Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2012

Giải thưởng kiến trúc Pritzker là giải thưởng thường niên của quỹ Hyatt để vinh danh một KTS với những đóng góp của họ – thể hiện đầy đủ tài năng, lý tưởng tầm nhìn và cam kết trong các tác phẩm của mình, mang lại những đóng góp đáng kể cho nhân loại thông qua nghệ thuật kiến trúc. Giải thưởng này được Jay A. Pritzker lập ra từ năm 1979 và được điều hành bằng dòng họ Pritzker. Đây là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới, được xem như giải Nobel của kiến trúc. Giải thưởng trị giá 100.000 USD, nhưng quan trọng hơn, KTS nhận Giải thưởng Kiến trúc Pritzker được vinh danh trên toàn thế giới.Các tiêu chí của Giải Pritzker được mô phỏng như giải Nobel, việc lựa chọn cuối cùng được thực hiện bởi ban giám khảo quốc tế, tất cả các thảo luận và biểu quyết đều được giữ bí mật. Năm 1988, Gordon Bunshaft tự đề cử và giành được giải thưởng này. Năm 2004, giải thưởng Pritzker lần đầu tiên được trao cho nữ KTS Zaha Hadid. Ryue Nishizawa đã trở thành người chiến thắng trẻ tuổi nhất trong năm 2010 (ở tuổi 44). Người chiến thắng gần đây nhất, năm 2012, là KTSWang Shu (người Trung Quốc), người sáng lập ra Xưởng làm việc của những nghệ nhân kiến trúc (Amateur Architect Studio).

Library of Wenzheng College, 1999-2000, Suzhou, China
 

KTS Wang Shu 48 tuổi (Công ty của ông có trụ sở tại Hàng Châu – Trung Quốc), là người nhận giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 2012. Buổi Lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 25/5/2012.
KTS Wang Shu cho biết: “Giải thưởng Kiến trúc Pritzker thực sự là một bất ngờ lớn đối với tôi. Đột nhiên, tôi nhận ra rằng mình đã làm được rất nhiều việc trong thập kỷ qua. Điều đó chứng minh rằng làm việc nghiêm túc chăm chỉ và  kiên trì sẽ dẫn đến một kết quả tích cực.”
Năm 1985, Wang Shu tốt nghiệp Khoa Kiến trúc, Viện Công nghệ Nam Kinh. Ba năm sau, ông đã nhận bằng thạc sĩ tại Viện. Ông từng làm việc cho Học viện Mỹ thuật Triết Giang ở Hàng Châu trong Dự án cam kết nghiên cứu về môi trường và kiến trúc liên quan đến việc cải tạo các tòa nhà cũ. Gần một năm sau, Wang Shu đã thiết kế công trình kiến trúc đầu tiên – Dự án Trung tâm Thanh niên với diện tích 3.600 m2 ở Haining (gần Hàng Châu). Công trình đã được hoàn thành vào năm 1990.
(Ảnh trên: KTS:  Wang Shu)
 
Năm 1997, Wang Shu và Lu Wenyu (vợ ông) đã thành lập xưởng nghề  ở Hàng Châu, với tên gọi “Xưởng làm việc của những nghệ nhân Kiến trúc Wang Shu (Amateur Architect Studio).”
Đến năm 2000, Wang Shu đã hoàn thành dự án lớn đầu tiên của mình: Thư viện của Trường nghề Wenzheng  tại Đại học Tô Châu. Chú ý đến môi trường, và xem xét cẩn thận về nghề truyền thống làm vườn của Tô Châu, ông đã thiết kế thư viện với một nửa nằm dưới lòng đất và bốn tòa nhà khác nhỏ hơn nhiều so với tổng thể chính. Năm 2004, công trình đã nhận được Giải thưởng  Nghệ thuật Kiến trúc của Trung Quốc.
Các dự án lớn khác do ông thực hiện đều ở Trung Quốc, bao gồm: Bảo tàng Nghệ thuật Ningbo đương đại và năm ngôi nhà rải rác tại Ningbo (năm 2005), đã nhận được Giải thưởng Holcim về Xây dựng bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Bảo tàng Lịch sử Ningbo (năm 2008); tại thành phố Hàng Châu quê hương, KTS Wang Shu đã thực hiện giai đoạn đầu tiên của dự án  Đại học Xiangshan của Học viện Nghệ thuật Trung Quốc (năm 2004), và sau đó hoàn thành giai đoạn hai của khuôn viên này trong năm 2007.
Cùng năm đó, tại Hàng Châu, Ông đã xây dựng thêm 26 tầng tháp, nằm dọc sân, công trình đã được đề cử cho Giải thưởng German-based International High-Rise Award (năm 2008); Hội trường triển lãm của các đường phố Hoàng gia của triều đại Nam Tống (thực hiện năm 2009 tại Hàng Châu); Nhà Gạch ở Kim Hoa (năm 2006).
Từ năm 2000, Wang Shu là Trưởng khoa Kiến trúc của Học viện Nghệ thuật  Hàng Châu. Năm 2011, ông trở thành KTS Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí của Kenzo Tange tại Lễ tốt nghiệp trung học thiết kế Harvard ở Cambridge, Massachusetts (Harvard Graduate School of Design ở Cambridge, Massachusetts). Ông cũng thường xuyên đến giảng  tại nhiều trường đại học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ: UCLA, Harvard, Đại học Texas, Đại học Pennsylvania. Ông đã tham gia một số triển lãm quốc tế lớn ở Venice, Hong Kong, Brussels, Berlin và Paris.
Ngài Thomas J. Pritzker, chủ tịch quỹ tài trợ Hyatt  nhận xét: “Là một KTS Trung Quốc, Wang Shu được Ban Giám khảo lựa chọn để đại diện cho sự phát triển của lý tưởng kiến trúc Trung Quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thừa nhận vai trò của Trung Quốc đối với tiến trình phát triển chung của thế giới. Trong những thập kỷ tới, sự thành công của quá trình đô thị hoá ở Trung Quốc sẽ trở nên rất quan trọng, đặc biệt với sự cần thiết phải hài hoà với văn hoá cũng như tập tục ở khu vực nông thôn. Cơ hội thiết kế quy hoạch đô thị chưa từng có ở Trung Quốc là sẽ luôn kết hợp truyền thống lâu dài, độc đáo của quá khứ và  nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.” 
 
 Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase II, 2004-2007, Hangzhou, China
 
Nhà Gốm
 
Thư viện Đại học Wenzheng, Tô Châu (1999-2000) 
 
Xiangshan Campus, China Academy of Art, Phase II, 2004-2007, Hangzhou, China 
 
Wang Shu ningbo history museum 
 
 
Wang Shu ningbo history museum  
 
Trúc Quỳnh (tổng hợp)