Bridge Gallery – Dòng chảy tri thức

Trong những năm trở lại đây, khu vực nông thôn tại Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh khai thác du lịch mang tính địa phương. Sự thúc đẩy này giúp tôn vinh giá trị văn hóa, đời sống đặc trưng và mang lại cơ hội kinh tế cho cộng đồng, từ đó các sáng kiến phong phú đã được đề xuất và nhanh chóng thực hiện trên nhiều nơi. Bằng nhiều nỗ lực trong suốt 6 năm, ý tưởng biến khu vực Huệ Châu, làng Taoyuan trở thành điểm đến văn hóa thu hút dần được củng cố với bước đầu xây dựng dự án Bridge Gallery.

Ý tưởng về một điểm du lịch mang tính địa phương đồng thời khuyến khích phát triển văn hóa đọc ở nông thôn đã được thể hiện qua dự án nhà sách Bridge Gallery vừa hoàn thành tại làng Taoyuan thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Làng Taoyuan hiện nay là một khu dân cư cổ ở phía nam An Huy, cách xa trung tâm văn hóa ở thành phố Huệ Châu khoảng 100 km. Vị trí công trình Bridge Gallery được xây dựng từ một biệt thự vô chủ, có diện tích sàn khoảng 70 m², quy mô hai tầng lầu, xung quanh là các con hẻm nhỏ đan xen với nhiều hộ gia đình trong làng. Điểm nổi bật của công trình là không gian thoáng đãng với tầm nhìn lý tưởng về phía cánh đồng trước mặt tiền công trình.

Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.

Bridge Gallery được các KTS hình dung như một không gian năng động có thể nhìn xuyên thấu từ bên ngoài, mục đích nhằm nhấn mạnh yếu tố trưng bày và gợi mở hoạt động của không gian bên trong. Tận dụng khung cảnh làng Taoyuan cùng niềm tin văn hóa từ người dân bản địa đã giúp công trình hoàn thiện mang đầy đủ chức năng, thẩm mỹ mà vẫn hàm chứa nhiều ý nghĩa. Ý tưởng thiết kế được bắt nguồn từ cây cầu Langqiao có mái che cầu kỳ tại Huệ Châu, không chỉ là nơi đi lại mà còn là điểm nghỉ chân, giao tiếp và biểu tượng của lễ nghi văn hóa. Không gian dự án gồm 2 tầng kèm khu vực sân trong có sàn và mái được đúc bằng bê tông kiên cố. Tầng trệt còn có thêm hệ kết cấu trần bằng các bê tông uốn cong được xếp thành hàng tạo ra nhiều lớp ghép chồng lên nhau.

Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.

Tầng trệt của Bridge Gallery là khu vực chọn mua sách, từ đây có thể chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh; mặt khách khi tiếp cận từ lối vào chính, du khách được mở ra điểm nhìn xuyên suốt vào đến khu vực sân sau. Phần trần tầng trệt là điểm nhấn cho toàn không gian với các tấm betong uốn cong, có độ rộng chênh lệch ở hai phần đầu theo chủ đích, tạo thành từng nhịp uốn mang đến cảm giác cơi nới và chuyển động khi sắp chồng lên nhau.

Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.

Vị trí trung tâm tầng trệt và tầng một được bố trí một thang leo phụ nằm thẳng đứng, một cấu trúc cách điệu liên tưởng đến hình ảnh nước chảy và người đi bộ trên cây cầu. Để phục vụ cho nhu cầu đọc sách, khu vực tầng 1 được KTS dùng kính mờ chữ U giúp giảm thiểu xao nhãng mà vẫn nhận biết được thay đổi của môi trường bên ngoài, nhờ đó người đọc có thể tập trung cao độ và thư giãn thoải mái. Cấu trúc sàn tầng 1 được đúc theo từng bậc cao thấp thành bệ ngồi đơn giản, tạo ra môi trường phong phú, khuyến khích văn hóa đọc cho cư dân địa phương.

Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.

Dự án Bridge gallery được hoàn thành vào năm 2021 khi sự lớn mạnh của Internet là vấn đề không thể bàn cãi, văn hóa đọc sách ít nhiều đã mai một dần. Ngôi nhà sách có thể xem như một địa điểm công cộng mang nhiều ý nghĩa cả về thẩm mỹ lẫn công năng đối với cộng đồng địa phương.

Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.
Ảnh: Yilong Zhao.

Thông tin dự án Bridge gallery:

  • Địa chỉ: Shanli, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
  • Văn phòng kiến trúc: Atelier Lai.
  • Kiến trúc sư chính: Dao Ma.
  • Diện tích: 142 m².
  • Năm hoàn thành: 2021.

Ảnh: Yilong Zhao
Theo Giang Nguyễn (Biên dịch từ ArchDaily)