Một vài suy nghĩ về thông tư 17/2016/TT BXD & việc cấp đổi chứng chỉ hành nghề

Thủ tục chứng chỉ hành nghề theo 59/NĐ-CP/2015 và 17/2016/TT-BXD và cái gọi là “thí điểm trắc nghiệm sát hạch”
Căn cứ:

  • Điều 16, 28, 30, 33, 35, 40, 57 của hiến pháp nước CHXHCNVN

Về việc trắc nghiệm sát hạch:

  • Việc này đánh đồng người chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm với dân không chuyên môn hay SV mới ra trường. Khi chứng chỉ hết hạn mỗi người đều làm lại thủ tục từ đầu như nhau;
  • Người ra đề không có chuyên môn và có ý đánh đố, dễ nảy sinh tiêu cực;
  • Do đó, KTS, KS đang hành nghề có nguy cơ bị truất quyền hành nghề do rớt sát hạch vô lý dù có bằng cấp chính quy và đã làm việc lâu năm. Lý do: Không thuộc lòng những gì mà luôn sẵn tài liệu, internet để tra cứu mà không cần học thuộc;
  • Điều 19.1a và 24.1a của 17/2016/TT-BXD “Quyền được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ /hành nghề/ năng lực” bị vi phạm do đáp án trắc nghiệm không minh bạch từ đầu. Sau thời gian “thí điểm” vẫn chưa có. Trong khi bên ngoài nhiều dịch vụ “tư vấn” liên tục tiếp thị “luyện thi”.
  • Các câu hỏi sát hạch: Nhiều câu không phải ai cũng tham gia những hạng mục đặc thù (và luôn sẵn sách tra cứu khi cần) nên học thuộc là vô ích

Về bản khai kinh nghiệm:

Thời gian khoảng năm 2012, chỉ yêu cầu khai 5 công trình đã làm.

  • Điều 14.2 và 14.4 (17/2016/TT-BXD): Người nộp đơn trước khi thi sát hạch phải trình file mềm các bản scan hồ sơ thủ tục đã nộp (điều 14.2) kèm bản scan hợp đồng công trình (điều 14.4) – (thông tin riêng công ty thực hiện dự án) – và buộc đương đơn về nơi mình đang/đã làm để chụp lại. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng có văn bản phân công công việc từng cá nhân. Do đó, điều 55 của 59/NĐ-CP/2015 bị 17/2016/TT-BXD phức tạp hóa.
  • Phụ lục 2 (mẫu bản khai kinh nghiệm) (17/2016/TT-BXD): Phần ghi chú: “… cá nhân hành nghề độc lập không cần phải lấy xác nhận này”: Những người làm việc độc lập và người nước ngoài ít bị rào cản thủ tục hơn so với những người đi làm thuê ở công ty. Nên cần xem lại sự cần thiết của phần “xác nhận của cơ quan tồ chức quản lý trực tiếp / hội nghề nghiệp”

Vài thắc mắc:

  • Khi đã có chứng chỉ (đã có 5 công trình đã thực hiện), việc khai báo làm lại mới chứng chỉ những lần sau có cần thiết, nhất là khi đương đơn không có ý nâng cao bậc chứng chỉ năng lực?
  • Việc khai báo 5 công trình có thuyết phục giữa một đương đơn làm công trình nhỏ so với một đương đơn làm công trình quy mô lớn hơn (Nếu mỗi 5 năm khai báo lại mới thì sẽ thiệt thòi cho người làm một công trình lớn kéo dài nhiều năm)?

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề

Trong Thông tư 17/2016/TT-BXD:

  • Điều 18: Không nhắc đến việc thi sát hạch cho người nước ngoài.
  • Điều 18.3a: Người nước ngoài phải trình “bản sao giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp và hộ chiếu đã chứng thực theo quy định” – Tức là có thể có chứng chỉ hành nghề mà không cần giấy phép lao động?

Đây là thiệt thòi cho công dân Việt Nam làm việc trên chính nước mình.

  • Điều 8.3 “Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì kết quả sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt số điểm từ 32 điểm trở lên” – Như vậy “rành luật và không có chuyên môn” có khả năng đậu sát hạch cao hơn “có chuyên môn”.

Về thời gian xử lý hồ sơ

Quy định không nhắc đến việc xử phạt / chế tài các cơ quan chức năng nếu thực hiện công việc trễ hạn sau khi nhận đủ hồ sơ theo:

  • Điều 15a (3 ngày) đối với hồ sơ xin chứng chỉ hành nghề của người trong nước
  • Điều 18b (7 ngày) đối với hồ sơ xin chứng chỉ hành nghề người nước ngoài
  • Điều 21a (10 ngày) đối với hồ sơ xin chứng chỉ năng lực tổ chức
  • Điều 26.1 và 26.4 (7 ngày) đối với việc đăng tải thông tin.

Về xử lý vi phạm

  • Điều 32.1a: (vi phạm do khai báo không trung thực và hành nghề không đúng theo nội dung trong chứng chỉ / năng lực quy định): Xử phạt 1 năm. Hình thức xử lý quá nhẹ không đủ răn đe.

Về cơ hội làm việc và phát triển

  • Không nhắc việc tạo điều kiện nâng bậc chứng chỉ năng lực của cá nhân / tổ chức. Cũng như làm sao có được năng lực đầu tiên tối thiểu (đối với tổ chức mới lập, cá nhân mới ra trường) ?

Kết luận

Trắc nghiệm có tính “thi học kỳ”: Các cơ sở đào tạo chuyên ngành trả lời về việc cần phải trắc nghiệm cũng như phải có thêm giấy phép con “chứng chỉ hành nghề / năng lực”? Trắc nghiệm dựa trên cơ sở nào? Có mâu thuẫn với thủ tục một cửa một dấu ra sao?

Người kinh nghiệm làm việc nhiều năm vẫn rớt sát hạch: Liệu trắc nghiệm có cần thiết?

Các trường đào tạo, hội nghề nghiệp, nhất là Hội KTS Việt Nam cần nêu quan điểm mình và bảo vệ quyền lợi đồng nghiệp, và hội viên.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Điều 16

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 28

  1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước.
  2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 30

  1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
  3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 33:

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 35

  1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
  2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
  3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

Điều 40:

Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 57

  1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
  2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Trước đây:

  • Khoảng 1990, thủ tục cấp chứng chỉ đòi hỏi người làm xây dựng phải trình những bản vẽ photo những công trình đã làm.
  • Năm 2005, yêu cầu kê khai những công trình đã làm với quy mô và diện tích theo quy định để xác định thứ hạng hành nghề.
  • Năm 2010 bắt yêu cầu chỉ khai 5 công trình (khai nhiều hơn vẫn bị trả hồ sơ về) kèm theo ghi rõ ngáy tháng hoàn thành. Việc này làm khó rất nhiều người vì ngày tháng này phải chạy về công ty cũ tìm cho ra, trong khi công ty cũ không ai rảnh để làm việc này cho mình hay cá nhân những người khác có nhu cầu.
  • Năm 2012, yêu cầu khai công trình đã làm (không cần phải ghi rõ ngày tháng hoàn thành)
  • Năm 2016, yêu cầu thi sát hạch kèm trình file mềm các hợp đồng, bảng phân công công tác.

Thí dụ cụ thể: các SV Kiến trúc người Campuchia sang Việt Nam học trước đây với ưu tiên xét vớt lên lớp ngang với lớp trưởng và bí thư đoàn. Có người đọc viết tiếng Việt chưa trôi. Nhưng họ vẫn tốt nghiệp và có bằng KTS giá trị ngang với KTS Việt Nam. Nếu họ sang Việt Nam làm việc thì với thủ tục hiện nay, sẽ được chứng chỉ hành nghể dễ dàng hơn KTS Việt Nam do không qua sát hạch để lấy chứng chỉ hành nghề.

KTS. Cổ Minh Tâm

Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 02-2017

Diễn đàn KTS: “Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc – Xây dựng và những quy định mới” hiện đang thu hút sự quan tâm của giới nghề. Để gửi bài viết, ý kiến tham gia diễn đàn xoay quanh chủ đề này, thân mời Quý độc giả gửi nội dung đến Tạp chí Kiến trúc theo một trong hai hình thức sau:

  • Gửi Email đến địa chỉ: info@tckt.vn (Tiêu đề email ghi rõ: Tham gia Diễn đàn KTS – Chứng chỉ hành nghề)
  • Hoặc gửi bài viết đến địa chỉ: BBT Tạp chí Kiến trúc,
    Số 40 Tăng Bạt Hổ, P. Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngoài ra, bạn đọc có thể trao đổi, thảo luận ngắn bằng hình thức comment bên dưới bài viết này hoặc tại fanpage Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam: www.facebook.com/tckt.ktsvn