Những kỳ vọng của giám khảo về cuộc thi ngôi nhà mơ ước

Đến thời điểm này, cuộc thi thiết kế Ngôi nhà mơ ước do Tập đoàn Thạch Bàn phối hợp với Tạp chí Kiến trúc tổ chức, với sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam đang tiếp tục nhận các phương án dự thi, của cả 3 đối tượng gồm người chuyên nghiệp, bán chuyên và không chuyên. Trước đó, Ban tổ chức đã chính thức nhận các phương án dự thi từ 20/8. Theo kế hoạch, thời hạn cuối cùng nhận phương án dự thi là 18/10, tức là tròn 1 tháng nữa. Lễ công bố kết quả cuộc thi và trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11, trong khuôn khổ Liên hoan Kiến trúc sư trẻ toàn quốc.

Chắc hẳn sự cảm nhận về cuộc thi sẽ xuất hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, dưới những ý tưởng mà các bạn thí sinh gửi gắm tới cuộc thi. Bên cạnh đó, các thành viên Ban giám khảo cũng có những chia sẻ và kỳ vọng riêng từ họ.


Nhắc đến cuộc thi Ngôi nhà mơ ước, KTS. Lê Trương – Tổng Giám Đốc Cty Cổ phần Kiến trúc – Xây dựng TT Associates (TT-As) – Giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Việc xây dựng, hình thành “Văn hóa ở” là trách nhiệm của tất cả mọi người.”

“Có những mơ ước bình dị, hồn nhiên, lãng mạn nhưng có những mơ ước đầy lý chí, logic và khoa học”.

Thoạt đầu, nghe tên cuộc thi “Ngôi nhà Mơ ước” tôi có cảm nhận là một cuộc thi cho thiếu nhi. Ngẫm mới thấy là có lý.  Người ta thường hay nói: “Ngôi nhà tương lai” – đó là tiên lượng có thể cho một tương lai xa, rất xa hoặc thậm chí là viễn tưởng. Còn “Ngôi nhà mơ ước” thì không xa vời.

Nhà ở” – đó là một nhu cầu cơ bản của con người, thông qua đó, mọi người được tận hưởng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, chơi, đùa, xem, nghe, giao tiếp. Đa phần không gian ở được hình thành từ thói quen. Thói quen có thể từ những vùng quê, từ điều kiện sống bon chen, lạc hậu hay thậm chí những người giàu có cũng có nhận thức lệch lạc, lãng phí, phô trương, để tất cả tự phát và sinh ra những nhà ở, không gian ở bất hợp lý và thiếu văn hóa ở. Nhiều khi sự tâm đắc của những người này lại là thảm họa đối với những người khác và hơn nữa là thảm họa cho cả xã hội.

Không thể phủ nhận giờ đây, những Kiến trúc sư được sống, làm nghề trong sự đầy ắp các dự án về nhà ở. Các loại vật liệu, công nghệ, xu hướng được cập nhật từng ngày. Tuy nhiên, thời gian chưa đủ để tạo lâp mọi giá trị. Với sứ mệnh của những người làm nghề, chúng ta vẫn tiếp tục lao động, học tập, nghiên cứu để chắt lọc những “giá trị thật” phục vụ con người, phục vụ xã hội.

Xem thêm:  KTS Lê Trương: Tôi có cảm nhận “Ngôi nhà mơ ước” là một cuộc thi cho thiếu nhi


Đồng tình với quan điểm trên, KTS Đoàn Kỳ Thanh – Giám đốc Cty Kiến trúc Avant hy vọng: “Kiến trúc sư chắp cánh cho ngôi nhà mơ ước thành hiện thực.

“Ngôi nhà mơ ước” nên hòa thuận với thiên nhiên, rất cần có sự hài hòa cùng chính chúng ta và ngôn ngữ kiến trúc cũng phải “đối thoại” được với các công trình khác.

Sự đa dạng về văn hóa ở mỗi gia đình khiến kiến trúc sư cần đưa ra “thang thuốc” hợp lý.

Với vai trò giám khảo, tôi mong muốn các bài dự thi thể hiện được cả những nét riêng như lối sống, sự kết nối, kế thừa lịch sử, ký ức, phù hợp với các nhu cầu ở, hài hòa với các công trình xung quanh. Tôi đánh giá cao các tác phẩm, sản phẩm có khả năng truyền tải yếu tố văn hóa, thể hiện được thay đổi của đời sống xã hội gia đình, những biến đổi của nhịp sống thời đại.

Xem thêm:  Cuộc thi thiết kế Ngôi nhà mơ ước: “Văn hóa thể hiện hữu hình qua kiến trúc”


TS. KTS. Tô Văn Hùng – Phó Chủ Tịch Hội KTS Đà Nẵng, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng: “KTS thỏa sức bay bổng.”

Tên gọi cuộc thi nghe khá lãng mạn nhưng cũng rất gần gũi, thiết thực. Do đó, tôi rất tán thành với chủ đề cuộc thi, nó sẽ giúp cho người thi thật sự thoải mái khi tham gia, và như vậy chúng ta tin rằng sẽ có những tác phẩm kiến trúc xứng tầm.
Thực tế cho thấy trào lưu kiến trúc nhà ở trong thời gian gần đây tuy rất đa dạng, thỏa mãn điều kiện sống tiện ích, hình thức hiện đại, tuy nhiên đang dần đánh mất giá trị không gian sống truyền thống của người Việt Nam. Đó chính là sự “cố kết” của các thành viên; đó chính là đề cao không gian truyền thống (thờ cúng ông bà tổ tiên, không gian sinh hoạt gia đình); đó chính là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo chống chọi với khắc nghiệt của thời tiết khí hậu…
Ngoài ra cuộc thi gắn với các tiêu chí đảm bảo tính khả thi, không ràng buộc về quy mô, giá thành, đối tượng nên KTS thỏa sức bay bổng, thể hiện ước mơ, những gởi gắm của mình qua nét vẽ.

Xem thêm:  Cuộc thi thiết thực về thiết kế nhà ở với tên gọi lãng mạn: “Ngôi nhà mơ ước”


“Cuộc thi giúp cho người thiết kế và người sử dụng tiến lại gần nhau hơn, không chỉ ở những giải pháp cụ thể mà ở tâm thế và quan niệm văn hóa về không gian sống.”

Nhà văn – Kiến trúc sư, ông Nguyễn Trương Quý: “Ngôi nhà mơ ước như một không gian có kết nối với xung quanh“.

Nhà ở và không gian ở hiện nay đã có nhiều lựa chọn, tiếp cận được những công nghệ và trang thiết bị toàn cầu. Tuy nhiên về tổng thể lại thiếu sự kết nối, nhất là các khu vực đô thị có chất lượng sống tốt chưa tác động được sâu sắc đến sự biến đổi của các vùng cần nâng cấp. Các vấn đề không gian ở vùng nông thôn cần được tư vấn để chúng không là những bản sao tồi của các vùng đô thị kém chất lượng.

Xem thêm: Cần thiết phải tạo được cảm xúc thẩm mỹ cho người thưởng thức”


Đặc biệt đại diện từ nhà tài trợ của cuộc thi, ông Nguyễn Thế Cường –  Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thạch Bàn có chia sẻ:

Người làm kiến trúc thường ghi nhớ phương châm “Thích dụng, bền chắc, tiết kiệm, mỹ quan”.

Đừng ngại phá cách” là điều mà ông gửi gắm cũng như mong muốn từ cuộc thi này. “Tập đoàn Thạch Bàn mong muốn chắp cánh cho những ý tưởng sáng tạo trong thiết kế kiến trúc. Vì vậy, tôi hy vọng các thí sinh hãy sáng tạo, hãy hết mình và không ngừng phát huy năng lực, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Hãy đừng ngại phá cách, đừng ngại sự khác biệt bởi kiến trúc sư cần phải có cá tính riêng, con mắt khác người”.

Xem thêm: Hãy đừng ngại phá cách, đừng ngại sự khác biệt – Cuộc thi thiết kế Ngôi nhà mơ ước


“Chúng tôi mong muốn, khát khao tìm thấy những ý tưởng mới vượt ra ngoài khuôn khổ mà vẫn phù hợp với lối sống, văn hóa của người Việt.”

Đồng quan điểm với người đồng nghiệp, Ths Nguyễn Trọng Kiên – Tổng Giám đốc Cty TNHH Thạch Bàn chia sẻ:

  • Ý tưởng thiết kế sáng tạo: Ý tưởng thiết kế cần sáng tạo, đột phá có lợi cho người sử dụng; Tổ chức không gian hợp lý, phù hợp với lối sống người Việt.
  • VLXD cho công trình: Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho gia chủ.

Trong kiến trúc hiện đại, nhiều loại VLXD truyền thống không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật như độ bền, màu sắc, cách âm, cách nhiệt… Để giải quyết những bất cập đó, một số loại VLXD mới ra đời và đã giúp các kiến trúc sư lựa chọn các loại vật liệu xây dựng phù hợp, tạo nên những công trình kiến trúc hoành tráng, nguy nga lộng lẫy. Cùng với việc sử dụng vật liệu mới, rất nhiều kiến trúc sư đã đón đầu xu thế công nghệ trong kiến tạo không gian sống giúp tiết kiệm năng lượng, tận dụng tối đa ánh sáng, bảo vệ môi trường…

Xem tại:


Trên đây là một số ý kiến của giám khảo cuộc thi nhằm giúp các bạn thí sinh củng cố thêm tự tin hơn với bài thi của mình. Bên cạnh đó,  Tạp chí Kiến trúc sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn trong những ngày chạy nước rút sắp tới.

Thông tin mới nhất xem tại: TCKT.VNFanpagehttps://www.facebook.com/tckt.ktsvn/

Đăng ký tham gia cuộc thi tại: https://www.facebook.com/events/228613534331736

Chi tiết cuộc thi xem tại:

BTC –  TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc