(Nguồn: RIBA via The Telegraph)

Kiến trúc sư lỗi lạc Ieoh Ming Pei, được biết đến với tên I. M. Pei, qua đời hôm qua ở tuổi 102 (theo tờ New York Times)

Kiến trúc sư Ieoh Ming Pei là người Mỹ gốc Hoa, sinh ngày 26/04/1917, là một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất trong thời kỳ kiến trúc hiện đại. Khi ông đạt giải thưởng Pritzker năm 1983, Hội đồng giám khảo của giải thưởng đã nhận xét về ông rằng: “Ông đã để lại cho thế kỷ này những thiết kế nội thất và công trình đẹp nhất”. Trong đó, công trình đáng chú ý và đánh giá cao nhất của ông là Kim tự tháp Louvre.

Ông sinh ra ở Tô Châu, Trung Quốc, lớn lên tại Thượng Hải, sau đó học tại trường trung học St. Paul tại Hồng Kông. Sau đó, Ông cùng gia đình chuyển đến sống tại Mỹ, Ông bắt đầu theo học kiến trúc tại Đại học Pennsylvania, sau đó lấy bằng thạc sĩ kiến trúc tại Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) năm 1940. Cùng năm đó, ông nhận được giải thưởng Alpha Rho Chi, Giải thưởng hữu nghị của MIT, và Huy chương vàng AIA. Khi chiến tranh Trung – Nhật lần thứ 2 nổ ra buộc ông phải từ bỏ những dự định của mình và quay trở lại quê nhà Trung Quốc. Cuối cùng, nhờ một sự kiện tổ chức cho kiến trúc sư trẻ, ông đã dành được một xuất học bổng thiết kế tại trường Harvard. Chính tại nơi đây, ông đã gặp và làm việc cùng 2 kiến trúc sư lớn là Walter Gropius và Marcel Breuer. Và từ đó sự nghiệp kiến trúc của Ông bắt đầu được biết đến. 

Pie thành lập văn phòng riêng vào năm 1955, sau đó văn phòng lấy tên gọi là I.M. Pei & Associates (sau đó đổi tên thành Pei & Partners (1966) và thành Pei Cobb Freed & Partners (1989)). Trong suốt sáu thập kỉ hoạt động, công trình nổi tiếng nhất của ông là dự án cải tạo bảo tàng Louvre ở Paris. Khi bảo tàng khai trương vào năm 1989, trên tờ Thời báo New York,  nhà phê bình kiến ​​trúc Paul Goldberger đã ca ngợi kim tự tháp cải tạo trong bảo tàng là “một chuyến tham quan công nghệ: chi tiết, nhẹ nhàng và gần như trong suốt. Kim tự tháp không làm thay đổi quá nhiều Louvre mà như đang lơ lửng bên cạnh, cùng tồn tại như thể đến từ không gian khác”. Ngoài ra, các tác phẩm có ảnh hưởng lớn khác do ông thiết kế bao gồm: Tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, Tòa nhà phía Đông của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC và Thư viện Tổng thống JFK ở Boston. Năm 1990, KTS Pei nghỉ hưu sau suốt quá trình cống hiến cuộc đời cho công việc, ông giảm bớt khối lượng công việc của mình trong khoảng thời gian sau đó. 

Bảo tàng Louver (© Rory Hyde [Flickr], bajo licencia CC BY-NC-SA)
Mặc dù được biết đến như một người theo chủ nghĩa hiện đại và nổi tiếng về cách thiết kế không gian dựa trên sự sắp xếp của các hình học cơ bản như hình tam giác, hình tròn và hình vuông, Pei lại phản đối tư duy về chủ nghĩa toàn cầu (Globalism) của trường phái “Phong cách quốc tế” (“International Style”), thay vào đó ủng hộ sự phát triển và thay đổi ngôn ngữ kiến trúc theo từng ngữ cảnh riêng biệt . Ông từng nhận xét: “Điểm quan trọng của sự khác biệt là giữa cách tiếp cận từ phong cách kiến trúc và cách tiếp cận từ điều kiện hiện trạng của dự án cần tìm ra một thiết kế phù hợp về bối cảnh không gian, thời gian và mục đích của công trình.” Trong một chuyến công tác đi đến Trung Quốc vào năm 1974, ông thậm chí còn đề xuất các kiến ​​trúc sư Trung Quốc nhìn vào truyền thống kiến ​​trúc của họ hơn là thiết kế theo phong cách phương Tây.

Danh sách các công trình tiêu biểu trong sự nghiệp của ông giai đoạn 1954 – 2005:

* 1954–1959 – Trung tâm Mile High, Denver, Colorado, Mỹ
* 1961–1967 – Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia, Boulder, Colorado, Mỹ
* 1961 – Quảng trường Kips Bay, New York, New York, Mỹ
* 1961 – Quy hoạch trung tâm chính phủ, Boston, Massachusetts, Mỹ
* 1962 – Trung tâm Ville-Marie, Montreal, Quebec, Canada
* 1962 – Nhà hát Kennedy, Đại học Hawaii, Mỹ
* 1962 – Ký túc xá sinh viên Hale Manoa, Trung tâm Đông Tây, Đại học Hawaii, Mỹ
* 1963 – Nhà tưởng niệm Luce, Đại học Đông Hải, Đài Trung, Đài Loan
* 1964 – Nhà Green, Học viện kĩ thuật Massachusetts
* 1964 – Nhà học mới của trường giao tiếp cộng đồng S.I, Đại học Syracuse – Syracuse, New York
* 1966–1968 – Gian điêu khắc của Trung tâm nghệ thuật Des Moines, Des Moines, Iowa
* 1966 – Tháp Silver, Đại học New York
* 1967 – Giảng đường Hoffman tại Đại học Nam California
* 1968–1972 – 50 tháp kiểm soát không lưu cho Kiểm soát không lưu liên bang tại nhiều địa điểm trên đất Mỹ
* 1968–1974 – Trung tâm khoa học thiên chúa, Boston, Massachusetts
* 1968 – Bảo tàng nghệ thuật Everson, ở Syracuse, New York
* 1969 – Thư viện Cleo Rogers, ở Columbus, Indiana
* 1969 – Học viện trung tâm, Đại học bang New York ở Fredonia, Fredonia, New York
* 1970 – Nhà ga hàng không quốc gia sân bay JFK, New York, New York
* 1971 – Tháp Harbor
* 1972 – Tòa thị chính Dallas, Texas
* 1972 – Trung tâm nghệ thuật Paul Mellon, tại Choate Rosemary Hall, Wallingford, Connecticut
* 1972 – Khu ở Pei, New College of Florida
* 1973 – Tòa án thương mại, Toronto, Ontario, Canada
* 1973 – Giảng đường Spelman, Đại học Princeton
* 1973 – Bảo tàng nghệ thuật Herbert F. Johnson, Đại học Cornell, Ithaca, New York
* 1974–1978 – Tòa nhà phía đông, Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Washington, DC
* 1975 – Trung tâm OCBC, Singapore.
* 1976 – Toà nhà John Hancock, ở Boston, Massachusetts – Pei nhường bản quyền thiết kế cho Henry Cobb
* 1976 – Đại học Rochester
* 1978–1982 – Viện bảo tàng nghệ thuật Indiana, Bloomington, Indiana
* 1979 – Thư viện John Fitzgerald Kennedy, Boston, Massachusetts[3]
* 1979 – Trung tâm thương mại thế giới Baltimore, Baltimore, Maryland
* 1979–1986 – Trung tâm hội nghị Javits, ở New York, New York
* 1980–1985 – Tổ hợp Raffles City, Singapore.
* 1981 – Tháp thương mại Texas ở Houston, Texas, hiện giờ mang tên tháo J.P. Morgan Chase; (với sự cộng tác của 3D/International)
* 1982 – Số 16 đường Mall, Denver, Colorado.
* 1982–1990 – Ngân hàng Trung quốc, Hong Kong
* 1982 – Căn hộ cho Steve Jobs
* 1983 – Energy Plaza, Dallas, Texas
* 1985 – Tòa nhà Wiesner, Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Cambridge, Massachusetts
* 1986 – Fountain Place, Dallas, Texas
* 1987 – Tháp ngân hàng Mỹ, Miami, Florida
* 1989 – Trung tâm giao hưởng Morton H. Meyerson, Dallas, Texas
* 1989 – Carl Icahn Trung tâm khoa học tại Choate Rosemary Hall, Wallingford, Connecticut
* 1989 – Trụ sở của hãng Creative Artists, Los Angeles, California
* 1989 – Mở rộng và cải tạo bảo tàng Louvre, Paris, Pháp
* 1991 – Bảo tàng Miho, Shiga, Nhật
* 1992 – Phòng mạch Kirklin của hệ thống chăm sóc sức khỏe Đại học Alabama ở Birmingham, Birmingham, Alabama
* 1995 – Bảo tàng Rock and Roll, Cleveland, Ohio
* 2001 – Trung tâm hữu nghị cho kỹ sư, Đại học Princeton.
* 2003 – Phần mở rộng của Bảo tàng lịch sử Đức (Deutsches Historisches Museum) Berlin, Đức.
* 2005 – Trung tâm trình diễn nghệ thuật Ferguson tại Đại học Christopher Newport, Newport News, Virginia.


Cẩm Tú – TCKT.VN
(Tổng hợp và biên dịch từ Archdaily)
© Tạp chí kiến trúc