Trường Trung Học Thazin/ Ackermann+Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Dự án trường Trung Học Thazin được phát triển nhờ sự nỗ lực của tổ chức NGO Projekt Burma,  Đức. Ngân sách xây dựng chủ yếu được gây quỹ từ đóng góp của cộng đồng và sự chung sức của các tình nguyện viên. Mục tiêu của dự án là thiết kế một trường học kiểu mới, không giống như với các trường học theo tiêu chuẩn phổ biến hiện nay, đồng thời phải thể hiện sự sáng tạo, dựa trên tiêu chí bền vững, và có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của người dân địa phương.

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Thông tin dự án:



Kiến trúc sư: Ackermann + Raff

Địa chỉ: Ngwesaung, Myanmar

Diện tích: 500.0 m2

Năm xây dựng: 2014

Ảnh(c) Julia Raff

Chi phí: 90.000 USD (nhờ vào sự đóng góp của cộng đồng)

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ngôi trường này gồm 7 phòng học và 1 phòng giáo viên. Ý tưởng thiết kế chủ đạo là thiết lập mối liên hệ giữa sân trung tâm với các không gian xung quanh như: thư viện, khu hành chính, khu phòng học thông qua hành lang kết nối. Sân trường cũng là nơi tận dụng làm trung tâm cộng đồng cho cả làng sau giờ học, tại đây các hoạt động phổ biến như các sự kiện văn hóa, hội đồng làng, rạp chiếu phim ngoài trời, biểu diễn múa vvv… được tổ chức thường xuyên.

Mặt bằng

Mặt bằng

Dãy nhà hai tầng có mặt bằng khá đơn giản, ngôn ngữ kiến trúc được phát triển từ những phương pháp truyền thống trong xây dựng. Công trình được hoàn thành với một nỗ lực xây dựng bằng các vật liệu địa phương, giúp nó dễ dàng hòa nhập với văn hóa và bối cảnh tại khu vực đó. Điều này rất quan trọng nhằm hướng đến tiêu chí bền vững cùng với các vật liệu sinh thái và đồng thời đảm bảo một cấu trúc vững chắc, lâu bền, làm nơi trú ẩn phòng khi có bão lũ.

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Cấu trúc chính của ngôi trường là hệ khung gỗ kết hợp với loại gạch truyền thống trên nền bê tông vững chắc. Những hành lang được thiết kế với các tấm tre trang trí vừa để che nắng vừa tạo sự thông thoáng, lấy sáng cho không gian bên trong. Tấm trần treo làm bằng tre và bông thuỷ tinh đảm bảo điều phối âm thanh tốt và tạo ra một bầu không khí ấm áp và thoải mái trong lớp học.

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Do điều kiện khí hậu địa phương không cần đến cửa kính, nên các cửa chớp chỉ có tác dụng bảo vệ khi bị mưa tạt. Những khung cửa sổ gập cũng có chức năng tương tự và thêm công dụng điều chỉnh lượng ánh sáng vào lớp học. Hệ thống cửa chớp, mái nhà và hành lang này là một sáng kiến tuyệt vời của các kiến trúc sư, chúng hoạt động ăn khớp với nhau đảm bảo lưu thông không khí và chống nóng hiệu quả trong môi trường khí hậu ở đây.

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Ảnh(c) Julia Raff

Mặt bằng chức năng

Mặt bằng chức năng

Mặt đứng

Mặt đứng

Phối cảnh vẽ tay

Phối cảnh vẽ tay

Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:

Bluesky – TCKT/Kienviet

(Dịch từ Archdaily)