Đây là cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kiến trúc cho không gian ở Việt. Mục tiêu tuy không lạ nhưng lại có ý nghĩa rất thiết thực trong xu hướng thiết kế kiến trúc của Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy trào lưu kiến trúc nhà ở trong thời gian gần đây tuy rất đa dạng, thỏa mãn điều kiện sống tiện ích, hình thức hiện đại, tuy nhiên đang dần đánh mất giá trị không gian sống truyền thống của người Việt Nam, đó chính là sự “cố kết” của các thành viên, đó chính là đề cao không gian truyền thống (thờ cúng ông bà tổ tiên, không gian sinh hoạt gia đình), đó chính là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo chống chọi với khắc nghiệt của thời tiết khí hậu…Ngoài ra cuộc thi gắn với các tiêu chí đảm bảo tính khả thi, không ràng buộc về quy mô, giá thành, đối tượng nên KTS thỏa sức bay bổng, thể hiện ước mơ, những gởi gắm của mình qua nét vẽ.
Xem thêm: Những kỳ vọng của giám khảo về cuộc thi ngôi nhà mơ ước
Tên gọi cuộc thi nghe khá lãng mạn nhưng cũng rất gần gũi, thiết thực, bởi ai trong đời cũng đã từng có ước mơ về nhà trong tương lai của mình, ước mơ này không bao giờ có giới hạn, không bao kết thúc, rất đơn gian thôi, khi anh chưa có nhà, anh mơ có ngôi nhà vừa đủ các tiện ích cơ bản, khi có ngôi căn hộ chung cư anh mơ khi nào có ngôi nhà riêng biệt, khi có ngôi nhà kiểu phố thì lại mong mình có 1 ngôi biệt thự thơ mộng, ờ phố ốn ào thì ước mơ có ngôi nhà bên bờ biển yên tĩnh và thỏa sức ngắm biển khi hoàng hôn…Do đó, tôi rất tán thành với chủ đề cuộc thi, nó sẽ giúp cho người thi thật sự thoải mái khi tham gia, và như vậy chúng ta tin rằng sẽ có những tác phẩm kiến trúc xứng tầm.
Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí chấm sẽ rất khó, bởi không có nhiều ràng buộc (đề bài mở). Do đó, theo tôi BTC cần sớm xây dựng tiêu chí trên tiêu chí chung như giải pháp về sử dụng vật liệu, công nghệ, ưu tiên sử dụng các kinh nghiệm bản địa trong thiết kế xây dựng ngôi nhà hiện đại, tiết kiệm năng lượng …thì rất cần tiêu chí cụ thể để đảm bảo việc xét chọn thuận lợi, đánh giá đúng các tác phẩm tham dự. Tôi đề nghị cụ thể hóa các tiêu chí trên cơ sở của 4 yếu tố: thích dụng (phù hợp với điều kiện sống và truyền thống văn hóa người việt), thẩm mỹ (xu hướng kiến trúc mang hởi thở thời đại, phù hợp thuần phong mỹ tục người Việt Nam) Kinh tế (phú hợp với điều kiện thu nhập của người dân, tất nhiên phân theo từng đối tượng cao, trung bình, thấp…nhưng nên ưu tiên cho đối tượng chiếm tỉ trọng lớn trong dân số để phương án mang tính đại chúng) Bền vững (ngoài các yêu cầu bền vững thông thường thì chú trọng các yếu tố về kiến trúc xanh).
Khi được tham gia thành phần BGK, cá nhân tôi cho rằng đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn, trong khả năng của mình tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tham gia đầy đủ các nội dung của BTC đã đề ra, làm thế nào đó mà mình có thể đónng góp nhiều nhất cho cuộc thi. Tôi mong rằng các thí sinh khi tham gia, phải thực sự xem đây là 1 thử thách để mình khẳng định được năng lực hành nghề, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hóa của người Việt, thể hiện qua không gian ở, từ đó góp phần quan trọng cho việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại Thế giới phẳng, để chúng ta tự tin khi hội nhập với thế giới.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
THÔNG TIN GIÁM KHẢO
TS.KTS Tô Văn Hùng
- Trưởng Ban đô thị HĐND thành phố Đà Nẵng
- UV BCH TW Hội KTS VN, Phó chủ tịch TT Hội KTS Thành phố Đà Nẵng
- Nguyên Trưởng Khoa Kiến trúc trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
- Tô Văn Hùng (2012), “Ứng dụng lý luận và thực tiễn thiết kế đô thị nhằm tạo lập bản sắc cho Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3 (52), 18-26.
- Tô Văn Hùng (2013), “Giải pháp nhà ở phòng chống bão cho người thu nhập thấp, lấy khu vực hòa hiệp làm địa bàn nghiên cứu”, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 8(69), 19-24
- Tô Văn Hùng (2014)Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, “Tạo lập hình thái bản sắc qua không gian cảnh quan đô thị”, KTVN 1+2-2015, Tr 23-24
PV TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc