
Giải thưởng Loa thành là giải thưởng vinh danh những đề án suất sắc của sinh viên chuyên ngành đào tạo về kiến trúc và xây dựng. Nhằm khích lệ hơn nữa, cổ vũ tinh thần hang say học hỏi, tìm hiểu và sáng tạo. Dưới đây TCKT/Kienviet xin được giới thiệu đồ án: Bảo tàng lịch sử – văn hoá biển đảo Việt Nam đạt giải Nhì – Giải thưởng Loa thành 2012.
Thông tin đồ án:
Tên đồ án: Bảo tàng lịch sử – văn hoá biển đảo Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Bùi Viết Huy – Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn: Ths. KTS. Nguyễn Huy Văn
Giải Nhì Giải thưởng Loa thành năm 2012
Địa điểm: Vịnh Nha Trang, Khánh Hoà.
Dựa trên ý tưởng về xây dựng một Bảo tàng lưu giữ lại những giá trị về lịch sử, văn hoá biển đảo Việt Nam, Đồ án của sinh viên Bùi Viết Huy – Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đã giành giải Nhì Giải thưởng Loa thành 2012.

Phối cảnh tổng thể
Với tất cả hình ảnh và biểu tượng, bảo tàng lịch sử – văn hoá biển đảo Việt nam đã chứng minh dân tộc Việt nam từ bao đời nay vẫn là một dân tộc ngoan cường, có thể hy sinh sương máu để giữ vững chủ quyền từng tấc đất, vùng biển quê hương nhưng cũng là dân tộc hiền hoà, yêu và bảo vệ hoà bình. Với đầy đủ những minh chứng từ lịch sử đến văn hoá, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào những lí luận vững chắc cho việc khẳng định từng chủ quyền từng tấc đất, vùng trời và biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch biển, Nha Trang đã có những thành công nhất định trong việc quy hoạch cảnh quan Vịnh Nha Trang tiêu biểu là trục đường Trần Phú. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn khi bộ mặt đô thị vẫn còn bê tông hoá khá nhiều, kiến trúc các công trình cá thể còn lộn xộn, chưa đồng nhất, chưa khai thác hiệu quả và bảo tồn cảnh quan quý giá của Vịnh. Việc hình thành bảo tàng văn hoá – lịch sử biển đảo Việt nam sẽ là điểm nhấn định hướng kiến trúc cho bộ mặt đô thị, cảnh quan Vịnh Nha Trang. Đáp ứng được các tiêu chí: hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, cảnh quan tự nhiên theo định hướng chung của Vịnh.

Mô hình bảo tàng lịch sử văn hoá biển đảo Việt Nam
Công trình sử dụng kết cấu là hệ khung thép kết hợp với sàn và mái để chống lại xu hướng đổ của công trình do góc nghiêng của vách, khử lực lệch trọng tâm, góc nghiêng lớn nhất của công trình là 50 độ, độ vươn xa tính từ bệ đỡ đến mũi xa nhất là 55m.

Mặt đứng hướng Đông

Mặt đứng hướng Tây

Nội thất Bảo tàng

Phần không gian ngoài trời gần biển

Bối cảnh chung về biển đảo Việt Nam và so sánh vị trí các khu vực xây dựng

Chi tiết và mặt bằng tổng thể

Phân tích hệ kết cấu công trình

Phối cảnh nội – ngoại thất
Xem tất cả ảnh trong bài tại đậy:
Biên tập: Quỳnh Nga – TCKT/Kienviet