“Chỉ số” Kiến trúc tại Trung Quốc

Trong 30 năm qua, ngành xây dựng Trung Quốc đã đạt được thành tựu rất lớn. Bài báo này mang tên "'Chỉ số Kiến trúc tại Trung Quốc" với sự tôn trọng tiến trình Đô thị hóa, tốc độ xây dựng, các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà lớn và các thách thức của các vấn đề kiến trúc tại Trung Quốc… nhằm tóm lược xu hướng phát triển của kiến trúc và sự phát triển đô thị của Trung Quốc thời kỳ đương đại.
Đô thị hóa của Trung Quốc
Với tốc độ phát triển cao trên quy mô lớn trong suốt 30 năm qua, cũng như với sự phát triển toàn diện tại trung tâm và phía Tây Trung Quốc, mô hình phát triển toàn diện của Đồng bằng sông Trân Châu, Đồng bằng sông Dương Tử và Vịnh Circum – Bột Hải đã được hình thành, trải khắp các thành phố từ miền Nam tới miền Bắc Trung Quốc, từ Đông đến Tây… Điều này có nghĩa là khái niệm về Đô thị hóa rất phát triển tại Trung Quốc.
Vào năm 1980, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã được thiết lập và vùng Đồng bằng sông Trân Châu bắt đầu nổi lên. Và 15 năm sau đó, có 48 triệu m2 diện tích tòa nhà đã hoàn thành tại tỉnh Quảng Đông, xếp hạng Nhất – vượt rất xa so với các tỉnh, các thành phố tự trị khác của Trung Quốc. Khi khu đô thị mới Phố Đông được thành lập ở Thượng Hải năm 1990, Đồng bằng sông Dương Tử đã bắt đầu phất lên. Chỉ sau 10 năm, đến năm 2000, các tỉnh Giang Tô và Triết Giang tại Đồng bằng sông Trân Châu đã có diện tích xây dựng được hoàn thành nhiều hơn so với diện tích của Tỉnh Quảng Đông, chiếm vị trí số một và số hai tương ứng trên toàn quốc. Diện tích xây dựng đã hoàn thành tại Thượng Hải, Giang Tô và Triết Giang (Đồng bằng sông Dương Tử) lên đến 220 triệu m2 – hơn 1/4 so với diện tích xây dựng đã hoàn thành của mức trung bình cả nước năm 2000. Vào năm 2006, Chính phủ đã xác định Khu mới Thiên Tân Binhai là một cực tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc; do đó, khu vực Circum(vòng xuyến)-Bột Hải đã đạt mức phát triển rất nhanh.
Ngày nay, một vòng tròn nhóm khu đô thị tự trị khác đang được hình thành bởi Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc. Khu vực mới Thiên Tân Binhai được xây dựng chắc chắn hơn với mục tiêu khám phá những thành phố sống tốt. Chúng tôi tin tưởng rằng việc xây dựng Dự án hợp tác quốc tế – Thành phố Sinh thái Trung Quốc-Singapore, có thể đóng vai trò tham chiếu cho môi trường sống tốt trong tương lai. Năm 1997, thành phố Trùng Khánh đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương số bốn sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân.  Năm 2009, Khu vực mới Liangjiang của thành phố Trùng Khánh đã trở thành khu phát triển thứ tư cấp quốc gia sau Khu vực mới Thâm Quyến, Phố Đông của Thượng Hải và Khu vực mới Thiên Tân Binhai. Năm 2011, Khu vực mới Xixian của thành phố Tây An đã trở thành khu vực phát triển thứ năm cấp quốc gia. Sự đô thị hóa đã mở rộng từ khu vực bờ biển tới phía Tây Trung Quốc, dần dần đi đến trạng thái phát triển cân bằng. Từ đó, tiến trình đô thị hóa của Trung Quốc đã được hình thành.
Tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc
Như chúng ta đã biết, ngành xây dựng đô thị Trung Quốc đã đạt được thành tựu rất lớn trong suốt 30 năm qua. Thậm chí, trong lịch sử, việc xây dựng thành phố ở Trung Quốc cũng là vượt bậc cả về tốc độ và quy mô. Năm 1985, diện tích xây dựng hoàn thành ở Trung Quốc là 170 triệu m2; năm 1995 con số này đã tăng lên đến 320 triệu m2; năm 2005, con số đã lên đến gần 1,6 tỉ m2, gấp 5 lần so với năm 1995, và 9 lần so với năm 1985; cho đến Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, con số này đã lên đến 2,3 tỉ m2; năm 2009, con số này đã lên đến 2,4 tỉ m2… Với sự phát triển trong 30 năm, tỉ lệ đô thị hóa tại Trung Quốc đã lên tới 49,68%, xây dựng được hơn 20 tỉ m2. Hãy lấy Trung tâm Giáo dục đại học Quảng Châu (cách thành phố Quảng Châu 15km, thuộc đảo Xiaoguwei với diện tích 18km2 dọc bờ sông Trân Châu) làm ví dụ – Dự án được khởi động tháng 2-2003, bao gồm 10 khu đại học, gồm năm nhóm khác nhau  dành cho sinh viên quốc tế; tháng 4/2003, các kết quả cạnh tranh được công bố để xác định các tổ chức thiết kế; tháng 7/2004, Giai đoạn I của Dự án được hoàn thành, các Khu đại học cho Học viện Nghệ thuật Quảng Châu và Nhạc viện Xinghai đã được hoàn tất. Tất cả các công trình được hoàn thành vào năm 2007. Vào tháng 9/2004, giai đoạn I của dự án 2,2 triệu m2 đã được đưa vào sử dụng và khoảng 50 ngàn sinh viên đại học đầu tiên đã bước vào thị trấn đại học này. Như vậy, trung bình là 150 ngàn m2 mỗi tháng, tương đương với 5000m2 mỗi ngày, tức là hoàn thành 200m2 nhà ở trong mỗi phút – Đó là tốc độ xây dựng của Trung Quốc.
Mặc dù tốc độ xây dựng rất cao, nhưng khái niệm xanh vẫn được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thiết kế quy hoạch, có thể thấy ngay trong việc xây dựng và sử dụng Trung tâm Giáo dục đại học Quảng Châu – Hãy xem xét đầy đủ các đặc trưng quy hoạch và thiết kế, và thực hiện chiến lược sinh thái trong khu vực bằng cách tận dụng sức gió tự nhiên cho các tòa nhà. Với diện tích tổng thể 18km2, hệ thống làm mát trung tâm với công nghệ tiên tiến giúp giảm tới 65% lượng tiêu thụ năng lượng điều hòa không khí của các tòa nhà trong cả năm, tiết kiệm 70 triệu kWh hàng năm, và tăng vốn đầu tư ban đầu lên không quá 5% tổng vốn đầu tư cho vật liệu xây dựng. Trong quá trình quy hoạch, Trung tâm giáo dục đại học Quảng Châu đã xem xét việc sử dụng năng lượng có thể tái tạo, công suất dự kiến cho các máy tạo sức gió lên tới 30 triệu kW (năm 2002), công suất dự kiến của trạm phát điện là 7-20 ngàn kW cho việc xử lý rác thải toàn diện… Tổng mức đầu tư vào năng lượng tái tạo khoảng 450 triệu đến 1,1 tỉ RMB, và kết quả là năm 2010, Trung tâm sử dụng nguồn điện với năng lượng tái tạo lên tới 80 triệu – 100 triệu kWh, chiếm 8-10% tổng nguồn năng lượng.
Trong lịch sử xây dựng, đã có đô thị được xây dựng trong một khoảng thời gian ngắn với tốc độ cao và quy mô lớn, nhưng chưa từng có tiền lệ như ở Trung Quốc trong hơn 30 năm qua. Cần phải nhìn nhận rằng: bản thân việc theo đuổi tốc độ không thể được coi là mục đích của xây dựng đô thị, song, việc theo đuổi tốc độ đồng thời với chất lượng đã trở thành mục tiêu cho xây dựng đô thị ở Trung Quốc và trên thế giới.

Các tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc
Các tòa nhà chọc trời được coi là kết quả không thể tránh khỏi của sự phát triển đô thị tới một giai đoạn nào đó. Theo một kết quả thống kê, 93 tòa nhà với chiều cao trên 300m đã được hoàn thành, hầu hết là ở Trung Quốc (28), Mỹ (20) và UAE (11), và ở 25 quốc gia khác (34). Các dữ liệu cho thấy có rất nhiều tòa nhà đang được hoàn thành, trong đó, các cao ốc và tháp truyền hình ở Trung Quốc với độ cao trên 300m chiếm gần 1/3. Không còn nghi ngờ gì, Trung Quốc đã trở thành vương quốc của những tòa nhà chọc trời, là đất nước của những con người sống và làm việc ở độ cao trên 300m.
Các cao ốc ở Trung Quốc chủ yếu được phân bố tại các thành phố ven biển, hầu hết ở Quảng Châu, Thâm Quyến và các khu vực của Đồng bằng sông Trân Châu, Thượng Hải và Nam Kinh của Đồng bằng sông Dương Tử… Tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc là Tháp Quảng Châu (610m), tiếp theo là Đài Bắc 101 (508m), Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải (492m), Trung tâm Thương mại Quốc tế HK (484m), và Tháp truyền hình Trân Châu Phương Đông Thượng Hải (467,9m), sau đó là Tháp Zifeng Nam Kinh, Tháp Tây Quảng Châu, Tháp truyền hình Thiên Tân, Tháp Jinmao Thượng Hải và Trung tâm Tài chính Quốc tế HK (giai đoạn II – 492m)… Tòa nhà Thượng Hải đang xây dựng với chiều cao 632m sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Trung Quốc.
Các tòa nhà chọc trời đã xuất hiện kèm theo nhiều tranh cãi và nghi ngờ – Về việc tạo ra môi trường sống tốt trong các thành phố, thì tòa nhà chọc trời có nhiều thuận lợi hơn bất lợi hay ngược lại? Chỉ có thể  có được câu trả lời thỏa đáng khi xem xét quá trình các tòa nhà thi nhau mọc lên. Trong nhiều tình huống, khu quần thể toàn nhà cao tầng có đặc trưng bởi mật độ dân cư và giao thông đô thị quá đông đúc.
Các tòa nhà tương đối cao cũng có thể tạo ra môi trường sống tốt. Tại tỉnh Quảng Đông, có một nơi tên là Khai Bình, các tòa nhà cao tầng nằm rải rác được tích hợp với phong cảnh có tính chất đồng quê, hình thành nên vẻ duyên dáng độc đáo của các tòa nhà, hài hòa với môi trường tự nhiên. Theo các hồ sơ nghiên cứu, Khai Bình đã có lúc có tới hơn 3000 tòa tháp cao tầng (hiện vẫn còn 1833 tòa tháp được phân bố trong 15 thị xã). Các tháp cao tầng này là sự kết hợp những tinh hoa kiến trúc nước ngoài và kiến trúc bản địa, và trở nên thực sự đặc biệt về mức độ tinh tế, phong cách đa dạng và nét độc đáo của kiến trúc bản địa có yếu tố nước ngoài. Làm cách nào để kế thừa nghệ thuật xuất sắc để tạo ra môi trường đô thị sống tốt đã thực sự trở thành một bài toán khó.
Các Tòa nhà quy mô lớn tại Trung Quốc
Trong suốt thời kỳ mở cửa và cải cách khoảng  30 năm, số lượng du khách và tần suất du lịch đến Trung Quốc đã tăng lên khiến cho hàng không và đường sắt tốc độ cao phát triển nhanh chóng. Các sân bay lớn, nhà ga và các khu giao thông tổng hợp đã mọc lên như nấm – phần lớn trong số này trở thành đại diện cho các tòa nhà khổng lồ với diện tích lên đến vài chục ha, công năng sử dụng phức tạp và đa dạng.
    Tháng 3/2008, Nhà đón khách T3 của Sân bay Quốc tế tại Thủ đô Bắc Kinh được đưa vào hoạt động, diện tích xây dựng lên tới 980 ngàn m2 (chiều dài 3000m và chiều rộng 780m). Ga tàu Nam Bắc Kinh đón khách từ tháng 8/2008, sử dụng 350 ngàn m2. Ga xe lửa cao tốc Quảng Châu hoàn thành tháng 1/2010 với diện tích 380 ngàn m2 (chiều dài 580m, rộng 460m). Ga xe lửa cao tốc Võ Hán với diện tích xây dựng 360 ngàn m2 (chiều dài 470m, rộng 300m). Trung tâm Hongqiao Thượng Hải được đưa vào sử dụng tháng 4/2010 có diện tích xây dựng gần 1,5 triệu m2 (chiều dài 1500m, rộng 1200m) với các chức năng tích hợp với hàng không, đường sắt cao tốc và đường ngầm….
    Khái niệm xanh là một trong những đặc trưng chủ yếu trong quy hoạch và thiết kế các khối kiến trúc lớn của các tòa nhà khổng lồ. Ví dụ, Dự ánTrung tâm Hongquiao là dự án lớn nhất của sự tích hợp tòa nhà và quang điện tại Trung Quốc, các tấm quang điện lắp mái có diện tích rất lớn được sử dụng với tổng diện tích lắp đặt 61 ngàn m2, tổng công suất lên đến 6.572 MW, vòng đời hoạt động là 25 năm, lượng điện lưới trung bình hàng năm là 6.38 triệu kWh, công suất phát điện hàng năm có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của 12.000 hộ dân trong một năm với tổng công suất phát điện lên tới 160 triệu kWh. Dự án Hongquiao là phương tiện phát điện sạch nhất, đặc trưng bởi diện tích sàn nhỏ, không tiêu thụ nhiên liệu và không có tiếng ồn hoặc khí thải – ngoài ra, có thể tiết kiệm được 2.274 tấn than tiêu chuẩn mỗi năm, và giảm khí thải tới 5837 tấn cacbon dioxit, 45 tấn sunphua dioxit, 20 tấn hợp chất nito và ôxy và 364 tấn bụi khói…
    Do kích thước khổng lồ của nó, các tòa nhà lớn trở thành các điểm nhìn, tạo ra một phong cảnh đẹp cho các thành phố của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc hoàn toàn sử dụng năng lượng sạch và giảm khí thải cacbon trên quy mô lớn đã trở thành định hướng cho sự phát triển các tòa nhà khổng lồ trong tương lai  – với mục đích thúc đẩy các biện pháp xanh, như tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải…
Các thách thức của Kiến trúc tại Trung Quốc
    Xét đến những cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu, thiếu năng lượng và ô nhiễm môi trường, Chính phủ Trung Quốc đã  ban hành Tiêu chuẩn xây dựng xanh – xác định các quy chuẩn một cách rõ ràng và chi tiết. Ngày nay, xây dựng xanh đã trở thành mục đích cơ bản của thiết kế kiến trúc ở Trung Quốc. Nói chung, quan điểm kiến trúc xanh và khai thác yếu tố bản địa đã trở thành hai cách diễn đạt cho các thách thức đối với giới kiến trúc hành nghề tại Trung Quốc.
    Quan điểm xanh là một xu hướng quan trọng cho sự phát triển đô thị và kiến trúc Trung Quốc – với các dự án xanh từ các cấp độ khác nhau, ví như thành phố sinh thái và tòa nhà xanh. Tòa nhà thành phố sinh thái Sino-Singapore đang được xây dựng là thành phố sinh thái cấp quốc gia duy nhất ở Trung Quốc. Các chiến lược sinh thái được sử dụng trong Sino-Singapore Eco-City cũng có nhiều đặc điểm: tiêu chuẩn đáp ứng  tỷ lệ cho mức ồn trong khu vực chức năng là 100%, tiêu chuẩn đáp ứng tỷ lệ của chất lượng nước là 100%, mật độ khí thải cacbon đối với mỗi đơn vị GDP ít hơn hoặc bằng 150 tấn C/triệu USD, tổn thất thực tế của đất ngập nước tự nhiên là 0, tỷ lệ xây dựng xanh lên tới 100%, chỉ số cây xanh địa phương lên tới 0.7, tỷ lệ phủ xanh tương đương hoặc lớn hơn 30%, tỷ lệ tái chế rác thải tương đương với hoặc lớn hơn 60%, tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch là 100%, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái chế tương đương hoặc lớn hơn 20%…
    Nằm trong Khu vực mới, Thiên Tân Binhai như một cực thứ ba của tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc – cách 45km từ khu vực buôn bán của thành phố Thiên Tân và 150km từ Bắc Kinh, Thiên Tân Binhai bao gồm khoảng 31,23km2, và được quy hoạch cho khoảng 350 ngàn người sinh sống.    
    Gần đây nhất, Trung tâm Thể thao Vịnh Shenzhen cho FISU được hoàn thành vào tháng 7/2011 đã tích hợp không gian sân vận động, nhà tập, trung tâm bơi lội, trung tâm dịch vụ tiếp đón vận động viên, công viên thể thao và các cơ sở hoạt động thương mại với mái kết cấu lưới rộng trắng. Các lỗ thoáng trong tòa nhà tạo sự thông khí tự nhiên tốt, tiết kiệm lượng tiêu thụ điện cho các máy điều hòa bằng. Mái của sân vận động được làm bằng kính LOW-E, trong suốt nhưng không truyền nhiệt. Các tòa nhà tận dụng tối đa yếu tố địa phương, sử dụng hiệu quả nước biển cũng hệ thống tiết kiệm năng lượng bao gồm hệ thống bơm nước nóng và năng lượng mặt trời… Trung tâm thể thao Vịnh Shenzhen liền kề với biển nên kết cấu thép sẽ chịu sự ăn mòn của muối biển nên bề mặt công trình được áp dụng với các lớp sơn bảo vệ đặc biệt, và mái được làm bằng thép chống gỉ.
    Khuynh hướng địa phương được phản ánh từ việc bảo vệ các di sản văn hóa – kiến trúc với các danh nhân –  có 41 di sản thế giới ở Trung Quốc, rất nhiều tòa nhà, đường phố và thành phố lịch sử. Bảo vệ nghiêm ngặt đối với di sản văn hóa, sửa chữa và phục hồi các tòa nhà lịch sử là những dự án quan trọng đối với các KTS Trung Quốc. Ví dụ như: tại Phiên họp Ủy Ban Di Sản Thế Giới lần thứ 35 được tổ chức tại Paris năm 2011, Hồ Tây (Hàng Châu) đã trở thành di sản văn hóa thế giới, đây là một thắng cảnh văn hóa thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa con người và tự nhiên. Trong quá trình phát triển và xây dựng đô thị, các di sản văn hóa đã được nhấn mạnh như thắng cảnh văn hóa Tây Hồ sẽ được nghiên cứu và bảo vệ một cách có hệ thống.
    Tháp Tràng An (Tây An) là một khám phá mới của phong cách địa phương tại Trung Quốc – là một dự án thành công trong việc tái hiện kiến trúc Trung Quốc cổ với các kết cấu và vật liệu mới, đồng thời có vai trò điểm nhấn trong Triển lãm Văn hóa lịch sử Quốc tế 2011 và dấu mốc cho Thành phố Tây An. Tháp có chiều cao 95m, thiết kế duy trì các nét cong của một ngôi chùa vuông cổ – thời nhà Tùy và nhà Đường, và có thêm vào các yếu tố mới – không chỉ ảnh hưởng đến các nội dung của nghệ thuật kiến trúc mà còn thể hiện phong cảnh đô thị hợp thời và hiện đại. Đó là một công trình có ý nghĩa nâng cao các nội dung văn hóa kiến trúc đô thị tại thành phố Tây An.
Kết luận
    Quá trình đô thị hóa, tốc độ xây dựng các tòa nhà chọc trời, các tòa nhà khổng lồ và các Thách thức kiến trúc tại Trung Quốc đã cho thấy sự thay đổi lớn ở các thành phố tại Trung Quốc trong 30 năm qua. Đồng thời, các thành phố ở Trung Quốc cũng đã đối mặt với các thách thức chưa có tiền lệ, chẳng hạn như: cân đối sự phát triển giữa đô thị và nông thôn; cách thức truyền lại cho hậu thế thông tin lịch sử, bảo tồn và tạo ra các đặc điểm đô thị… Quan trọng hơn cả là vấn đề cải thiện chất lượng không gian đô thị, ngăn chặn các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo, để tạo dựng môi trường sống tốt và thực hiện phát triển bền vững ở các thành phố.
    Hiện nay, ngày càng nhiều đô thị trở thành các "thành phố ùn tắc". Việc xây dựng với tốc độ cao đã dẫn đến hậu qủa là các "thành phố chậm". Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông đã trở thành nguồn ô nhiễm, tăng sự tiêu thụ nhiên liệu và cũng tăng lượng khí thải cacbon. Trong khi đó, Trung Quốc là một quốc gia lớn của xe đạp – Đi làm bằng xe đạp đã trở thành một thói quen của đông đảo người dân. Làm cách nào để tuyên truyền, đẩy mạnh thói quan này, ứng dụng vào một phong cách sống chậm, chất lượng cao trong các thành phố?! Trên thực tế, rất nhiều thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện phong trào tái hiện lại phong cách sống bằng xe đạp. Các phương tiện thuê xe đạp thuận tiện, giá thấp và sự quản lý có trật tự đã chứng tỏ sự hiểu biết và khám phá thực hành cho thành phố chậm với lượng khí thải cacbon thấp.
    Tại Hội nghị Quốc tế Cittaslow được tổ chức tại Scotland vào tháng 11/2010, thị trấn Yaxi, Hạt Gaochun của thành phố Nam Kinh lần đầu tiên có danh hiệu "Thành phố chậm quốc tế". "Tour du lịch sinh thái" của thị trấn Yaxi thực hiện trong khoảng diện tích 49km2 với dân số khoảng 20 ngàn người. Theo cách tổ chức này, đã có thức ăn xanh, các cơ sở sinh thái cho trà, tre, hoa quả và các chất liệu thảo dược, cũng như các hoạt động truyền thống dân gian rất phong phú. Trong tương lai, sẽ ngày càng nhiều thành phố ở Trung Quốc trở thành "thành phố chậm" thực sự.
    Các thành phố tại Trung Quốc vẫn đang trong thời kỳ phát triển tốc độ cao, cần xem xét, phản ánh các đặc điểm của các thành phố tại Trung Quốc theo những mốc thời gian của tiến trình phát triển; đồng thời đặt ra yêu cầu thực hiện phân tích và nghiên cứu toàn diện về các quy định phát triển đô thị ở Trung Quốc, khai thác con đường phát triển xanh, xây dựng cuộc sống chất lượng trong một môi trường sống đẹp, sống tốt ….

Zhu Wenyi – Khoa Kiến trúc, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc