Giới KTS Việt Nam với sứ mệnh kiến trúc

Từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay đã 78 năm. Giới KTS Việt Nam với tổ chức của mình Đoàn KTS (nay là Hội KTS) đã đồng hành cùng đất nước cũng đã được 75 năm (1948-2023).

Các đơn vị được trao Bằng “Vì sự phát triển kiến trúc” tại Lễ kỷ niệm 75 năm Hội KTS Việt Nam

KTS Việt Nam từ ban đầu khoảng 50 người được đào tạo tại Pháp và tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, nhưng chỉ có gần một nửa ở lại xây dựng đất nước và khi chiến tranh nổ ra số KTS theo kháng chiến ra các chiến khu càng ít hơn. Họ là thế hệ đầu tiên, theo chính phủ cách mạng cho đến sau này.

Sau hiệp định đình chiến Geneve (1954) hoà bình được lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Nhu cầu xây dựng lớn mà lực lượng thiết kế thiếu, vì vậy Chính phủ có chủ trương phát triển lực lượng này.

Một mặt gửi đi đào tạo ở nước ngoài như Liên Xô, Trung Quốc, tiếp đến là Cuba, Rumani… Năm 1960 -1961, “lớp KTS” đầu tiên đào tạo trong nước – tiền thân ĐH Kiến trúc Hà Nội ngày nay (được thành lập ngày 17/9/1969 trường ĐH Kiến trúc Hà Nội được thành lập theo QĐ181/CP của Chính phủ). Sau khi thống nhất đất nước có thêm ĐH Xây dựng (năm 1967, khoa kiến trúc được thành lập tại Trường ĐH Xây dựng theo QĐ của Chính phủ (https://moc.gov.vn/en/news/51042/khoa-kien-truc-va-quy-hoach–truong-dai-hoc-xay-dung-40-nam-hinh-thanh-va-phat-trien.) và ĐH Kiến trúc TP HCM

Cho đến những năm 80, số KTS này đã lên tới 1000 người, họ là thế hệ thứ 2, nòng cốt một thời.

Sau mở cửa hội nhập, đất nước chuyển sang thời kỳ mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đòi hỏi kiến trúc càng tăng, càng đa dạng phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, nhiều cơ sở đào tạo KTS ngoài công lập thành lập và là một nguồn bổ sung lực lượng cho giới. Một thế hệ trẻ – thế hệ thứ 3 kế tục tương lai.

Từ vài chục KTS, sau hơn 70 năm, Việt Nam đã có 1 đội ngũ của 3 thế hệ với vài chục ngàn người. Họ đã tiếp nối với hoàn thành sứ mệnh tạo dựng và phát triển nền kiến trúc mới cho đất nước.

Trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập, Hội KTS Việt Nam đã tôn vinh và trị ân giới kiến trúc về những đóng góp trên. Nhiều gia đình vợ chồng, bố mẹ với con cái, đặc biệt nhiều nhà cả 3 thế hệ đều là KTS.

Thế hệ thứ nhất

Bước vào nghề trong bối cảnh chiến tranh. Tại chiến khu chỉ có 1 số “công trình kháng chiến” với những vật liệu thô sơ tranh, tre, nứa, lá… tuy vậy các KTS đã cố gắng đáp ứng, với bản năng nghề nghiệp họ còn quan tâm sáng tạo những giá trị nghệ thuật cho nó.

Sau 8 năm kháng chiến, tiếp quản Thủ đô, chính phủ tập trung xây dựng công nghiệp do các nước XHCN viện trợ. Các công sở và công trình công cộng chủ yếu sử dụng nhà có sẵn (được Pháp và người dân di tản vào Nam để lại). Tuy nhiên, vẫn cần một số loại công trình được xây dựng mới, cá biệt cho Trung ương, Bộ, Ngành, Trụ sở cấp tỉnh và một số nhà chính cho các trường ĐH, bệnh viện, đại trà nhất là các khu nhà ở cho công nhân (1-2 tầng) và cho cán bộ nhân viên Nhà nước, mà mở đầu là khu nhà ở tập thể (4-5 tầng) theo mô hình “tiểu khu XHCN” Kim Liên Hà Nội (1960).

Tuy không nhiều, nhưng những sáng tác của họ rất có ý thức, đặt nền móng cho tư duy về vấn đề tìm bản sắc riêng cho nền kiến trúc mới Việt Nam thế nào? – Một nền kiến trúc hiện đại, thích ứng khí hậu, phù hợp điều kiện kinh tế, tổ chức hoạt động và nếp sống của con người mới bấy giờ.

Trong lĩnh vực đào tạo, trên thế giới không nhiều nước có trường ĐH chuyên ngành cho KTS, phần lớn là các khoa thuộc cơ sở khác như mỹ thuật hay kỹ thuật, Việt Nam đã mạnh dạn tiên phong. Như trên đã nêu, từ lớp KTS ban đầu cho đến 3 trường ĐH sau này.

KTS thế hệ này vừa là người đặt nền móng, tổ chức, vận hành thực hiện. Họ là những bậc thầy đối với thế hệ tiếp sau.

Sau bối cảnh và số phận đã đưa họ đến 1 tình thế khác, do là lực lượng “cốt cán” trong lĩnh vực kiến trúc nên Nhà nước lại giao thêm cho họ trọng trách tổ chức và quản lý ngành.

Nhiều hoặc có thể nói hầu hết các bậc tiền bối đều được “làm quan” là thủ trưởng từ cấp Bộ đến các Viện thiết kế, quy hoạch, nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý. Với trách nhiệm của mình họ đã tư vấn cho Chính phủ định hướng đường lối, các chính sách thuộc ngành, cơ sở cho các văn bản pháp lý về chuyên môn.

Có thể nói rằng, thế hệ KTS đầu tiên đã đặt nền móng ban đầu cho nền kiến trúc Việt Nam mới, hiện thực XHCN theo tư tưởng của đề cương văn hoá Việt Nam “Khoa học, dân tộc, đại chúng”.

KTS thế hệ thứ 2

Đây là lực lượng đông nhất, đột phá thời bấy giờ, có những đặc thù về nguồn cũng như biến động xã hội tác động đến làm nghề và sự đóng góp của họ cho sự nghiệp.

Lớp đầu những năm 60-70 được đào tạo ở nước ngoài về và từ “lớp KTS” đào tạo trong nước.

Lớp sau chủ yếu từ các trường ĐH Kiến trúc, Xây dựng ở miền Bắc và sau thống nhất 1975 từ ĐH Kiến trúc TP HCM cho tới những năm 80.

Trước đây, do có ít KTS nên Nhà nước có cơ chế đào tạo trung cấp. Sau này họ được đào tạo nâng lên ĐH qua các lớp “chuyên tu” do các trường ĐH đảm trách.

Cả 3 nguồn trên, hình thành thế hệ thứ 2 – cũng từ thế hệ này mở ra hình ảnh của giới nữ trong lĩnh vực nghệ thuật đặc thù này.

Về biến động xã hội, giai đoạn trước 1975, ở miền Bắc, các KTS hoạt động trong môi trường xây dựng CNXH song bị ngưng trệ vì 8 năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngoài phục vụ xây dựng công trình phòng không các Viện thiết kế chuyển sang nghiên cứu, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, một số anh chị em được Chính phủ cho đi tu nghiệp ở nước ngoài (thực tập khoa học hay nghiên cứu sinh).

Mọi sự nghiệp được bắt đầu và phổ biến từ sau khi thống nhất nước nhà.

Với ưu việt của chế độ, Nhà nước chủ trương cho xây dựng các công trình phúc lợi theo hệ thống toàn quốc: Hệ thống bệnh viện các tuyến, nhà văn hoá, trường học phổ thông, một số trường đại học, viện nghiên cứu.

Đặc biệt tiếp tục phát triển các khu nhà ở tập thể ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, TP HCM với chủ trương mới công nghiệp hoá lắp ghép: Vovoa Cuba, tấm nhỏ CH Đức, tấm lớn Liên Xô và sau này có tấm lớn Hà Nội.

Mặc dù còn nghèo, còn nhiều hạn chế về nghề hạn chế về kỹ thuật công nghệ, vật liệu… nhưng toàn bộ nhu cầu kiến trúc của XH đều được KTS đáp ứng trọn vẹn. Tuy chưa có kiến trúc cao tầng (do chưa có thang máy) công trình công nghệ cao, hay công trình biểu trưng nghệ thuật… nhưng bộ mặt đô thị đã được hình thành trật tự và có hình ảnh.

Sau mở cửa và những năm đầu thế kỷ 21, đất nước phát triển lên tầm cao mới trên nền tảng cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, điều kiện kinh tế khả dĩ hơn, nguồn đầu tư đa dạng phong phú (có thêm nước ngoài và tư nhân) kiến trúc bùng nổ, KTS có cơ hội sáng tạo.

Trước đổi mới KTS hành nghề trong các tổ chức thiết kế của Nhà nước, từ TƯ đến các địa phương, các thị trường KTS và các tổ chức tư vấn sau này phải tự cạnh tranh tìm đầu vào, phải trải qua thử thách tự nâng cao mình thích ứng, tự tạo thương hiệu gây uy tín đối với XH.

Năm 1994 để động viên sáng tạo nói chung cho giới văn học nghệ thuật, nói riêng cho lĩnh vực kiến trúc, chính phủ cho thành lập “Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia”. Nhiều công trình của KTS thế hệ 2 đã được vinh danh khích lệ sáng tạo, đồng thời công bố cho xã hội hiểu thêm về vai trò kiến trúc cũng như đóng góp của giới KTS cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, từ lúc ban đầu với sự hợp tác (chủ yếu học hỏi) với các chuyên gia nước ngoài trong việc lập quy hoạch chung thủ đô (với Liên Xô), Hải Phòng (Balan), Vinh (CHDC Đức), Thái Bình (Bulgaria)… ngày nay từ những kiến thức kinh nghiệm ban đầu ấy, kết hợp luận thuyết mới của thế giới trong môi trường thị trường, KTS Việt Nam đã cập nhật và sáng tạo phù hợp, lập QHXD áp dụng vào thực tế cho hàng trăm đô thị khắp cả nước.

Thế hệ này vẫn tiếp nối cha anh trong sự nghiệp đào tạo, họ là bộ khung cơ bản của lực lượng thầy giáo, vừa là người tổ chức, vừa là người lãnh đạo các trường đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp tới công nhận lẫn nhau.

Trong quá trình làm nghề, nhiều KTS trưởng thành không những trở thành lãnh đạo các tổ chức thiết kế, quy hoạch xây dựng mà còn được Nhà nước giao trọng trách trong lĩnh vực quản lý từ Bộ ngành TƯ, các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo đến các địa phương, đặc biệt các KTS con em miền Nam ra tập kết, sau hoà bình thống nhất đất nước trở về họ đều được tin cậy giao nhiệm vụ lãnh đạo các viện thiết kế, quy hoạch xây dựng, các sở xây dựng địa phương, KTS trưởng hai TP lớn Hà Nội, TP HCM, nhiều KTS là lãnh đạo cấp tỉnh.

Tóm lại, có thẻ nói rằng KTS thế hệ thứ nhất là người đặt nền móng ban đầu cho nền kiến trúc nước Việt Nam, thì thế hệ thứ 2 là người kế tục hoàn thiện nền móng ấy, và xây dựng bộ khung hình hài cho nó trên định hướng hiện đại, bản sắc mang đậm tính “Chân – Thiện – Mỹ”.

Giờ đây họ đã rời nhiệm Sở, nhường cho thế hệ thứ 3 tuy còn khá nhiều KTS đang còn sức khoẻ và điều kiện, vẫn còn say nghề đang tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp mà mình đã chọn.

KTS thế hệ thứ 3

Lớp người thuộc con, em của thế hệ thứ 2, ra làm nghề vào những năm 90. Lứa đầu của thế hệ này nay đã vào độ chín muồi trong sự nghiệp nghề.

Họ đã trưởng thành từ cộng tác với lớp KTS của thế hệ trước, tiếp nhận kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề của cha anh, đồng thời lại may mắn được sống và làm việc trong thời kỳ mà thế giới có chuyển biến mạnh về khoa học công nghệ nên đã tiếp nhận được những cái mới của thời đại từ tư duy đến phương thức sáng tác, kỹ năng diễn đạt thể hiện thông minh.

Đây cũng là thời kỳ hội nhập, nhiều công trình lớn, kỹ thuật phức tạp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lại do người nước ngoài thiết kế.

Cộng tác với họ, KTS trẻ Việt Nam làm quen và thành thạo dần kiến thức, kinh nghiệm, phong cách làm việc thời hiện đại kỹ thuật số và nhất là kỹ năng hành nghề trong bối cảnh thị trường.

Được cập nhật thông tin, học tập và tiếp cận bên ngoài, họ đã nhạy bén đưa vào cuộc sống và nghề nghiệp các xu hướng phát triển kiến trúc và xã hội mới như kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, kiến trúc xã hội dành cho người yếu thế… Nhiều KTS trẻ đã tiên phong thực nghiệm và đã có nhiều công trình được vinh danh ở các giải thưởng của các tổ chức quốc tế, trong nước, của Hội KTS Việt Nam và các địa phương.

Chúng ta có thể hãnh diện nói rằng, giới KTS Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn lịch sử vừa qua với một thành tựu khổng lồ và nhanh chóng.

Tuy nhiên cũng như các lĩnh vực nghệ thuật khác chúng ta đã sản sinh ra rất nhiều sản phẩm song còn rất ít tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ngang tầm thời đại.

Chúng ta đã mở đầu, hình thành con đường đi với những thành tựu đáng ghi nhận, còn tới đích với sự hoàn thiện theo mong ước thì dành cho KTS thế hệ kế tiếp.

KTS Nguyễn Thúc Hoàng
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 03-2023)

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.