Di sản là nền tảng của một thành phố sáng tạo

Bối cảnh

Đề cập đến khái niệm “Thành phố (TP) sáng tạo”, trước hết là TP đảm bảo tính “nhân văn” và “bền vững”. Đô thị càng phát triển, càng sáng tạo thì càng cần giữ gìn bản sắc vì bản sắc là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế ở tất cả các TP, đặc biệt là các TP mang yếu tố lịch sử như Hà Nội, TP HCM.

Năm 2019, UNESCO đã ghi danh 246 TP vào Mạng lưới các TP sáng tạo trong đó có Hà Nội. Các TP tham gia Mạng lưới đều đặt sáng tạo văn hóa, phát triển nguồn lực văn hóa làm trung tâm của quá trình phát triển bền vững.

Việc Hà Nội tham gia Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO là vinh dự lớn, nhưng cũng đặt ra thách thức để tận dụng cơ hội này, thương hiệu này mang lại những tác động tích cực với sự phát triển bền vững của TP, hướng tới tầm vóc Thủ đô sáng tạo ở khu vực và trên thế giới.

Một thách thức đi kèm với cơ hội này là: Làm sao giữ được nền tảng văn hóa, đặc biệt là yếu tố di sản trong đó có di sản kiến trúc để giữ được giá trị của TP? Đây là một câu hỏi lớn, nhất là trong điều kiện ý thức, sự hiểu biết về bảo tồn di sản còn rất yếu, ngay cả cấp chính quyền đô thị, các nhà tư vấn, các nhà chuyên môn và người dân cũng chưa nhận thức đầy đủ và phù hợp.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh:KTS Nguyễn Phú Đức
Văn Miếu Quốc Tử Giám – Ảnh: KTS Nguyễn Phú Đức

Di sản trước làn sóng phát triển đô thị

Kể từ 10 năm nay, cho dù ở nơi này, nơi kia đã có những hành động bảo vệ di sản, nhưng di sản vẫn bị phá hàng loạt. Di sản thường nằm ở “lõi” đô thị cổ nên nó trở thành miếng “mồi” béo bở. Nhiều nhà đầu tư và chính quyền coi di sản là bất động sản, vì vậy lõi đô thị ngày càng bị “nhổ đi” biết bao nhiêu công trình có giá trị. Khi bị mất dần sự liên kết, mất chuỗi hoặc mảng di sản, các công trình đơn lẻ sẽ không còn khả năng tự chống đỡ do nó không còn được đặt trong bối cảnh là một vùng di sản, một chuỗi cảnh quan đô thị. Những di sản ở trung tâm Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Lạt… ngày càng thưa, lạc lõng giữa rừng kính thép, bê tông bủa vây. Và, khi không còn quần thể, di sản mất giá trị, kể cả giá trị thẩm mỹ và văn hóa, lịch sử, di sản lại càng bị phá nhanh hơn.

Những ngộ nhận về bảo tồn di sản

  • Bảo tồn luôn tốn kém, ít mang lại giá trị: Rất nhiều người cho rằng phải ở những nước giàu có, những đô thị phát triển mới có điều kiện về tài chính để bảo tồn, do bảo tồn là công việc đòi hỏi quá nhiều chi phí. Thực tế thì có rất nhiều cách để bảo tồn mà không phải lúc nào cũng tốn kém. Ở một số nơi như thị trấn Ubud, Bali (Indonessia), Yangon (Myanmar), hay ở Hội An (Việt Nam), việc trùng tu, nơi bảo tồn trở thành một nét văn hóa, niềm tự hào của người dân thì bản thân người dân nhiều khi là người chủ động đầu tư cho di sản vì di sản nuôi sống họ;
  • Khư khư giữ di sản sẽ không còn đất cho phát triển: Khi ưu tiên di sản là khi chúng ta thông minh, lựa chọn giải pháp tăng giá trị cho bất động sản khu vực lõi. Như vậy: Đã ưu tiên cho di sản, chúng ta cần phải điều chỉnh vị trí quy hoạch cho các khu phát triển hiện đại của đô thị được tách ra khỏi khu lõi bảo tồn. Một bài học rất tốt của Singapore khi phát triển khu Vịnh Marina hay đảo Sentosa để tổ chức các trung tâm thương mại, khu phức hợp, giải trí. Giãn bớt các hoạt động gây sức ép lên khu trung tâm phố cũ… Hay Paris quy hoạch khu La Defence (còn được gọi với cái tên – Paris mới) là nơi tập trung các tòa nhà cao tầng, khu hành chính mới, thương mại, nhà ở cao cấp… Sau này chính La Defence lại trở thành “di sản mới” vì những điểm đặc sắc của nó;
  • Nên ưu tiên phát triển kinh tế. Những khu phố cổ, phố cũ không còn phù hợp trong cuộc sống đương đại, cản trở phát triển – Tương tự như cái cách mọi người đang nghĩ rằng di sản là rào cản cho sự phát triển, thực tế ở các đô thị có di sản, ưu tiên cho di sản chính là ưu tiên cho sự phát triển bền vững – Vì di sản là nguồn giá trị hấp dẫn của một đô thị;
  • Bảo tồn di sản chỉ cần bảo tồn tòa nhà, không cần tính đến vị trí, bối cảnh trong đô thị, ô phố. Thực ra, việc bảo tồn di sản là bảo tồn một môi trường có chứa kiến trúc cũ cần bảo tồn. Do môi trường mới là yếu tố quan trọng và dễ bị tổn thương trong đô thị có di sản.

Những thách thức mà di sản phải đối mặt

Hiện nay, ở Việt Nam, các TP lịch sử đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì mang nhiều di sản nhưng vẫn phải đáp ứng được kỳ vọng phát triển kinh tế của địa phương. Mục tiêu tìm kiếm và đề xuất một mô hình phát triển cân bằng giữa kinh tế và bảo tồn di sản.

  • Công trình di sản kiến trúc đô thị bị mai một, xuống cấp. Quỹ Di sản trong đô thị ngày càng bị thu hẹp;
  • Bảo tồn mới chỉ dừng lại ở hội thảo mà chưa tiến tới luật hóa;
  • Khâu nghiên cứu, khảo sát hiện trạng, tìm hiểu lý lịch di tích thực hiện chưa chuẩn xác, đánh giá chưa đúng mức.

Giải pháp cho Bảo tồn di sản để thúc đẩy phát triển đô thị thông minh

(Cầu Long Biên - Ảnh: KTS Nguyễn Phú Đức)
(Cầu Long Biên – Ảnh: KTS Nguyễn Phú Đức)

Bảo tồn phải song song với phát triển, nếu ngay từ đầu ta chỉ chú tâm tới việc phục dựng, làm cho công trình sống lại mà không dự tính cho nó một chức năng mới để khai thác, sử dụng vào mục đích phục vụ cho cộng đồng, không tính đến tính liên kết giữa công trình với các khu vực chức năng khác trong đô thị. Không tính đến tính kết nối các công trình di sản với nhau làm cho các di sản không được chú trọng hay quan tâm của cộng đồng. Các công trình di sản đó sau khi được trùng tu phục dựng rồi mai một, trôi vào quên lãng và xuống cấp trở lại. Di sản đô thị lại xộc xệch, mất dần dấu ấn thời gian và giá trị.

Một công trình biệt thự rất đẹp nằm ở trung tâm đô thị chiếm một diện tích đất lớn nhưng luôn bị xâm lấn xung quanh không khai thác được, tính chất bất động sản của công trình quá lớn so với giá trị di sản. Không kết nối được với các công trình khác trong khu vực để khai thác hiệu quả thì việc gìn giữ bảo tồn có thể gây phản cảm, gây phản ứng từ chủ đầu tư và cộng đồng khu vực. Nhiều công trình như vậy rải rác khắp nơi ở trong khu vực của đô thị làm cho đô thị không phát triển được. Lý do nhìn đâu cũng bảo tồn, vì không có quy hoạch, đánh giá kỹ về mặt tổng thể di sản đô thị.

Trong một thế giới hội nhập, biến đổi liên tục như hiện nay, việc gìn giữ những di sản cho thế hệ tương lai là một quan niệm rộng với tầm nhìn xa hơn. Khi nói đến cảnh quan đô thị không phải người ta đề cập đến một di sản hay một công trình kiến trúc cụ thể mà đó là dự án tổng thể cho cả đô thị.

Cụ thể các giải pháp cho Hà Nội gồm:

  1. Hà Nội cần thành lập một Hội đồng di sản đô thị, trong đó thành viên hội đồng gồm các ngành chức năng và đại diện nhân dân tham gia để cùng góp ý, chọn lựa các công trình tiêu biểu, có dấu ấn về thời gian, giá trị nghệ thuật, văn hóa lịch sử của đô thị để ưu tiên bảo tồn. Hội đồng di sản đô thị hàng năm phải kiểm tra đánh giá để phát hiện đưa vào các di sản mới, đồng thời loại bỏ một số di sản không còn phù hợp. Hội đồng di sản lên kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý quỹ di sản đó theo quy định của pháp luật về di sản;
  2. Đề ra các chính sách hợp lý di sản đô thị. Xem các công trình di sản là di sản chứ không phải bất động sản để từ đó hỗ trợ về các khoản thuế, việc bảo quản, sữa chữa, trùng tu và khai thác quỹ di sản đó một cách hợp lý. Có sự gắn kết giữa nhà nước và tư nhân;
  3. Công tác khảo sát, thiết kế, xây dựng tôn tạo quỹ di sản phải được xây dựng trên một khung pháp lý riêng dựa trên pháp luật xây dựng. Nếu ứng xử với di sản như công trình mới thì chất lượng của di sản sẽ mất đi bản sắc và chất lượng di sản sẽ bị mai một;
  4. Gắn kết các hoạt động của cộng đồng đối với quỹ di sản sau khi được công nhận để cho di sản được đi vào công chúng – Tạo cho di sản tiếp tục được “sống”.

Lời kết

Với bề dày nghìn năm văn hiến, kho tàng di sản đô thị to lớn của Hà Nội sẽ trở thành một trong những nguồn lực quan trọng phát triển các lĩnh vực sáng tạo. Tham gia Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO là bước đi đầu tiên nhưng rất quan trọng đối với mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Hà Nội. Đặc biệt, tầm nhìn và thương hiệu của một TP sáng tạo sẽ tạo điều kiện để Hà Nội có thể thúc đẩy cạnh tranh trong thu hút đầu tư quy mô lớn, kích thích tái tạo đô thị và tập trung các chương trình dân sinh…

Nếu “bảo tồn di sản” thực sự trở thành từ khóa đi song song với từ khóa “TP sáng tạo”, Hà Nội sẽ có thể làm nổi bật giá trị của mình bên cạnh những TP sáng tạo ở Châu Á.

PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh
(Bài đăng trên Tạp chí kiến trúc số 11-2020)


Tài liệu tham khảo:
1. Duy Biên – Nắm cơ hội để phát triển, Báo điện tử Hà Nội Mới, ngày 22.12.2019;
2. Nguyên Hạnh Nguyên; “Di sản Việt Nam bị mất dần: Bài học rút ra”, Tham luận tại Hội thảo Quốc tế về “Bảo tồn di sản và Phát triển Kinh tế”, TP HCM 10-11.9.2019

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.