Skip to content

Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Tạp chí Kiến trúc
    • Hội KTS Việt Nam
    • Tạp chí Kiến trúc
  • Tin tức
    • Hội KTS Việt Nam
    • Tạp chí Kiến trúc
      • Cuộc thi – Giải thưởng
      • Hội thảo – Tọa đàm
    • Thế giới
    • Trong nước
  • Chuyên mục
    • Lý luận phê bình
    • Kiến trúc bền vững
    • Kiến trúc & Xã hội
    • Kiến trúc & Quy hoạch
    • Kiến trúc & Nội thất
    • Công nghệ & Vật liệu
    • Bảo tồn di sản
    • Kiến trúc Thế giới
    • Đào tạo KTS
    • Diễn đàn
  • Chuyên đề
  • Tác giả & Tác phẩm
  • Cuộc thi
    • Trong nước
    • Quốc tế
    • Tạp chí Kiến trúc tổ chức
    • Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia
    • Giải thưởng Loa Thành
    • Cuộc thi Ngôi nhà mơ ước
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo
    • Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
    • Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023
    • Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022
    • Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021
  • Bạn đọc
  • Liên hệ
    • Tòa soạn Tạp chí Kiến trúc
    • Đặt mua báo in
    • Bảng giá Quảng cáo
  • English
  • Close

Trang chủ » Chuyên mục

Xây dựng biểu tượng cho Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam

Chuyên mục
27/07/2022

Chi hội KTS Cảnh quan Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Society of Landscape Architecture – VSLA) đã chính thức được thành lập ngày 11/01/2021, đánh dấu một hành trình chinh phục mới, bài bản, mạnh mẽ và quyết liệt hơn của giới KTS Cảnh quan tại Việt Nam. Tổ chức đóng vai trò dẫn dắt hoạt động và đại diện cho tiếng nói của cộng đồng KTS Cảnh quan Việt Nam được pháp luật và xã hội công nhận. Sự ra đời của Chi hội KTS Cảnh quan Việt nam đã tạo nên những mảnh ghép cuối cùng trong việc tạo lập bức tranh tổng thể và hoàn chỉnh của Hội Kiến trúc sư nước nhà.

Để hoàn thiện công tác tổ chức, Chi hội cần có biểu tượng riêng nhằm truyền tải những tôn chỉ hoạt động một cách rõ ràng tới cộng đồng xã hội. Sau một thời gian nghiên cứu sáng tác, biểu tượng của Chi hội KTS Cảnh quan đã được BCH thống nhất và lựa chọn. Tác giả của biểu tượng là KTS Lê Thanh Tài – công tác tại công ty Gon Design Studio, thành phố Đà Nẵng. Biểu tượng đã khái quát được những quan điểm và triết lý hoạt động cốt lõi của Chi hội KTS Cảnh quan của Việt Nam.

Hình 01. Ý tưởng thiết kế biểu tượng của Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam.
Hình 01. Ý tưởng thiết kế biểu tượng của Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam.

1. Sự phân chia nhánh nhỏ (KTS CQ VN) từ nhánh lớn (KTS VN)

Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam – Tổ chức được hình thành từ Cây đại thụ lớn của KTS nước nhà, đó là Hội kiến trúc sư Việt Nam. Bởi vậy, biểu tượng của Chi hội được xây dựng xuất phát từ những nét cơ bản của biểu tượng Hội KTS Việt Nam. Hơn nữa, những đường nét mềm mại trên biểu tượng như muốn nhấn mạnh tinh thần xây dựng một tổ chức mà ở đó dưới sự chỉ đạo của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Chi hội KTS Cảnh quan Việt Nam có những hoạt động thực tiễn để truyền tải thông điệp về Kiến trúc Cảnh quan một cách chính thống và có tác động tích cực hơn tới cộng đồng xã hội – góp phần cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung của Kiến trúc sư cả nước.

2. Ý nghĩa phân mảng và tạo hình

Biểu tượng sử dụng các đường nét mềm mại từ biểu tượng gốc của Hội KTS Việt Nam; nhưng đồng thời thông qua những mảng màu này để truyền tải 4 nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan: cân bằng sinh thái, công năng sử dụng, giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn.

2.1. Cân bằng sinh thái

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững của một không gian kiến trúc cảnh quan. Giải pháp xây dựng những yếu tố nhân tạo dựa trên việc khai thác tối ưu các thành phần tự nhiên trong không gian sống; qua đó giúp định hướng tổ chức không gian và hoạt động cho con người bằng cách sắp xếp một cách hài hòa, cân bằng giữa các yếu tố cấu thành cảnh quan và tuân theo các quy luật vận động của các hệ sinh thái tự nhiên.

2.2. Công năng sử dụng

Bố cục không gian chức năng rõ ràng với các tính chất và nhu cầu sử dụng khác nhau trong các mối quan hệ không thể tách rời giữa các không gian. Tạo hình không gian đáp ứng được thói quen và sự tiện lợi trong hoạt động của con người.

2.3. Giá trị thẩm mỹ

Tạo lập giá trị thẩm mỹ dựa trên sự phối hợp tinh tế các hoạ tiết hoa văn, chất liệu, chất cảm và màu sắc của các vật liệu bề mặt khác nhau trong sự cân bằng, hài hoà và thống nhất về tỷ lệ giữa các thành phần cấu thành không gian cảnh quan. Biến các thành phần này trở thành biểu tượng hoặc không gian đặc trưng cho khu vực thiết kế dựa trên những đặc điểm mang tính khác biệt của mỗi khu vực.

2.4. Giá trị nhân văn

Tạo lập các không gian cảnh quan dựa trên nguyên tắc khai thác và phát huy giá trị văn hoá, tính bản địa nhằm nhấn mạnh giá trị đặc trưng vùng miền, khu vực thiết kế cũng như những giá trị nhân vân cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Nguyên tắc này càng trở nên quan trọng trong thời kỳ quốc tế hoá mạnh như hiện nay; sự giao thoa văn hoá và tốc độ đô thị hoá nhanh đang làm cho những giá trị bản địa, truyền thống dần mai một và những tác động tiêu cực từ sự nổi lên của những tư tưởng sao chép và lắp ghép những giá trị văn hoá khác biệt. Đồng thời các KTS Cảnh quan hướng đến xây dựng những không gian hoạt động có tính bình đẳng và đáp ứng yêu cầu cho mọi đối tượng tham gia trong cảnh quan.

3. Đường nét cách điệu trên biểu tượng

Phần không gian âm bản (màu trắng) mang hình ảnh biểu trưng cho những nhánh cây xanh phát triển từ cây đại thụ lớn – đó là Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đồng thời, hình ảnh nhánh cây thể hiện giá trị không tách rời của yếu tố thiên nhiên trong thiết kế cảnh quan. Điều đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo mối quan hệ giữa việc kiến tạo không gian cảnh quan hài hòa với điều kiện thiên nhiên và các giá trị đặc trưng của mỗi khu vực. Ba nhánh cây trong biểu tượng còn thể hiện những giá trị, phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan xoay quan 3 nhóm lĩnh vực cơ bản: Quy hoạch cảnh quan, thiết kế cảnh quan và quản lý – vận hành không gian kiến trúc cảnh quan.

4. Màu sắc chủ đạo trên biểu tượng

Màu xanh lục được gọi là màu của môi trường thiên nhiên, của sự phát triển; nó cũng là màu đại diện cho cảnh quan. Hơn nữa, màu xanh lục là màu của thực vật – màu của sự sống và là yếu tố quan trọng góp phần to lớn tạo nên sự cân bằng và bền vững của tự nhiên. Chính vì vậy gam màu xanh lục được lựa chọn là màu chủ đạo trong biểu tượng của Chi hội KTS cảnh quan Việt Nam.

Lời kết

Mỗi một tổ chức khi hình thành đều hướng đến những giá trị cốt lõi trong tư tưởng và triết lý hoạt động. Biểu tượng của tổ chức cũng là một cách thức để truyền tải những thông điệp này, đồng thời mang giá trị nhận diện của tổ chức. Với biểu tượng được chọn, Chi hội KTS cảnh quan Việt Nam mong muốn góp phần cùng Hội KTS cả nước hướng đến sự tiện nghi và phát triển bền vững cho các không gian hoạt động trên mọi miền của Tổ quốc.

TS.KTS. Phạm Anh Tuấn
Chủ tịch Chi hội KTS Cảnh quan Việt Nam
KTS. Huỳnh Công Vũ
Giám đốc Công ty TNHH MTV Gon Design Studio
© Tạp chí kiến trúc

Từ khóa biểu tượngChi hội Kiến trúc sưHội kiến trúc sưthiết kế logo
Ấn phẩm
Tạp chí Kiến trúc số 03 – 2025
Tạp chí Kiến trúc
Tạp chí Kiến trúc
Tạp chí Kiến trúc
Tạp chí Kiến trúc
Doanh nghiệp tiêu biểu
Fanpage
Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Bài mới
Triple E Hotel – Kiến trúc làm nền cho văn hóa và thiên nhiên giữa lòng Sài Gòn
10/05/2025
Ramp Around House: Không gian sống gắn kết thiên nhiên và con người
Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế
21 Pavilion không thể bỏ qua trong Triển lãm Expo 2025 tại Osaka – Nhật Bản
Bàn nâng Nevi có thể phù hợp với nhiều không gian làm việc khác nhau
Di chuyển nhiều hơn, làm việc tốt hơn: Định nghĩa mới về bàn nâng tại Châu Á
Xem thêm
.

Xem thêm

Bàn nâng Nevi có thể phù hợp với nhiều không gian làm việc khác nhau
Di chuyển nhiều hơn, làm việc tốt hơn: Định nghĩa mới về bàn nâng tại Châu Á
08/05/2025
Trải nghiệm tay nâng thế hệ mới tại Ngày hội giao lưu lắp đặt phụ kiện Blum
07/05/2025
INAX – 100 năm kiến tạo 20 năm ươm mầm tài năng kiến trúc cùng học bổng ITOP
29/04/2025
INAX vừa thành công tổ chức sự kiện hội tụ và tri ân Học bổng Tài năng INAX tại 3…
Hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Triển lãm Contech 2025 đã được diễn ra vào ngày 24 tháng 4 vừa qua
Ra mắt giải pháp chống thấm thế hệ mới Contech Việt Nam 2025
28/04/2025
Ngày 24/4 vừa qua, tại Contech Việt Nam 2025, sự kiện uy tín do Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương…
Các xu hướng kiến trúc hiện đại ở Thành phố Hồ Chí Minh và các công trình tiêu biểu
26/04/2025
Cuối thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình mạnh…
Học tập và phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD): Chìa khoá chinh phục sự hỗn loạn của nghề kiến trúc hiện đại
25/04/2025
Trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng, học tập và phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) không…

VIDEO

ALP Pavilion 2021 – 2022: Ngắm nhìn “Giấc mơ đô thị” và kỳ vọng một tương lai không gian sống tốt đẹp hơn
20/03/2025
Đăng ký nhận bản tin Email Tạp chí Kiến trúc

Chuyên đề

[12-2024] Dấu ấn Kiến trúc 2024
[11-2024] Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024
[10-2024] Những vấn đề chung về kiến trúc và đô thị
[09-2024] Kiến trúc nhà ở thích ứng biến đổi khí hậu – Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
[08-2024] Truyền thống từ góc nhìn đương đại
[07-2024] Những không gian xanh trong Thành phố
[06-2024] Di sản trong thành phố sáng tạo
ISSN 0866 - 8617.
Bản quyền © Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thành viên Liên Hiệp Hội KTS thế giới (UIA).
Giấy phép số: 300/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 10 năm 2024.
Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Thị Thanh Hương
Toà soạn: 40 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: (024) 3934 0262 - Email: [email protected]
Điều khoản sử dụng

Tin mới