Giải nhì GTKTQG 2010 : Dự án tu bổ, tôn tạo đình Chu Quyến

Đình Chu Quyến là một trong những di tích tiêu biểu, đặc sắc của kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên thời gian đã để lại dấu ấn lên bản thân công trình, khiến công trình bị xuống cấp nặng nề, mất ổn định về kết cấu, có thể bị biến dạng, đỗ vỡ. Dự án tu bổ, tôn tạo đình Chu Quyến do Viện Bảo tồn di tích – Bộ VHTT&DL thực hiện thành công đã góp phần gìn giữ và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của cha ông ta.

Thông tin dự án :  
Tên dự án : Tu bổ, tôn tạo đình Chu Quyến
Cơ quan quyết định đầu tư: Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Chủ đầu tư: Cục Di Sản Văn Hóa – Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Cơ quan thực hiện dự án: Viện Bảo Tồn Di Tích – Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
Năm thiết kế: 2006 Hoàn thành: 2010
Địa điểm: Xã Chu Minh – huyện Ba Vì – Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

Đặc sắc và tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam

Tiêu biểu cho kiến trúc đình làng cổ nhất đang tồn tại, ra đời từ khoảng cuối thế kỷ 17, thời kỳ kiến trúc làng Việt phát triển mạnh mẽ mà cho đến nay những ngôi đình có niên đại tương tự hoặc sớm hơn còn lại là không nhiều. Đình Chu Quyến là một trong số ít các di tích được xếp hạng sớm nhất ở Việt Nam (1962). Mang nhiều nét đặc trưng của một ngôi đình truyền thống Việt Nam với mặt bằng chữ nhật, cấu trúc khung gỗ truyền thống, sãn gỗ nhiều cấp. Có thể nói đình Chu Quyến là công trình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ truyền thống của người Việt về quy mô, vật liệu, kỹ thuật tạo dựng, sự kết hợp hài hòa và hiệu quả giữa điêu khắc và kiến trúc.

Hiện trạng di tích trước khi tu bổ, tôn tạo

Đình Chu Quyến là báu vật quý hiếm của hệ thống các di tích kiến trúc gỗ Việt Nam, bởi vậy việc can thiệp vào di tích phải được ứng xử như đối với một hiện vật lớn. Việc bảo tồn tăng tuổi thọ của di tích trước hết là bảo tồn cấu trúc vật chất của công trình, nhưng đồng thời phải bảo tồn, duy trì được những “tín hiệu” gây cảm xúc thẫm mỹ đã tích tụ trong suốt quá trình tồn tại của di tích cho đến ngày nay. Mặt khác cần phải đảm bảo cho công trình kiến trúc này tham gia một cách tích cực vào cuộc sống đương đại.

Muc tiêu và phương hướng của việc bảo tồn, tôn tạo Đình Chu Quyến

-Duy trì sự lâu dài của di tích trong điều kiện tự nhiên và môi trường hiện tại.

-Bảo tồn các thành phần và cấu trúc của di tích với các đặc điểm vốn có của nó đồng thời bảo tồn hệ giá trị của di tích đã được xác định.

-Trả lại trong mức độ có thể những mất mát của di tích để đảm bảo tính toàn vẹn tương đối của di tích.

-Xác định chính xác những tác nhân đó hay những ảnh hưởng của chúng đối với di tích.

-Kết hợp sử dụng vật liệu, công nghệ truyền thống với vật liệu, kỹ thuật mới để tăng cường độ bền vững và ổng định của di tích trên cơ sở bảo tồn nguyên gốc giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Nguyên tắc tiến hành :

-Ưu tiên sử dụng các vật liệu và công nghệ truyền thống.

-Các vật liệu (đặc biệt là hóa chất), kỹ thuật, công nghệ mới chỉ sử dụng trong việc bảo tồn di tích khi đã được xác định rõ tác động của chúng đối với các thành phần của di tích đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến cấu trúc vật chất và giá trị lịch sử, thẫm mỹ của di tích.

-Những thành phần thay thế, phục hồi bổ sung (hạn chế và có cơ dở khoa học) phải phù hợp và tạo thành thể thống nhất với di tích, đồng thời phải có hình thức ký hiệu để phân biệt với thành phần nguyên gốc. Các tác động, can thiệp vào di tích phải đảm bảo không làm giảm đi sự truyền tải thông tin của bản thân di tích cũng như không làm cản trở việc tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn di tích của các giai đoạn tiếp theo.

Các bước nghiên cứu và tổ chức thực hiện :

-Tổ chức nghiên cứu khảo sát di tích một các toàn diện kỹ lưỡng làm cơ sở cho việc xác định phương án, giải pháp tu bổ.

-Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình hạ giải

-Chọn phương án bảo tồn, tu bổ

Để có số liệu một cách chính xác nhất, viện bảo tồn di tích đã nghiên cứu hệ thống lịch sử về di tích và các vấn đề liên quan đến di tích. Sau đó khảo sát địa hình, địa chất để có phương án gia cố nền móng phù hợp, đảm bảo độ s

ử dụng lâu dài của di tích, khảo sát môi trường, vi khí hậu, thăm dò nền móng, khảo sát động thực vật, và khảo sắc cấu kiện gốc bằng các thiết vị chuyên dụng để xác định mức độ hư hỏng của từng cấu kiện trong di tích. Ngoài ra cấu trúc, kết cấu của khung gỗ chịu lực cũng như về đặc tính vật liệu truyền thống cũng được chú ý.

Xây dựng và tổ chức thực hiện một quy trình hạ giải công trình thận trọng, chặt chẽ để giữ gìn tối đa các thành phần nguyên gốc và tạo cơ sở đầy đủ, chính xác cho việc lắp dựng, tái định vị các thành phần công trình sau tu bổ. Việc khảo sát đánh giá hiện trạng cấu kiện được thực hiện tiếp tục trong và sau hạ giải làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp tu bổ phù hợp nhất.

Cũng chính từ quá trình hạ giải thận trọng của dự án mà nhiều vấn đề quan trọng đã được phát hiện như một số loại mộng liên kết và một số cấu tạo đặc thù chỉ có ở di tích này và các hiện vật có giá trị của di tích như ngói úp bờ, ngói lót diềm mái có hoa văn ( loại ngói đặc biệt lần đầu được phát hiện trong kiến trúc truyền thống Việt ) .