Giác quan thứ 6 – 6th SENSE: Công nghệ vượt trội của thế hệ thiết bị gia dụng thông minh

Công nghệ cảm biến thông minh 6th SENSE (Giác quan thứ 6) đã giúp cho các thiết bị gia dụng của Whirlpool, thương hiệu thiết bị gia dụng hàng đầu của Mỹ được nâng lên một tầm cao mới.

Công nghệ cảm biến 6th SENSE được Whirlpool, thương hiệu thiết bị gia dụng hàng đầu của Mỹ nghiên cứu thành công từ năm 2002 và đăng ký sở hữu độc quyền, đã tạo ra một sự thay đổi lớn khiến các thiết bị gia dụng của hãng trở nên “thông minh” vượt trội.

Bộ sưu tập thiết bị bếp Whirlpool với tone màu đen phù hợp với các căn bếp hiện đại, tối giản và cao cấp. Máy hút mùi kết hợp hút tuần hoàn hoặc hút thông gió tùy nhu cầu và thiết kế gian bếp.
Bộ sưu tập thiết bị bếp Whirlpool với tone màu đen phù hợp với các căn bếp hiện đại, tối giản và cao cấp. Máy hút mùi kết hợp hút tuần hoàn hoặc hút thông gió tùy nhu cầu và thiết kế gian bếp.

Tất cả các thiết bị Whirlpool với công nghệ 6th SENSE làm việc trên 3 nguyên tắc cơ bản: cảm giác, phân tích và điều chỉnh để có thể tự tối ưu hóa nguồn lực và thời gian ở mức tốt nhất để đồng thời trở nên thân thiện hơn với người dùng.

Được ví von như giác quan thứ 6 của con người, một giác quan đặc biệt có thể linh cảm, dự cảm trước những điều xảy ra, 6th SENSE do Whirlpool phát triển có những “tố chất” tương tự khi giúp cho sản phẩm có thể tự dự đoán được những thay đổi trong suốt chu trình sử dụng để đưa ra những hiệu chỉnh phù hợp.

Máy giặt có tích hợp công nghệ 6th SENSE có thể tự phát hiện các vết bẩn “cứng đầu” và tự điều chỉnh tác động giặt giúp việc giặt giũ trở nên hiệu quả hơn. Máy còn có thể cảm nhận được kích thước tải trọng bên trong để tự điều chỉnh lượng nước, vòng quay và thời gian phù hợp với khối lượng, thể tích giặt, giúp tiết kiệm điện và nước đến 45%.

Máy sấy quần áo sử dụng công nghệ 6th SENSE giảm thiểu năng lượng và thời gian lãng phí bằng cách theo dõi độ ẩm bên trong và điều chỉnh thời gian sấy phù hợp. Với tủ lạnh, công nghệ cảm biến thông minh 6th SENSE giúp thiết bị dễ dàng chuyển đổi từ mát sang đông với 12 chế độ linh hoạt từ 10°C đến -22°C, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu lưu trữ thực phẩm…

Thấu hiểu tối đa thói quen của người dùng để có thể đáp ứng từng nhu cầu nhỏ, là mục tiêu của các thiết bị gia dụng thế hệ mới của Whirlpool. Bởi vậy, ngoài công nghệ độc quyền 6th SENSE, thương hiệu có tuổi đời hơn 110 năm này còn phát triển nhiều công nghệ nổi bật khác cho từng loại sản phẩm: Công nghệ giặt kết hợp hơi nước và khử ozon giúp diệt khuẩn 99.99% dành cho máy giặt, phù hợp với nhu cầu người dùng sau đợt dịch Covid; Công nghệ tự nấu với 33 công thức được cài đặt sẵn cho lò nướng; Ngăn chuyển đổi linh hoạt trong tủ lạnh; Công nghệ rửa sạch nhanh của máy rửa chén…

Ông Himanshu Shekhar, đại diện của thương hiệu tại Việt Nam, cho biết: “Tích hợp những công nghệ hiện đại để thiết bị trở nên đa năng hơn, có khả năng xử lý việc nhà một cách tối ưu và dễ sử dụng, giúp người dùng có thêm nhiều thời gian chất lượng dành cho gia đình là mục tiêu Whirlpool hướng đến. Đích đến cuối cùng của công nghệ hiện đại là phải khiến cuộc sống của con người dễ chịu và hạnh phúc hơn.

Ngoài sự vượt trội về công năng, các dòng sản phẩm của Whirlpool đều được thiết kế theo phong cách sắc nét, sang trọng, phù hợp với mọi thiết kế không gian hiện đại. Các dòng sản phẩm nổi bật của Whirlpool như: máy giặt, tủ lạnh, máy sấy, máy hút mùi, lò nướng… đều có nhiều chủng loại phù hợp với nhiều không gian khác nhau, đặc biệt phù hợp với cấu trúc nhà ống hay căn hộ chung cư ở các đô thị hiện đại.

Thiết bị gia dụng của Whirlpool được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại để thấu hiểu tối đa nhu cầu của người dùng.
Thiết bị gia dụng của Whirlpool được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại để thấu hiểu tối đa nhu cầu của người dùng.

Với công năng vượt trội, thiết kế hiện đại, sang trọng, sản phẩm của Whirlpool hiện đang có mặt mặt tại hơn 170 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Whirlpool đã chính thức hợp tác với Nhà phân phối Digiworld (Công ty Cổ phần Thế giới số) để sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng Việt.

Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc