Zaha Hadid: Người phụ nữ làm nên Thế kỷ 21

Vào tháng 3 năm 2016, cả cộng đồng kiến trúc chấn động bởi tin kiến trúc sư nữ nổi tiếng thế giới Zaha Hadid qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 65 tại một bệnh viện ở Miami. Nhà thiết kế người Anh sinh vào ngày 31 tháng 10 năm 1950 tại Iraq, lớn lên và học tập tại Beirut và được biết đến với cái tên “Nữ hoàng của đường cong” vì những thiết kế phức tạp, độc đáo của bà đã trở thành một huyền thoại trong nền kiến trúc thế giới. Bà đã tham gia thiết kế các công trình trên khắp các châu lục và được trao giải thưởng Pritzker năm 2004 cùng hàng loạt các danh hiệu khác như Huy chương vàng của Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (2016). Bà đã vượt qua những giới hạn của một lĩnh vực được coi là “vùng đất thống trị của nam giới”.

KAPSARC (King Abdullah Petroleum Studies and Research Centre) / Zaha Hadid Architects . Nguồn: Hufton + Crow
London Aquatics Centre / Zaha Hadid Architects. Nguồn: Hufton + Crow

Trong ngày kiến trúc nói riêng, các ngành kỹ thuật xây dựng nói chung, số lượng kiến trúc sư nữ luôn là thiểu số trong mặt bằng chung. Nổi bật và có nhiều đóng góp cho nền kiến trúc thế giới nhất chắc chắn phải kể đến Zaha Hadid và những công trình cũng như phong cách kiến trúc của bà. Bà đã thay đổi nền kiến trúc với tầm nhìn xa của mình, bất chấp sự bất công đối với phái nữ trong ngành này. Những kiến thức của bà được chia sẻ rộng rãi không chỉ từ chính bà mà còn lan tỏa từ các đồng nghiệp, cộng sự, bạn bè, đã từng làm việc và được bà truyền cảm hứng. Những nhân vật dưới đây có những cái nhìn rất lạ về những khía cạnh mà chưa từng được bật mí về Zaha Hadid cũng như các ý niệm kiến trúc của bà.

Theo Phil Bernstein, Phó Trưởng khoa và Giảng viên cao cấp tại Trường Kiến trúc Yale (nơi Hadid là giảng viên) chia sẻ: “Tôi đã từng phản đối cô ấy, tôi đã nghĩ những việc phân biệt trong ngành kiến trúc sẽ không bao giờ kết thúc. và nếu cô ấy tiếp tục mọi người sẽ luôn quan niệm sự yếu đuối của phụ nữ trong các tác phẩm kiến trúc của cô ấy. Nhưng cô ấy chưa bao giờ khuất phục hay từ bỏ con đường mình đã chọn. Hầu hết các thiết kếnổi tiếng của Hadid như: Trung tâm Heydar Aliyev ở Azerbaijan và Trung tâm nghệ thuật đương đại Rosenthal ở Cincinnati đều sử dụng sở trường của cô ấy là chủ nghĩa hình thức, đặc biệt là những thiết kế tham số, những cái đã đưa Zaha Hadid trở thành độc nhất vô nhị. Cô ấy còn bị ảnh hưởng lớn bởi nền xây dựng của Nga, những nghiên cứu toán học tại Đại học Hoa Kỳ Beirut và những bức tranh phác họa của mình. Sau tất cả, cô ấy đã tạo được tiếng vang trong nhân loại, vượt qua sự phân biệt giới tính và trở thành huyền thoại phụ nữ trong thể kỉ 21.”

Nhắc đến những cộng sự lâu dài nhất của Zaha Hadid chắc hẳn Kar-Hwa Ho là một trong số đó. Với thời gian cộng tác hơn 30 năm, ban đầu ông là sinh viên của bà tại Trường Kiến trúc Hiệp hội Kiến trúc (AA) ở London, sau đó Kar-Hwa Ho làm kiến trúc sư tại ZHA, ông đã ở trong nhóm thiết kế của dự án hoàn thành đầu tiên của Hadid – Vitra Trạm cứu hỏa ở Weil am Rhein, Đức. Đây cũng là công trình mang nhiều kỉ niệm đáng nhớ về Hadid của ông. Ông chia sẻ: “Rất nhiều người chỉ nhìn thấy công việc mà chúng tôi đã làm thành công, tuy nhiên, sự thành công luôn xuất phát từ việc chăm chỉ làm việc và không có ngoại lệ nào khác. Trong khi chúng tôi làm việc chung, cô ấy liên tục thúc đẩy chúng tôi thử nghiệm các mô hình và bản vẽ, liên tục, liên tục đẩy các giới hạn của một dự án lên. Chính điều đó khiến chúng tôi làm việc năng suất và đưa ra những ý tưởng công trình độc đáo chưa từng có. Tôi nghĩ, khi nhìn lại, điều tuyệt vời nhất khi làm việc với Zaha chính là được học rất nhiều thứ mình còn thiếu sót từ cô ấy”.

Robert Stern – cộng sự sáng lập của công ty kiến trúc có trụ sở tại New York, Robert A.M đã chia sẻ: ” Khi còn đi học, Hadid là một học sinh xuất sắc, tôi rất vinh dự khi được bổ nhiệm trở thành giáo sư thiết kế của cô ấy trong trường Yale. Trong triết lý về thiết kế, tôi và Hadid có những sự khác biệt rõ ràng, cách tiếp cận của cô ấy với công trình thường ngoạn mục và tạo ra một cách thiết kế độc đáo riêng của mình, còn tôi tôn trọng những thứ có sẵn của hiện trạng và từ đấy xây dựng lên công trình. Theo cách nói vui của phương Tây thì cô ấy ở bên trái còn tôi ở hướng ngược lại – bên phải, nhưng điều đó không có vấn đề gì vì trong kiến trúc có nhiều trường phái khác nhau, nhiều cá tính khác nhau những đều đem lại những giá trị thẩm mỹ và công năng hoàn hảo cho công trình.” 

Nguồn: MIR
Heydar Aliyev Centre / Zaha Hadid Architects. Nguồn: Hufton + Crow

Hadid không bao giờ khô khan như cái cách mà người ra vẫn gọi về cái nghề của bà. Những sinh viên từng được bà giảng dạy còn chia sẻ về sự thời trang, quyến rũ trong ăn mặc, sự dí dỏm và tâm lý của bà. Trong sự nghiệp của bà, bà luôn đi đầu chọn những vấn đề khó và giải quyết theo cách riêng của mình, kể cả những vấn đề các kiến trúc sư nam khác đã từng thử sức. Haidid có quan điểm cực mạnh mẽ về những gì mình thiết kế, bà học rất nhiều, viết rất nhiều, dạy rất nhiều và đưa những kinh nghiệm trong đời sống vào bản vẽ của mình. Giới kiến trúc sư nam thường không tin vào những gì các đồng nghiệp nữ làm được trong ngành thiết kế công trình. Bởi lẽ, xưa giờ, họ chỉ thường tham gia vào các lĩnh vực thiết kế nội thất hay cảnh quan. Chính Zaha Hadid đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm đó, với những tác phẩm khúc khuỷu mà uyển chuyển như những cành xương rồng đang vươn lên trong môi trường “sa mạc” đầy tính chọn lọc và khắc nghiệt.


Cẩm Tú – TCKT.VN
(Biên dịch từ Archdaily)
© Tạp chí kiến trúc