Nhà phố Người “hàng phố”

 người bạn phương xa đến TP.Hồ Chí Minh lần đầu tiên, ở lại vài ngày rồi ra Hà Nội vài ngày. Anh ấy nói Hà Nội nhộn nhịp như TP.Hồ Chí Minh, nhưng ở Hà Nội thích hơn. Có người bạn vào đó làm ăn khấm khá, ra Hà Nội chơi vài ngày, anh ấy nói có lẽ tớ sẽ mua nhà ở Hà Nội sống. Hà Nội có cái gì đã quyến rũ họ?

Ngôi biệt thự với cánh cổng sắt rỉ

Ông bà tôi làm ăn ở Vĩnh Yên – một thị xã mới hình thành đầu thế kỷ giữa vùng trung du và đồng bằng, cách Hà Nội 60 cây số. Cha tôi được gửi về Hà Nội học, ở cùng với ông trẻ tôi – một viên chức nhà Băng Đông Dương. Ông là tham biện – ông Tham (cỡ trưởng phòng gì đó), chắc cũng phải học hành tử tế, cần mẫn lắm mới leo lên đến chức ấy. Ông tôi vốn ở dưới phố Đại Cồ Việt, chung quanh hồ ao chi chít. Ít lâu sau, ông chuyển lên phố Wiélé, nay là phố Tô Hiến Thành. Nhà mua của Công ty kinh doanh địa ốc bán theo cách trả dần: nộp một khoản vài vạn, trừ vào lương hàng tháng: mươi, mười lăm năm mới hết, hầu hết công chức tậu nhà theo cách này. Khu phố nhiều nhà xây áp lưng vào nhau, cao 2 tầng, lô đất rộng 150-180m2. Nhiều gia đình buôn bán khá giả trên phố (khu K36 bây giờ) mua nhà ở dưới này rộng rãi, sáng sủa để tối đến, dọn hàng xong họ về đây nghỉ ngơi. Có nhà mua cho con cái ra ở riêng. Nhà giàu mua ở góc phố hay gộp 2 lô đất to xây kiểu riêng, kiểu như ông chủ hiệu ảnh trên phố Bờ Hồ hay vị giáo sư, bác sĩ làm khách sạn Hồng Tân Á, hay xây biệt thự lớn góc Bà Triệu một thời là trụ sở Cục Hải Quan.

Nhà ông tôi mua cao 3 tầng, tầng 1 thấp, bên ngoài làm gara, bên trong là buồng ăn liền với nhà bếp, vệ sinh 1 tầng. Đi từ phố vào có hàng rào cổng sắt trông cũng oách, qua cái sân nhỏ bên hông là cầu thàng ngoài có mái dẫn lên phòng khách tầng 2, cửa sổ lớn trông ra phố, buồng trong của ông bà. Các buồng tầng 3 là lít nhít 6 người con cùng người giúp việc. Cái vỏ nhà bề thế che đi cái eo hẹp của sinh hoạt : nhà đông con chỉ trông vào lương của ông lại bị trừ đi tiền nhà, nên buổi sáng cả nhà ăn cơm rang rồi ai vào việc nấy.

Cái phòng khách tòa nhà ấy bừng sáng khi cha tôi từ chiến khu về tiếp quản. Ngồi giữa họ hàng : áo trấn thủ, mũ tết hoa dù kể chuyện Kháng chiến ,tối nào cũng thế  kéo dài cả tháng trời. Năm tháng qua đi, ông bà tôi rồi cả các cô chú cũng ra đi. Các cô chú có gia đình – ngôi nhà mươi người thì thành mấy chục người, mỗi nhà đặt cái bếp ra sân, quây cái nhà tắm ở hành lang – ngôi nhà tàn tạ nhếch nhác rất nhanh. Anh em ra đụng vào chạm, người ở lại, người bán dọn ra chỗ khác ở. Bây giờ chỉ còn các cháu và những người lạ, ngày nào tôi cũng đi qua đó, nhưng lâu lắm tôi cũng không vào chơi.

 Phố Lý Thường Kiệt 

Dãy biệt thự dành cho các giáo sư

Dãy số lẻ cả dọc phố Lê Thánh Tông là tòa nhà đồ sộ Trường đại học Đông Dương. Đầu tòa nhà là ngôi biệt thự dành cho Hiệu trưởng. Sang trọng, tinh tế ẩn hiện dưới tán cây trong cái sân rộng rải sỏi. Cạnh trường có khoảng chục ngôi biệt thự giống hệt nhau dành cho các giáo sư, họ đến từ Pháp dạy ở đây vài năm sau đó về nước và giao nhà cho người mới đến . Ngôi nhà chính 2 tầng, mỗi tầng 2 buồng. Từ ngoài cổng đi vào lối ngõ rộng, cách một cái vườn, sân nhỏ là dãy nhà phụ 1 tầng, gara, tài xế, người giúp việc ở đó.

Sau tiếp quản, chủ nhân mới của các biệt thự là cán bộ ngành giáo dục. Họ được giao nhà và đưa gia đình đến ở với một quyết định in vào mẩu giấy to bằng bàn tay có nội dung như thế này: “Thay mặt Ủy ban quân chính Thành phố Hà Nội, quyết định giao ngôi nhà số….phố…Cho ông… Để đóng trụ sở  kể từ ngày, tháng, dưới có ghi ngày tháng  và ký tên, đóng dấu đỏ, “người ký không nhớ là ông Vương Thừa Vũ hay là ông Trần Duy Hưng.

Những năm chiến tranh phá hoại, cái sân rộng trong các biệt thự như thế này rất thuận tiện việc bố trí các hầm trú ẩn, kho tàng cất tài liệu sơ tán ra khỏi các kho của cơ quan gần đó. Hòa bình đã lâu, các hầm kho đương nhiên do các cơ quan để nhờ quản lý. Họ bố trí cán bộ vào trông, sau đó ở lại luôn đến tận bây giờ. Khoảng sân rộng là nơi lý tưởng để các nhân viên giúp việc cho thủ trưởng năm xưa xây ra đó cái nhà tạm cho cháu lớn ra ở riêng, cho nhà mình đun bếp đỡ khói. Tôi đã thấy ông thủ trưởng năm xưa oai vệ khổ sở ra sao khi gia đình anh lái xe năm nào ông thương tình gọi đến ở chung, nay hun khói nhà ông đến mức phải bịt hết cửa sổ bằng nilon, giấy báo.

Có thời kỳ cơ quan quản lý nhà đất  lúng túng không phân biệt cái quyết định “giao nhà làm trụ sở …” kia có thay thế cho giấy tờ sở hữu không, hay là làm hợp đồng cho thuê, thôi thì cứ để mặc kệ cho “tự quản”..

Những chủ nhân mới của các biệt thự dành cho giáo sư giờ đây thật đa dạng : Những chủ nhân “Café Phố” mở hàng chỗ phá tường rào mặt phố đích thị là dân hàng phố rồi, nhưng có cả trụ sở liên lạc của một tỉnh tít trên biên giới cũng đóng ở đây. Từ những năm 1980’ các biệt thự này dần biến mất, giờ còn 3 cái, một là trụ sở Toyta, một thì đang phá dỡ, còn một thì trông bộ dạng cũng chả trụ được bao lâu.

                                                                            Đại học Y 

Trong ngõ phố tĩnh mịch có ngôi biệt thự tranh cãi ồn ào

Ngõ ấy không có vỉa hè nhưng lịch lãm, người bạn cao tuổi cho tôi biết ngôi nhà ấy ngày xưa của viên chức cao cấp Sở mật thám Pháp. Lương cao, công việc bí hiểm nên ngôi nhà đúng là hợp với tính cách. Vật đổi sao dời mấy chục năm, không biết là qua tay những ai để rồi nó cứ lơ lửng lay lắt bao lâu rồi một ngày cuối năm 2005, có người chủ mới.

Bao nhiêu năm ông ở cái căn hộ chuồng chim trong khu nhà lắp ghép dành cho giáo viên Đại học trong Bách Khoa, khi sắp hết nhiệm kỳ ông dọn đến đây với nhiều lời bàn ra nói vào. Nào có phải đến ở được ngay đâu, xin phép sửa chữa rồi đầu tư cải tạo từ cái biệt thự cũ thành cái biệt thự ở được, lại còn cậy cục bao nhiêu là thủ tục, nộp cho kho bac bao nhiêu là triệu đồng để hoá giá cái biệt thự ấy thành nhà riêng. Giờ lại ồn lên trả lại biệt thự, trả là thế nào? ai trả ? trả rồi lại để phân cho ai??. Bây giờ qua đó thấy cửa đóng then cài, lá rụng đầy sân, các cánh cửa sổ chớp gỗ trông giống như như cặp mắt lim dim theo dõi câu chuyện tranh cãi  lợi danh khi nào thì đến hồi kết thúc.

Trên đại lộ sang trọng nhất thành phố, có ngôi biệt thự to lớn, hào hoa nhất thành phố – nơi ấy đã từng có vị tướng lĩnh lừng danh trú ngụ. Tôi đã từng theo thầy tôi vào thăm ngôi nhà ấy và rất ấn tưọng cái hình ảnh tương phản của bộ bàn ghế véc ni bạc mầu, toềnh toàng kê bên chân cầu thang gỗ lim cũ với sự bệ vệ xa hoa của phòng khách.

Mấy năm nay đi qua đó, mỗi khi có ngày lễ nào tôi lại thấy có vài người lính già, râu tóc bạc phơ, huân chương đầy ngực tay cầm bó hoa đứng cửa ngôi nhà ấy. Sau một hồi hỏi ngưòi lính gác, những người lính già ấy lại đon đả lên đường với bó hoa trên tay. Hoá ra vị tưóng ấy đã dời đi nơi khác ở.

Trên phố Hàng Bông có cơ quan quản lý nhà, hàng tháng người ta lại thấy có mấy cụ già đến phòng tài vụ lĩnh tiền. Trong cơ quan ồn ào toàn người trẻ tuổi, sự có mặt của những người cao tuổi, đi lại đĩnh đạc, nói năng từ tốn, quần áo có sờn cũ nhưng là vuốt phẳng phiu, tươm tất là rất khác lạ. Các cụ đến lĩnh tiền tỷ lệ, ngày trước các cụ có nhiều nhà cho thuê, những năm công tư hợp doanh, nhà nước quản lý thu tiền nhà trả lại phần trăm cho chủ cũ. Tiền thuê nhà bao cấp giá rẻ như bèo, có cửa hàng gạo cho tư thương thuê lại bán tạp hoá, không phải làm gì tiền chênh lệch lãi bằng mấy kinh doanh lương thực. Nhưng tiền tỷ lệ thì vẫn thế. Bao nhiêu toà ngang dãy dọc, biệt thự, cửa hàng mà tiền phần trăm không đủ trả xích lô. Phần tuổi già, phần chả bõ, mươi năm nay không thấy cụ nào đến nữa.

Phố Lê Thánh Tông 

Trước đây nghe người ta bảo tồn phố cổ nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu, gần đây lại nghe bảo tồn phố Pháp… Bảo tồn cách nào đây vì duyên cớ sinh thành ra nó nay đã không còn?. Có chăng là những câu chuyện người ta còn nhớ về nó.

Có ngưòi trong đời tậu bao nhiêu nhà, có ngôi nhà che chở bao đời người, nhưng đường phố thì già hơn, nó chứng kiến bao nhiêu đời người trong những ngôi nhà. Chuyện vui, chuyện buồn và cả chuyện có cả vui lẫn buồn – ấy là chuyện buồn cười. Chuyện như thế không chỉ riêng Hà Nội, ở nơi nào cũng sẵn. Vậy thì lý do gì Hà Nội quyến rũ những người bạn gần xa.

 KTS Trần Huy Ánh

hubofxxx.net be the fellow and bone sexy wench so she cannot move after. snapchat xxx blonde hair whitney grace interracial dp.