Việt Nam cần những không gian công cộng tích hợp và linh hoạt

Ở các thành phố của Việt Nam hiện đang thiếu các không gian công cộng. Không có nơi tụ họp. Chúng ta không thể đi bộ. Ở Hà Nội: Các bạn không thể chạy vào buổi tối; Người khuyết tật không thể tiếp cận các tiện ích đô thị, nghĩa là các bạn không có những không gian công cộng thực sự…” –  KTS. Salvador Perez Arroyo

Kiến trúc cộng đồng là gì?

Có 2 mục tiêu quan trọng nhất ở Việt Nam:

(1) Tìm cách xây dựng những ngôi nhà và căn hộ với giá rẻ nhất, có thể được.

(2) Thay đổi suy nghĩ vì không thể làm biệt thự với đủ thứ rồi cho là quan niệm chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp là đáp ứng được mọi nhu cầu. Nếu bạn xây nhiều biệt thự, bạn sẽ giống như loài virut xâm lấn hết cảnh quan. Ngày nay, mọi người cần hiểu rằng không gian rất quan trọng. Chúng ta cần phải dành càng nhiều không gian trống càng tốt. Và điều này cũng hữu ích cho cả người nghèo. Chúng ta có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới với công nghệ mới và thật linh hoạt. Chẳng hạn, chỉ hoàn thiện mặt ngoài (nhà) mà không hoàn thiện bên trong. Chúng tôi đã thực hành ở Hà Lan những ngôi nhà có kết cấu và vỏ bao che tốt bằng cách như vậy. Và người sử dụng tự hoàn thiện nội thất. Tại Việt Nam, bạn có thể chỉ hoàn thiện phần vỏ, người sử dụng sẽ làm nốt nội thất. Bạn nên làm vậy chứ không phải là xây những căn hộ cao tầng. Rất quan trọng. Bây giờ, Việt Nam gần 100 triệu dân, mọi người đổ lên thành phố, thì tôi không nghĩ rằng bạn chỉ đi xây biệt thự đâu. Vấn đề là bạn cần thay đổi loại hình… Tích hợp là chuyện quan trọng nữa. Ấy là kết hợp cộng đồng giàu và nghèo, như ở Mỹ. Châu Âu lại khác, ở đây mọi thứ được trộn lên. Và tôi nghĩ bạn có thể làm tương tự ở Việt Nam. Nghĩa là tích hợp nhiều loại cộng đồng. Hồi xưa ở Paris, trong ngôi nhà 5 tầng, tầng 1 là dành kinh doanh, các gia đình giàu có sống trên tầng 2 và 3, phía trên là những hộ nghèo khó. Rất nhiều tầng lớp xã hội khác nhau sống cùng tòa nhà. Các nhà văn thời Victor Hugo đã viết về điều này – mọi người sống hòa nhập. Nó làm cho thành phố trở nên an toàn, được kiểm soát và dễ chịu. Giờ thì các thành phố phức tạp hơn rất nhiều.

Dự án nhà half-half với một nửa là xây hoàn chỉnh, một nửa cho phép chủ nhân tự triển khai thêm về sau vì thế những ngôi nhà như thế này có giá thành hợp lý với người nghèo. Đây là ý tưởng nhà ở xã hội của KTS Alejandro Aravena.

Kiến trúc vì người nghèo ở Châu Âu và Việt Nam có gì khác biệt?

Điều chính là tôi không biết nhiều về kiến trúc vì người nghèo ở Việt Nam, bởi vậy các bạn nên nghiên cứu các địa phương. Và quả thực các bạn đã nghiên cứu tại bao nhiêu tỉnh rồi. Thiết nghĩ điều này không là vấn đề ở Việt Nam nhưng ở Châu Âu lại khác. Có nhiều thủ tục cầm cố, phải vay nhiều tiền và trả lãi mức thấp. Ở đây có nhiều ví dụ như vậy không? Hàng năm, các địa phương xây được bao nhiêu căn hộ?

Với khoảng 100 tr. người, Việt Nam cần tối thiểu khoảng 2 tr. căn hộ hàng năm. Lượng căn hộ này chỉ đáp ứng được 50 – 60% nhu cầu vì tỷ lệ tăng dân số rất cao. Có 2 sự việc ở đây: tỷ lệ tăng dân số và sự dịch chuyển đất đai, nghĩa là mọi thứ đang biến động. Mà việc làm và đất đai là khác nhau. Theo tôi, câu chuyện không phải là do tăng dân số mà chính là sự biến động. Vì thế các bạn phải xây thêm nhiều thành phố mới. Vấn đề chính là: các bạn không đủ tiền để chi hàng tỷ đồng xây dựng đường ống cấp nước sạch cho các vùng hiện có. Không có khả năng.

Ông nghĩ gì về Kiến trúc vì người nghèo? Chính phủ có vai trò gì với khu vực tư nhân? Ở Việt Nam, đất đai là công thổ, như ở Anh. Rất tốt. Và theo tôi, chính phủ cần mở ngân hàng chuyên dành cho người nghèo. Và chúng ta tạo ra nhu cầu để phát triển thị trường, vượt qua khủng hoảng kinh tế. Các bạn xây dựng kết cấu, kết nối và người sử dụng hoàn thiện nội thất. Mười năm trước, bê tông và sắt thép đắt đỏ. Giờ đắt nhất lại là đồ nội thất. Bếp có khi đắt hơn cả ngôi nhà. Giá thành căn bếp cộng 2 phòng vệ sinh đắt hơn cả nhà. Sau này cũng thế: ĐHKK, đồ điện, phòng tắm…

Bây giờ, Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số rất nhanh. Theo ông, chính phủ có nên hãm quá trình đô thị hóa không vì hiện nay 30% dân số đang sống tại đô thị.

Tất nhiên, 10 năm nữa tỷ lệ có thể là 60%.

Dự án cả tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hoàn thành đã nâng cao được chất lượng môi trường, cải thiện dời sống của người dân khu vực kênh.

Trung tâm TM dành cho tất cả tầng lớp người dân tới, thì đó có gọi là kiến trúc cộng đồng không?

Ở các thành phố của Việt Nam hiện đang thiếu các không gian công cộng. Không có nơi tụ họp. Chúng ta không thể đi bộ. Ở Hà Nội: Các bạn không thể chạy vào buổi tối; Người khiếm thị không thể đi bộ, nghĩa là các bạn không có những không gian công cộng thực sự.

Ông nghĩ như thế nào về vai trò của không gian công cộng trong dự án, ví dụ trong một bảo tàng?

Vâng, dĩ nhiên là rất quan trọng

Ông có ý kiến gì về các dự án dọc bãi biển ở Việt Nam?

Đó là vấn đề lớn như tại Nha Trang. Các bạn không nên xây những bức tường (chắn) vì làm như vậy, chúng ta không thể tạo thông gió (tự nhiên). Các bạn có biển (bên ngoài) nhưng lại không để thông thoáng cho thành phố (bên trong). Cần xoay lại các nhà cao tầng như cây rừng để gió thổi vào sâu bên trong. Cần thay đổi cách xây cất và chính quyền cũng phải điều chỉnh các quy định. Không nên chỗ nào cũng xây dựng như vậy.

KTS. Salvador Perez Arroyo là một trong những kiến trúc sư hàng đầu thế giới theo trường phái Hậu Hiện Đại (Post Modern)… đã được biết đến với những công trình mang tính chất biểu tượng thành phố như tháp Moncloa tại Madrid, viện bảo tàng khoa học Cuenca, cung văn hóa La Eria tại Oviedo, nhà quốc hội Alicante, etc…Và ở Việt Nam Ông cũng đã gặt hái được nhiều thành công…Nhân dịp GGMT 2016, KTS Salvador Perez Arryo đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến KTVCĐ…

PV