Mô hình nhà ở bền vững ở Tp Hồ Chí Minh – cần cân nhắc đồng thời các yếu tố kinh tế xã hội và MT

Là đô thị lớn nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh đang tiến tới quy mô siêu đô thị, trung tâm kinh tế, thu hút đầu tư cũng như đóng góp sản lượng GDP cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng kéo theo sự phát triển tự phát của nhà ở – không quan tâm đến bảo vệ môi trường, và lượng tài nguyên tiêu thụ. Tập trung nhà ở mật độ cao ở trung tâm đô thị gây ra hàng loạt vấn đề về quy hoạch và phát triển đô thị như: hệ thống hạ tầng quá tải, môi trường đô thị bị ảnh hưởng (hình 1). Do đó chủ trương xây dựng những mô hình nhà ở bền vững nhằm giải quyết những vấn đề trên ở TP Hồ Chí Minh và tiến tới nhân rộng trên quy mô toàn quốc là thực sự cần thiết.  
Nhà ở bền vững là một khái niệm rất rộng và còn khá mới ở Việt Nam. Nhà ở bền vững tạo nên một cộng đồng bền vững, tiêu thụ nguồn tài nguyên tự nhiên theo cách hiệu quả nhất, nâng cao sức khỏe, tiện nghi cho người ở, giảm thiểu tác động đến môi trường… Nhiều nghiên cứu về nhà ở bền vững chỉ tập trung vào một trong hai khía cạnh: bền vững kinh tế – xã hội, và khía cạnh môi trường. Tuy nhiên, nhà ở bền vững phải cân bằng đồng thời giữa hai khía cạnh này. 
Thực tế cho thấy: Hoàn toàn có thể thực hiện nhà ở bền vững đảm bảo các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường; Nhưng cần có những giải pháp lồng ghép, đa ngành, tính đến hiệu quả lâu dài, xem xét ở các cấp độ: nhà ở, quy hoạch, môi trường và cộng đồng. Đối với nhà ở dành cho người thu nhập thấp, đó là các thành phần bền vững môi trường, hướng trực tiếp đến đối tượng người thu nhập thấp; trên phương diện bền vững về khía cạnh kinh tế xã hội. Một yêu cầu rõ ràng trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch đô thị là đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống, cân nhắc những nhu cầu xã hội, tối thiểu về mức đầu tư tài chính và tính khả thi về môi trường. 
Nhà ở bền vững không thể nhìn từ các khía cạnh bền vững độc lập mà  phải xem xét mối liên hệ giữa thiết kế khu ở và các mặt, kinh tế – xã hội khác của công trình, mối tương quan giữa công trình và các vấn đề như: ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hình thái công trình, vật liệu bảo tồn năng lượng lồng ghép với những thiết kế địa phương… Nhà ở bền vững trước tiên phải quan tâm đến vấn đề xanh như sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, thiết kế thụ động – tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sẵn có trong tự nhiên, đảm bảo môi trường sức khỏe cho người ở (hình 2,3)…  
Nhà ở bền vững cho người thu nhập thấp cũng có thể hiểu là nhà ở xanh, phù hợp với khả năng của người nghèo cũng như đáp ứng các yêu cầu về kinh tế – xã hội khác. Các khái niệm như “Thấp tầng-mật độ cao” là một trong định hướng đến sự cân bằng giữa môi trường kinh tế và xã hội (hình 4). Tại nhiều quốc gia, cung cấp nhà ở xanh cho người nghèo luôn là thách thức lớn, rào cản lớn nhất luôn là vấn đề kinh tế xã hội. 
Phát triển mô hình nhà ở thấp tầng mật độ cao được xem là sự đảm bảo cân bằng giữa các yếu tố bền vững kinh tế xã hội và môi trường; tuy vậy, cũng phải đối phó với nhiều vấn đề như thông gió, chiếu sáng, tắc nghẽn giao thông, thiếu không gian công cộng cho các hoạt động cộng đồng… Sự tập trung mật độ cao có thể tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng đô thị nhưng nếu mật độ vượt quá khả năng hệ thống hạ tầng sẽ dẫn đến quá tải. Mật độ cao không thể đem lại những lợi ích về môi trường độc lập – trừ khi cân nhắc sự cân bằng giữa các lợi ích môi trường, kinh tế xã hội. Khi mật độ càng cao, thiết kế bền vững cần cân nhắc các yếu tố hài hòa giữa công trình và không gian mở, sử dụng đất hỗn hợp ở mức độ nào, hình thái thế nào và diện tích bao nhiêu… để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng.
Trường hợp không kiểm soát hiệu quả mật độ cao được thể hiện rất rõ ở TP Hồ Chí Minh, đô thị hiện tại có đặc điểm mật độ xây dựng rất cao. Cấu trúc đô thị trên nền tảng nhà chia lô là chủ yếu. Cấu trúc đô thị nén với nhà ở mật độ cao là mô hình phát triển đô thị bền vững trên thế giới, tuy nhiên đối với TP Hồ Chí Minh lại là vấn đề nan giải, đặc biệt là trong việc ứng phó với thiên tai, bão lụt. Ở khu vực trung tâm đô thị, nhà ở thấp tầng với mật độ rất cao, hầu như không có khoảng trống, hạn chế mở rộng mạng lưới giao thông. Ngoài khu vực trung tâm, nhiều dự án nhà ở tại các khu đô thị mới cũng có mật độ xây dựng cao trong khi hệ thống mạng lưới giao thông và hệ thống hạ tầng đáp ứng không kịp nhu cầu phát triển, gây những khó khăn cho quản lý quy hoạch đô thị. Sự lạm phát của giá nhà đất và Bất động sản đã dẫn đến đầu tư nhà cao tầng mật độ cao. 
Theo đánh giá tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới, phát triển nhà ở cao tầng cho người thu nhập thấp – ở mức độ nào đó, không phù hợp do giá thành cao. Những căn hộ chung cư cao tầng hoàn toàn không phổ biến đối với người thu nhập thấp. Trong khi đó khái niệm “thấp tầng – mật độ cao” được nhiều nghiên cứu khẳng định là giải pháp nhà ở bền vững cho người thu nhập thấp ở TP Hồ Chí Minh. Khái niệm này tập trung  giảm thiểu chi phí đầu tư trong xây dựng, bảo trì và quy hoạch. Những yếu tố này không chỉ ở mức độ lựa chọn hình thái, kiểu xây dựng và vật liệu công trình, mà cần rộng hơn – cân nhắc tầm ảnh hưởng tới quy mô khu ở, theo đónhà ở phải là một trong những thành tố của khu ở bền vững và đô thị phát triển bền vững. Đây là một khái niệm không mới, được áp dụng cho nhà ở nhiều nơi  trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhà ở thấp tầng mật độ cao có rất nhiều ưu điểm như rất linh hoạt, đa dạng; dễ thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh xã hội văn hóa, môi trường; dễ dàng đối với người dân khi họ muốn thay đổi không gian theo nhu cầu, mục đích riêng; tốc độ xây dựng nhanh, giá thành rẻ hơn nhiều, nhà ở cao tầng, bảo trì dễ dàng và ít tốn kém hơn so với nhà ở cao tầng: dễ dàng áp dụng các vật liệu thân thiện với môi trường hơn do quy mô nhỏ. Ngoài ra, công trình nhà ở không phải là một cá thể độc lập do đó xét về khía cạnh bền vững môi trường, bền vững cảnh quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng mật độ, sử dụng chức năng hỗn hợp, các phương tiện giao thông công cộng, không gian mở và những tương tác về mặt xã hội và sinh thái, bảo tồn nguồn tài nguyên và gắn bó tự nhiên với nhà ở. Do đó ngoài đảm bảo các yếu tố xã hội, mô hình “thấp tầng – mật độ cao” cũng phải đồng thời cân nhắc và lồng ghép với những lựa chọn bền vững môi trường. 
 
Ths.KTS Lê Vũ Cường
 
Hình 1: Tập trung nhà ở mật độ cao ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh Internet
Hình 2: Khu nhà ở bền vững điển hình tại Brisbane, Australia. Ảnh Lê Vũ Cường
 
Hình 3: Nhà ở bền vững tại Cottbus, Đức. Ảnh Lê Vũ Cường
Hình 4: Mô hình nhà chung cư thấp tầng ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh Lê Vũ Cường

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.