“Sài Gòn Palette 2022- Nơi giao lưu nhiều nền văn hóa”: chuỗi sự kiện học thuật chào đón sinh viên năm 1

Ngày 16/10 đến ngày 13/11/2022, Khoa Kiến Trúc – Bộ môn cơ sở và tạo hình kiến trúc Đại học Kiến trúc TP. HCM phối hợp cùng CLB sketcher UAH, Cũ Mèm Studio tổ chức chuỗi sự kiện học thuật: Thiết kế ý tưởng kiến trúc – Hội thảo – Triển lãm nhằm chào đón và giao lưu các tân sinh viên kiến trúc.

Về lịch sử, bối cảnh Sài Gòn :

Bắt đầu từ khi chúa Nguyễn xác lập chủ quyền đất nước vào thế kỷ 17, sau đó là sự hình thành Chợ Lớn với sự đóng góp đáng kể của cộng đồng người Hoa di dân vào từ phong trào phản Thanh phục Minh dưới sự cho phép của chúa Nguyễn vào miền Nam mua bán, xây dựng công xưởng bến tàu, mang theo cả phong tục tập quán hòa nhập với cộng đồng người Việt suốt 300 năm.

TK19 đánh dấu bằng sự kiện miền Nam trở thành thuộc địa Pháp . Thông qua việc xây dựng Sài Gòn trở thành một đô thị lớn nhất miền Nam, những người tri thức Pháp đã tạo nên sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông và Tây, trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc bên cạnh vẫn duy trì sự đóng góp của cộng đồng người Hoa

TK20 khi Sài Gòn bắt đầu vận hành như một trung tâm hiện đại nhất của miền Nam, Sài Gòn trở thành nơi hội tụ tinh hoa của giới tri thức từ mọi miền của đất nước .

Trải qua 300 năm giao lưu và hội nhập với các nền văn hóa khác nhau, Sài Gòn trở thành nơi hội tụ tinh hoa của giới tri thức từ mọi miền của đất nước. Nơi đây như một bức tranh nghệ thuật muôn màu muôn vẻ nhưng vẫn có được những sắc thái riêng, bản sắc riêng. Đó là những tâm huyết của người Việt tài hoa và sáng tạo.

Với bảng màu Sài Gòn hiện tại và dự đoán cho tương lai, chúng ta sẽ kế thừa sự hòa trộn của bảng màu Sài Gòn như thế nào để không làm mất đi những bản sắc thuở đầu.

Sự kiện 1: Thi thiết kế ý tưởng kiến trúc

Cuộc thi diễn ra từ: 16/10/2022 đến 30/10/2022

  • 16/10: giảng đề offline tại trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM
  • 23/10: vòng loại 1
  • 30/10/: chấm vòng chung kết + Post bài thi của các đội bình chọn cho giải online
  • 8/11: trao giải

Sau chương trình trao giải, tiếp đến sẽ là phần talkshow ” Chợ Sài Gòn” của NSƯT Thành Lộc

Sài Gòn vốn là vùng thương cảng + chợ đầu mối nơi thương nhân Ấn – Hàn – Nhật – Sinh – Hoa đổ về. Đây còn là đầu mút quan trọng trong tuyến vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy mà chợ là một trong những yếu tố tạo ra bối cảnh “Sài Gòn nơi giao lưu nhiều nền văn hóa”

Nhưng ở bối cảnh hiện tại chợ truyền thống dường như được xếp sau cùng trong dự án quy hoạch đô thị, chợ truyền thống bị gò ép, di dời và dự định xóa sổ với lí do cải thiện mỹ quan cho đô thị và kinh tế hơn với các mô hình trung tâm thương mại dịch vụ,…

Vậy có lời giải nào cho chợ truyền thống cùng với sự phát triển đô thị ở Sài Gòn hiện tại và trong tương lai?

Sự kiện 2: Chuyên đề – Hội thảo

Hội thảo 1: Những layer Sài Gòn dưới góc nhìn chuyên gia nước ngoài

  • Thời gian: 2/11/2022 tại hội trường A01 của Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Diễn giả : Benjamin Tan Chin Chai (1)

  • Nội dung chuyên đề:

1. Giới thiệu concept “Giao lưu văn hóa”

Sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa luôn diễn ra ở khắp mọi nơi như một quy luật tất yếu. Tuy nhiên, khi nhắc đến cụm từ “melting pot” – nồi lẩu văn hóa, người ta liền nghĩ về Sài Gòn, một nơi hòa quyện của những giá trị bản địa và giá trị ngoại lai, từ đó định hình nên danh tính của một Sài Gòn, nơi các sắc màu giao thoa, thể hiện qua sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực, tôn giáo…

Vậy nên, thay vì bàn luận về các sắc màu riêng lẻ, hội thảo sẽ chia sẻ về cách các màu sắc tại Sài Gòn hòa quyện cùng nhau, không chỉ qua chiều dài lịch sử của thành phố mà còn thể hiện ở các chiều không gian đô thị, tạo nên nét giao thoa văn hóa thời không khó có thể nhầm lẫn của thành phố. Đồng thời xuôi dòng theo sự hòa quyện đó để dự đoán bảng màu Sài Gòn trong tương lai cùng những thách thức mà thành phố phải đối mặt.

2. Những bảng màu của Sài Gòn

  • Dòng sông là món quà tự nhiên – How Sai Gon connected to the world – Giao thoa văn hóa qua thời gian
    • Sài Gòn là cửa ngõ giao thương kinh tế –> giao thương văn hóa
    • Mối quan hệ của đô thị SG đối với mặt nước
  • Giao thoa văn hóa trong không gian: Khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên

3. Tiếp nối sự hòa trộn của bảng màu Sài Gòn mà không làm mất đi những bản sắc thuở đầu

Hội thảo 2: Sài Gòn bao giờ cũng thế

  • Thời gian: 2/11/2022 tại hội trường A01 của Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Diễn giả : TS. Nguyễn Thị Hậu (2) hiện là giảng viên tại Trường ĐHKHXH&NV.TPHCM.

Hội thảo 3: Tuồng cổ đến kịch hiện đại

  • Diễn giả: NSƯT Thành Lộc
  • Nội dung hội thảo:
    • Trong sự hội nhập nhiều nền văn hóa ở Sài Gòn, sân khấu có thể xem như một lĩnh vực khá nổi bật được nhiều người yêu mến. Trong đó gia đình của nghệ sĩ Thành Lộc có thể được xem như đại diện của giới trí thức tinh hoa ở Sài Gòn Thế kỉ 20 từ nghệ thuật tuồng cổ đến cải lương rồi kịch và nhạc kịch. Trong những vở tuồng cổ mà chúng ta được xem qua có sự pha trộn giữa hát quảng của người Hoa ở Chợ Lớn, hát điệu bộ theo kiểu hát bội của sân khấu miền Trung và có cả các làn điệu cải lương, hò lý của miền Nam cũng được sử dụng. Rồi từ tuồng cổ chuyển sang kịch và nhạc kịch theo phong cách cổ điển của phương Tây hay hiện đại. Đó là cả một quá trình diễn biến của việc hội nhập văn hóa.
    • Thông qua buổi tọa đàm, sinh viên muốn được nghe NSƯT. Thành Lộc kể về quá trình, cái cách mà người nghệ sĩ sử dụng các thể loại từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau rồi biến hóa thành cái của mình mang màu sắc riêng biệt.

Sự kiện 3: Triển lãm

  • Chủ đề: “Sài Gòn Palette 2022- Nơi giao lưu nhiều nền văn hóa”
  • Thời gian: từ 2/11 đến 13/11/2022
  • Địa điểm: 196 pasteur Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Tác phẩm trưng bày:
    • Ảnh chụp –  tranh ký của sinh viên kiến trúc
    • Bài thi TOP 20 của cuộc thi KTN trong sự kiện 1
    • Pavilion: concept “ Kế thừa từ quá khứ – hiện tại tương lai”

Triển lãm thể hiện concept chính của toàn bộ chương trình sẽ đặt tại trung tâm không gian triển lãm.

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc


Ghi chú:

(1) Benjamin Tan Chin Chai

  • Ông Benjamin là một kiến trúc sư người Singapore, từng tốt nghiệp Trường Đại học Tasmania và có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành cũng như hơn 12 năm làm việc tại Việt Nam.
  • Kinh nghiệm thực hành kiến trúc của ông Benjamin tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2004 và 18 năm công tác tại các thành phố như Chennai, Bangalore, Hà Nội, Hồ Chí Minh và Bali đã mang lại nhiều kinh nghiệm thấu suốt đối với các dự án quốc tế, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: Quy hoạch Đô thị, Khách sạn, Khu Dân cư, Khu Thương mại và Phát triển Hỗn hợp.
  • Một số dự án tiêu biểu hiện tại ở Việt Nam có thể kể đến Chung cư The Aqua Central đường Yên Phụ – Hà Nội, Khách sạn Eastin đường Duy Tân – Hà Nội, Chung cư Aquabay Sky

(2) TS. Nguyễn Thị Hậu 

  • Bà nguyên là Phó giám đốc Bảo tàng lịch sử TPHCM (1994 – 2005), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (2005 – 2014). Hướng nghiên cứu và giảng dạy chính: Khảo cổ học VN, Văn hóa Việt Nam nhìn từ khảo cổ học, Cộng đồng và di sản văn hóa đô thị, Bảo tồn di sản văn hóa đô thị… tại một số trường đại học trong và ngoài thành phố. Bà còn tham gia nghiên cứu một số vấn đề về quy hoạch đô thị, an sinh xã hội và một số vấn đề văn hóa – xã hội TPHCM…
  • TS Nguyễn Thị Hậu là Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN, Tổng Thư ký Hội Sử học TPHCM.