Làng nghề đón Xuân

Có một nhà nghiên cứu về Hà Nội đã nói: “Hà Nội là một ngôi làng lớn”. Điều này là có lý bởi Hà Nội là một đô thị lớn, nơi hội tụ của giới thương gia, cũng là nơi hội tụ các cộng đồng các làng nghề, do đó có tên gọi “Kẻ Chợ” (Những người của chợ). Người Hà Nội cũng là người tứ xứ về và mỗi người mang về đây một cái văn minh, một nền văn minh làng xã ngày xưa. Hà Nội chính là như thế, rộng mở đón nhận tất cả. Hà Nội có Ngũ Xã (5 làng), có Hàng Thiếc, có Lò Rèn, Lò Đúc…Hà Nội giàu có là vì thế. Càng chấp nhận nhiều càng tốt vì mỗi làng xã là một nền văn minh. Chính những giá trị văn hóa đặc sắc của làng đã được kết tinh và lan tỏa ở mảnh đất kinh kỳ và trở thành nét tinh hoa Hà Nội.

MS (21)

Mặc dù không còn mạnh mẽ như xưa, nhưng vẫn cón đó sự liên kết những cặp phố – làng. Vì dụ, phố Lò Rèn xưa còn gọi là phố Hàng Bừa chủ yếu là các thợ rèn từ làng Xuân Phương lên đây làm ăn – Hoặc phố huốc Bắc chủ yếu là người dân từ làng Nành (Ninh Hiệp xưa); còn phố Hàng Bạc có nhiều người ở làng Châu Khê và làng Định Công lên lập nghiệp…Mỗi phố một nghề và đều có gốc gác từ làng.

Xuân sang, Tết đến, các làng nghề thủ công lân cận cùng những phố nghề trong nội thành lại tập trung nguồn lực, vật lực để tạo ra các sản vật cùng những món ăn tinh thần phục vụ Tết. Có thể kể tên ra môt số như: “Cam Canh – Bưởi Diễn”, giò chả Ước Lễ, đào quất Nhật Tân, hương trầm Cao Thôn và không thể thiếu tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống…Điều này tạo nên một không khí phồn thịnh, nhộn nhịp ở Hà Nội mỗi dịp xuân về.

Xin chia sẻ với các quý vị bộ ảnh nhỏ ghi lại những nét làng xưa, những hương vị Tết truyền thống mà nhờ đó người Hà Nội luôn được đón xuân trong hân hoan, no đủ và đậm đà bản sắc Việt.

MS (25)

MS (9) MS (4)
MS (5)

MuaXuan (21)

Lê Bích

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 1+2/2016)

Triển lãm Làng nghề đón xuân
Thực hiện bởi: Nhiếp ảnh gia Lê Bích
Địa điểm: Đình Kim Ngân
số 42-44 phố Hàng Bạc-Hoàn Kiếm-Hà Nội