
Công năng các trường nội trú hiện tại đảm bảo chất lượng cho việc học tập của các em học sinh. Tuy nhiên hình thái nhà xa lạ với học sinh miền núi và dần làm mất bản sắc văn hóa bản địa.
- Địa hình _ NHÀ
Sử dụng hình ảnh nhà truyền thống thân thuộc với học sinh, đồng thời công trình có xu hướng bám theo địa hình, gợi hình ảnh ruộng bậc thang tại các khu vực trung du miền núi Bắc Bộ.
- Văn hóa _ NHÀ-TRƯỜNG
Là sự kết hợp giữa công năng hiện đại và văn hóa bản địa, mô hình NHÀ-TRƯỜNG khiến các em học sinh miền cao tiếp cận văn hóa mới trong môi trường thân thuộc.
Từ một module NHÀ-TRƯỜNG phù hợp cho các khu vực ít người và có thể nhân rộng đến quy mô quần thể trường học lớn hơn. Từ đó việc học có thể đến gần hơn với các em học sinh miền cao vốn khó khan tiếp cận với giáo dục văn hóa.
Hệ thống trường nội trú hiện nay sử dụng kết cấu bê tông và kiến trúc ở đồng bằng không phù hợp địa hình, khí hậu bản địa, gây nên sự tốn kém và không phù hợp với thiên nhiên, văn hóa khu vực.
Mã số BC058- Tác giả: Đào Duy Tùng; Chu Minh Đức – Đại học Xây Dựng