Vừa qua, Liu Jiakun, KTS người Trung Quốc đã giành Giải thưởng Pritzker 2025, trở thành người Trung Quốc thứ hai nhận danh hiệu danh giá này sau Wang Shu (2012).
Sinh ra tại Thành Đô vào năm 1956, ông lớn lên trong một thành phố đang phát triển mạnh mẽ. Tốt nghiệp tại Trường Đại học Kiến trúc và Kỹ thuật Trùng Khánh (Đại học Trùng Khánh) vào năm 1982 với bằng Cử nhân Kỹ thuật Kiến trúc, ông trở thành một trong những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng lại đất nước trong giai đoạn chuyển mình của Trung Quốc.
Tuy nhiên, phải mãi đến nhiều năm sau, kiến trúc sư Liu mới nhận ra rằng “môi trường xây dựng có thể là một phương tiện để bộc lộ cá tính”. Chính từ thời điểm đó, sự nghiệp của ông mới thực sự bùng nổ, với việc ông thành lập văn phòng kiến trúc Jiakun vào năm 1999 và tham gia vào các dự án hợp tác tại Trung Quốc và Châu Âu.
Dựa trên những kinh nghiệm của mình, các công trình của ông được đặt nền tảng vững chắc từ sự hiểu biết về thực tế và sự tôn trọng đối với lịch sử đa dạng truyền thống của Trung Quốc, trong khi vẫn đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa kiến trúc và thiên nhiên, giữa truyền thống và hiện đại. Những khái niệm này không cản trở nhận thức của ông về nhu cầu của con người và tầm quan trọng của không gian cộng đồng.
Thông qua các dự án của mình, Liu Jiakun chứng minh rằng không gian có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người và trở nên khơi gợi một cách tích cực. Các không gian công cộng mà ông tạo ra có thể thúc đẩy một bầu không khí nhân ái, mang đến sự thư giãn và sự hợp tác. Chẳng hạn như “sự theo đuổi câu chuyện và thơ ca trong thiết kế.”
Sự toàn diện trong các tác phẩm của Liu Jiakun giúp ông không bị ràng buộc bởi những giới hạn về phong cách hay yêu cầu thẩm mỹ. Ông chỉ đơn giản làm theo những gì mà khu đất, cảnh quan tự nhiên, cấu trúc đô thị hiện có và nhu cầu của người dân yêu cầu. Kết quả thực tế là một sự pha trộn của tất cả những yếu tố này với các truyền thống địa phương nổi bật.
Ông nổi tiếng với những thiết kế mang tính cộng đồng, bền vững, và giàu tính nhân văn, phản ánh sự hài hòa giữa kiến trúc, cảnh quan và văn hóa địa phương. Các công trình của Liu Jiakun trên khắp Trung Quốc thường có quy mô lớn, với nhiều bảo tàng, sáng kiến văn hóa, công viên và phục hồi các khu vực rộng lớn. Ông thường làm việc ở những thành phố đông dân, nơi không gian công cộng và mở có thể khó xác định hoặc lắp đặt.
Một trong những giải pháp nổi bật của Liu Jiakun đối với các dự án này là sự phân bổ các can thiệp dọc theo khu đất rộng được giao và sự độc đáo trong cách mỗi công trình được lồng ghép, trong khi vẫn duy trì một ngôn ngữ thiết kế tương tự. Điểm mạnh của ông trong các trường hợp này là khả năng kết nối các công trình, cơ sở hạ tầng, cảnh quan và không gian công cộng cùng lúc thông qua thiết kế của mình, từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề đô thị cấp bách bằng việc sử dụng vật liệu địa phương và nghề thủ công truyền thống ở bất cứ đâu có thể. Những can thiệp của ông dường như được dệt vào cấu trúc đô thị hiện có, và dẫn dắt người dùng/du khách qua một câu chuyện thơ mộng và hành trình lịch sử.
Liu cũng nổi bật với việc sử dụng vật liệu tái chế. Ông đã phát minh ra loại gạch “tái chế” từ gạch vụn của trận động đất 2008 ở Tứ Xuyên. Một tác phẩm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của ông là Đài tưởng niệm Ngô Huệ Sơn, được xây dựng từ vật liệu này để tưởng nhớ một thiếu nữ mất trong thảm họa thiên nhiên này.
Dưới đây là một sốhình ảnh của các công trình làm nên tên tuổi của ông:
Khánh Hoà – Thu Vân (Biên dịch và tổng hợp từ Archdaily)
© Tạp chí Kiến Trúc