Shigeru Ban – “Kiến trúc sư của Giấy” và giải thưởng Pritzker năm 2014

Shigeru Ban sinh năm 1957 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông học kiến trúc tại Học viện Kiến trúc Nam California(SCI – Arc) từ năm 1977 đến năm 1980, sau đó theo học trường kiến trúc Cooper Union, nơi John Hejduk từng theo học (1980-1982). Năm 1982 -1983, ông làm việc tại xưởng kiến trúc của Arata Isozaki và sau đó mở văn phòng kiến trúc của riêng mình ở Tokyo năm 1985. Shigeru đã thiết kế rất nhiều công trình triển lãm, trong đó có cả nhà triển lãm Alvar Aalto (Axis Gallery, Tokyo 1986).

xvz
Studio trên tầng thượng của Pompidou / Ảnh(c)Didier Boy de la Tour

Ban tổ chức giải thưởng Pritzker đã công bố người chiến thắng của năm nay là “Kiến trúc sư của giấy” Shigeru Ban – Nhật Bản. Cùng với Kenzo Tange (1987), Fumihiko Maki (1993), Tadao Ando (1995), Kazuyo Sejima and Ryue Nishizawa (2010), Toyo Ito (2013), thêm một lần nữa, thế giới biết tới Nhật Bản với giải thưởng danh giá Pritzker, đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Nhật Bản đăng quang ở giải thưởng cao quý này.

ShigeruBan pritzker
ShigeruBan pritzker
Các công trình tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Pavilion Odawara (Kanagawa, 1990), Phòng trưng bày giấy (Tokyo, 1994), Nhà giấy (Hồ Yamanaka, 1994-1995), Nhà thờ giấy (Takatori, Hyogo, 1995), tất cả các công trình đều xây dựng ở Nhật Bản. Ông cũng thiết kế những công trình có cấu trúc bằng vật liệu kém bền vững như: Nhà cho người tị nạn được làm bằng nhựa và ống giấy cho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Shigeru cũng là người được chọn để thiết kế nhà triển lãm Nhật Bản tại Hội chợ triển lãm Hanover 2000.

Giành được giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thế giới, Ông chia sẻ một cách khiêm tốn những suy nghĩ sâu sắc của mình: “Giải thưởng là động lực để tôi tiếp tục lao động  tạo ra những thiết kế kiến trúc tốt hơn, cũng như là tiếp tục làm việc tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai”.

Ngoài sự nổi tiếng trong nghề, ông còn được biết đến là một người hoạt động cứu trợ tích cực. Bên cạnh các văn phòng kiến trúc tại Tokyo, Paris, New York, ông cũng là nhà sáng lập của một tổ chức Phi chính phủ, mạng lưới tình nguyện kiến trúc làm việc tại các khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai. “Kiến trúc là cuộc sống của tôi. Và cũng là điều tôi yêu thích nhất”. Ông khẳng định.

Công tác cứu trợ của ông bắt đầu từ năm 1994 sau khi thấy những hình ảnh kinh hoàng về người tị nạn ở Rwanda. “Tôi thấy rằng phần lớn các quốc gia châu Phi có khí hậu nhiệt đới, nhưng Liên Hợp Quốc (LHQ) lại đưa cho họ những tấm nhựa mỏng không đủ giữ ấm vào mùa mưa. Ngoài ra, các giải pháp của LHQ đưa ra đã khiến vấn đề phá rừng nghiêm trọng vì hơn 2 triệu người tị nạn phải chặt cây để gia cố cho mái nhà nhựa của họ. Để khắc phục tình trạng này, LHQ cung cấp các ống nhôm thay cho cây, nhưng người tị nạn lại bán chúng để lấy tiền. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể gia cố chỗ ở của họ, nên tôi đã liên lạc với Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) ở Geneva. Tôi đề xuất dùng ống giấy thay vì ống nhôm, và họ đã đồng ý để tôi làm cố vấn để phát triển ý tưởng này”.

PV: Là một kiến trúc sư, Ông nhìn nhận vai trò của mình như thế nào ?
Shigeru Ban : Khi tôi còn trẻ, là một sinh viên, không ai nói với tôi về làm việc tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai. Và tôi đã khá thất vọng khi trở thành kiến trúc sư, bởi vì hầu hết chúng tôi đều làm việc cho những người có đặc quyền, có tiền, quyền lực. Họ thuê chúng tôi để  thể hiện thanh thế của họ bằng những thiết kế kiến trúc hoành tráng. Tôi cũng rất thích việc tạo ra những thứ hoành tráng bởi vì những công trình ấy có thể là kho báu của  thành phố, nhưng tôi cũng biết rằng  có rất nhiều người đang phải chịu đựng khó khăn sau thảm họa thiên nhiên, và chính phủ thì cung cấp cho họ những ngôi nhà tạm với cơ sở vật chất rất nghèo nàn. Tôi tin, tôi có thể giúp họ cảm thấy khá hơn. Đó thực sự là giá trị cốt lõi để tôi tiếp tục làm việc tại những vùng bị thiên tai.

PV: Ông đã quan tâm tới những vật liệu ông thử dùng nổi như thế nào ?
Shigeru Ban : Thực tế, tôi không thích bị ảnh hưởng bởi những trào lưu ngày nay. Lúc nào cũng vậy, trong kiến trúc, có rất nhiều phong cách, chúng khá hợp mốt và phổ biến, nhưng tôi thích những kiến trúc sư như Frei Otto hay Buckminster Fuller, những người tự tạo nên phong cách cho mình. Vì vậy khi tôi tạo những ống giấy và bìa cứng, tôi khá kiên định, bởi tôi nghĩ nó có thể trở thành vật liệu kết cấu. Mọi người thường tìm cách phát triển những thứ có công nghệ cao hơn, nhưng bằng cách sử dụng những nguyên liệu thô sơ và những vật liệu xung quanh, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chúng làm vật liệu cấu trúc – với nhiều giá trị và chức năng hơn. Vì vậy, những điều tôi đang làm thực sự không phải là phát minh ra cái gì mới, tôi chỉ sử dụng những vật liệu đã luôn có sẵn xung quanh như một phần của cấu trúc tòa nhà.

PV: Cách ông triển khai các dự án thiện nguyện có giống với cách ông tiếp cận các dự án khác ?
Shigeru Ban : Không hề có sự khác biệt trong cách làm việc với một nhiệm vụ thiết kế nhà thông thường hay dự án cứu trợ thiên tai, tôi làm và không cần được trả bất cứ chi phí nào. Sự khác biệt duy nhất có chăng là tôi trả hay ai khác trả. Với tôi thì chúng đều giống nhau. Kinh doanh khôn ngoan thực sự khó! Trên thực tế, tôi đã dành rất nhiều thời gian cho các dự án thiện nguyện. Và có thể, cộng sự của tôi cũng tham gia làm cùng. Vì vậy tôi có thêm cơ hội để thể dành thời gian của mình vào các dự án phúc có lợi xã hội – là một kiến trúc sư, tôi nhận thức được vai trò quan trọng đó của mình.

PV:  Những trải nghiệm ông có được khi còn là sinh viên kiến trúc là gì ?
Shigeru Ban : Sau khi hoàn thành chương trình học cấp 3, tôi tới Mỹ mà không hề thành thạo tiếng Anh. Khi còn là học sinh phổ thông tôi đã ấp ủ mong muốn theo học tại Cooper Union. Một tờ báo Nhật mang tên A+U xuất  bản năm 1975, có đề cập tới một ý tưởng vô cùng thú vị của John Hedjuk và trường Cooper Union, vì lẽ đó mà tôi phải tới Mỹ để học nhưng họ đã không chấp nhận sinh viên ngoại quốc. Và tôi phải bắt đầu học tại Học Viện Kiến trúc Tây California, sau đó chuyển sang học tại Trường Cooper. Cả hai trường đều khác biệt với những thầy giáo giỏi. Và tôi đã có cơ hội trải nghiệm ở cả bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ, tôi nhận được một nền giáo dục tuyệt vời với những giáo sư xuất sắc.

PV: Điều gì tạo cảm hứng cho ông ?
Shigeru Ban : Tôi  luôn cảm thấy ngạc nhiên bởi những người thợ thủ công địa phương tại những nơi tôi tới. Kỹ năng thủ công và vật liệu truyền thống thường đem lại cho tôi nhiều ấn tượng để đem chúng vào trong thiết kế của mình. Hiện tại, tôi đang làm việc tại Philipines sau trận động đất và bão lũ vừa qua. Tại đây, người dân địa phương vẫn sống trong những ngôi nhà truyền thống với tre. Tre được sử dụng cho kết cấu và vách ngăn. Tôi cũng luôn biết tre là vật liệu khó có thể đáp ứng được những yêu cầu về kết cấu trong quy chế xây dựng. Nhưng  bằng cách sử dụng các công nghệ bản xứ, tại Phillipnies người dân vẫn đang dùng rất nhiều. Tôi cố gắng kết hợp những ống giấy có sẵn tại đây, kết hợp vách tre, tạo nên những nơi trú ẩn tạm thời cho các nạn nhân của cơn bão.

PV: Ông cảm thấy thế nào về việc giành được giải thưởng Pritzker ?
Shigeru Ban : Đó là một vinh dự, tôi thực sự vẫn chưa hiểu hết tình hình. Bởi vì tôi thấy giải thưởng này còn quá sớm với mình, vì tôi vẫn chưa đạt được đầy đủ những tiêu chí của một kiến trúc sư như được nêu ra. Vì thế, tôi coi đây như một sự khuyến khích để tôi tiếp tục lao động tạo ra những sản phẩm tốt hơn, cũng như là tiếp tục làm việc tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai.p

KTS Thái Tũ Mạnh Linh: Tổng hợp từ Tiffany