Kiến trúc vì cộng đồng cho người khuyết tật tại Hà Nội

Một trong các yếu tố cơ bản của quy hoạch đô thị bền vững là tổ chức địa điểm cho các cuộc gặp gỡ và tăng cường liên kết cộng đồng và không gian đó gọi là không gian công cộng, hoạt động trong các không gian công cộng tạo ra cuộc sống Thành phố. Sử dụng không gian hỗn hợp và tạo khả năng tiếp cận là những yếu tố cơ bản của không gian công cộng, không gian công cộng không chỉ bao gồm các Quảng trường, công viên mà bao gồm cả vỉa hè, ngõ phố và chợ. Trong các nghiên cứu của mình, Douglass và Jacobs và Gehl xem xét đường phố và vỉa hè như hầu hết các không gian công cộng quan trọng cần được lấp đầy bởi các hoạt động của người dân. Gehl cũng chỉ ra rằng mặt tiền với tầng trệt mở tạo điều kiện cho sự gặp gỡ của các tòa nhà với Thành phố cũng như tạo ra cuộc sống vỉa hè sống động, Whyte nhấn mạnh tầm quan trọng của công viên và quảng trường là các không gian tương tác. Việc người dân được tham gia vào các hoạt động xã hội thông qua các không gian công cộng đã trở nên nhu cầu cũng như thói quen của rất nhiều người trong đó có người khuyết tật, tuy nhiên trong trong thực tế, hầu như các không gian công cộng tại các đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật.

Thành phố Hà Nội đã có nhiều dự án  xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp chỉnh trang đồng bộ hè phố, kè vỉa hè, cải tạo công viên, vườn hoa, vườn thú, quảng trường  và  các không gian công cộng phục vụ cho các hoạt động giao tiếp xã hội khác. Tuy nhiên, nhiều khu vui chơi giải trí, khu văn hóa thể thao, các khu biểu diễn, thăm quan du lịch, công trình văn hóa tín ngưỡng nơi người dân thường xuyên tới cũng chưa tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Các đường phố đều không tính đến làm đường dốc, hoặc lát các tấm cảnh báo, tấm lát dẫn hướng tại các nút giao thông, lối vào công trình nên gây khó khăn cho người khuyết tật, người già, người đi lại khó khăn, người khiếm thị.

Người khuyết tật với các hoạt động cộng đồng
Người khuyết tật với các hoạt động cộng đồng

Thực trạng không gian công cộng cho NKT hòa nhập cộng đồng tại khu vực trung tâm Hà Nội

Tại khu vực trung tâm Hà Nội, các không gian công cộng như các khu vui chơi ngoài trời, sân vận động, quảng trường, khu tượng đài các công viên là khu vực NKT có nhu cầu tiếp cận nhiều nhất thì chưa được quan tâm, chưa được chú trọng thiết kế đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, NKT vẫn còn có khoảng cách quá lớn để có cơ hội hòa nhập cộng đồng. Tại các vỉa hè, vườn hoa, đường đi dạo… đều không đáp ứng quy định theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Thiếu hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trợ giúp người khuyết tật, trong khi đó  chúng ta đã có các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, đề án trợ giúp người tàn tật nhưng  trong quá trình thực hiện do còn tuỳ thuộc quá nhiều vào sự nhận thức và mức độ quan tâm của các ngành, các cấp chính quyền, chủ đầu tư nên hiệu quả còn rất thấp.

Đặc biệt các công trình hạ tầng giao thông đô thị bao gồm đường đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe, điểm chờ xe buýt hầu như chưa tính đến yêu cầu này làm cho cơ hội của người khuyết tật được hòa nhập cộng đồng một cách đầy đủ và bình đẳng  trở nên xa vời, khó thành hiện thưc. Trong khi đó Pháp lệnh về người tàn tật ban hành năm 1998 nay đó được nâng lên thành Luật về người khuyết tật vừa được Quốc hội lần thứ XI thông qua tại kỳ họp thứ 7, theo đó trách nhiệm của các cấp các ngành là phải xây dựng các công trình đảm bảo điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật.

Vườn hoa Lý Thái Tổ: Nằm giữa phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch và Ngô Quyền. Năm 2004,  Hà Nội đã dựng tượng vua Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh và đặt tên là vườn hoa Lý Thái Tổ. Tại mặt chính vườn hoa Lý Thái Tổ dễ dàng thấy đường dốc lối lên sân chính không đàm bảo độ dốc cho NKT tiếp cận sử dụng, lối đi trong vườn hoa không lát các tấm nổi cho người khiếm thị


Vườn hoa Cổ Tân: Vườn hoa Cổ Tân (quận Hoàn Kiếm), cạnh Nhà hát lớn, nằm trong khuôn viên của  Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám.Tại đây có tổ chức đường dốc cho xe lăn có thể tiếp cận được nhưng các bậc dốc thì NKT không thể tiếp cận được.

Lối vào nhìn từ phố Tràng Tiền                                                                           Lối vào có vệt dốc

 

Trên đường dạo trong vườn hoa còn có nhiều bậc tam cấp

Khu vực Quảng trường Cách mạng tháng 8: Quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay Quảng trường 19-8 nằm trước mặt Nhà hát lớn Hà Nội. Đây được coi như trung tâm của Hà Nội, mật độ giao tiếp tại đây rất lớn, nhưng NKT đi qua đây thật là một cực hình với quảng trường rộng, mật độ xe đi lại dày đặc nhưng không có một giải pháp nào được trợ giúp cho người khuyết tật như biển báo, đường dốc, các đường lát nổi cho người khiếm thị…

Các rào cản “vô tình” đối với người khuyết tật
Bùng binh giao thông và mật độ dày đặc phương tiện đi lại tại quảng trường Cách mạng tháng 8 là rào cản không thể tiếp cận được của người khuyết tật.

Hồ Hoàn Kiếm: Là không gian công cộng nổi tiếng của Hà nội và nằm giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội, người khuyết tật khó có khả năng tiếp cận. Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm chỉ có duy nhất một lối lên cho xe lăn tại cổng đền Ngọc Sơn và không có bất cứ biển báo nào cho NKT cũng như không có khu vệ sinh cho NKT tiếp cận được (tại đây khu vệ sinh cho người bình thường cũng khó tìm ….huống hồ NKT). Đường dạo xung quanh Hồ khó tiếp cận được.

Những vật cản nằm trên lối đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm
Lối đi bộ không đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Phố cổ Hà Nội: Trong nỗ lực của Thành phố trong việc cải tạo  bộ mặt đô thị và nâng cấp các đường phố nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, toàn bộ các khu vực phố cổ đã được lát lại vỉa hè nhưng người ta vẫn quên đi một đối tượng cần được quan tâm là NKT, hầu hết các vỉa hè đều cao NKT không thể lên được. 

Phố Tạ Hiện mới cải tạo nhưng không có lối tiếp cận cho NKT
Đường biến thành chợ, vỉa hè là nơi sinh sống của nhà mặt tiền – NKT khó tiếp cận
Vỉa hè trở thành “ Hàng ăn” và “ Bãi để xe máy” NKT khó có thể đi được

Công viên Lê Nin: (trước đây là vườn hoa Chi Lăng) nằm đối diện với  Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu. Khuôn viên có hình tam giác trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lê Nin. Toàn bộ đường xung quanh Hồ Gươm lát đá. Các loại đá lát tại khu vực này đều là loại đá xẻ tự nhiên có độ bóng cao nên rất dễ gây trơn trượt, đây là loại chất liệu nền dễ làm tổn thương NKT nhấ.t

Đường đi bộ trước vườn hoa không có tấm lát nổi và trong vườn hoa có các bậc tam cấp là những vật cản đổi với NKT

Công viên Thống nhất: Công viên Thống nhất là một trong những công viên lớn nhất ở Việt Nam. Trong Công viên có Hồ Bảy Mẫu; được tiếp giáp với 4 mặt phố: Trần Nhân Tông; Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cổ Việt

Các đường dạo ven hồ không có tấm lát cảnh bảo, gờ chắn gây nguy hiểm cho NKT
Đường dạo trong công viên không có các tấm lát nổi dẫn hướng và cảnh bảo nguy hiểm cho người khiếm thị

Công viên Thủ Lệ: Công viên cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Tây, góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách sạn Ha Noi Daewo, công viên này cũng không thể tiếp cận cho người khuyết tật. Cách đây vài năm, Bộ xây dựng cũng đã có dự kiến cải tạo công viên này cho NKT tiếp cận sử dụng, nhưng không được sự đồng thuận giữa các bên quản lý công viên nên không thực hiện được.

Nhìn chung Hà Nội thiếu các không gian công cộng thiết kế tiếp cận cho NKT hòa nhập cộng đồng. Mặc dù tại Việt Nam chúng ta đã có đầy đủ các cơ sở pháp lý như  LuËt x©y dùng, Ph¸p lÖnh vÒ NKT, 1998, NghÞ ®Þnh số 55/1999/N§-CP, QuyÕt ®Þnh sè 239/2006/Q§-TTg ngµy 24/10/2006 cña Thñ t­íng ChÝnh phñ  vÒ “Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 – 2010” và“Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2011 – 2016”  trong đó quy định rõ  100% các công trình xây dựng và giao thông công cộng thiết kế và xây dựng mới và 20% – 30% công trình cũ được cải tạo” phải tuân theo các quy định trong các văn bản pháp quy hiện hành để đảm bảo yêu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Chúng ta cũng có  Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ngày 13/12/2006 . Luật về người khuyết tật 2010. QCVN 10:2014, Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng , TCVN Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật  tiếp cận sử dụng . Đường và hè phố – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Hướng dẫn xây dựng nhà và công trình để đảm bảo người khiếm thị và khiếm thính tiếp cận sử dụng.

Để Người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, có thể tiếp cận được các không gian công cộng, chúng ta cần quan tâm đến các giải pháp thiết kế  sau:

–  Có hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trong đô thị.

– Các lối  lên xuống có thay đổi độ cao phải thiết kế  đường dốc theo tiêu chuẩn..

– Các lối đi bộ, đường dạo trong công viên , vườn hoa phải bằng phẳng, không có vật cản, có chiều rộng đảm bảo đủ rộng để xe lăn đi lại được; có gờ chắn an toàn khi độ chênh cốt cao độ trên 300mm, có lát các tấm lát dẫn hướng, tấm lát cảnh báo cho người khiếm thị.

– Bãi để xe ô tô, xe máy phải  bố trí chỗ để xe dành riêng cho NKT tại các vị trí thuận tiện nhất.

– Tiện nghi công cộng trên đường phố phải đảm bảo an toàn cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng như các trạm điện thoại có độ cao phù hợp, các ghế chờ trong các điểm đỗ , dừng xe bus…

– Về giao thông công cộng:  Tại các điểm dừng, gạch lỏt vỉa hố phải là loại vật liệu đặc biệt tại nơi xe bus dừng để chỉ dẫn cho người khiếm thị dễ tiếp cận tại lối lên  xuống và điểm chờ xe .Vệt dốc tạo điều kiện cho người sử dụng xe lăn có thể lên, xuống xe bus một cách dễ dàng.  Có thể lắp các vệt dốc này liền với xe bus , có thể đẩy ra, kéo lại một cách nhẹ nhàng khi có người khuyết tật yêu cầu.

Nhiều người khuyết tật mơ ước có một ngày nào đó họ tự di chuyển được( bằng các phương tiện trợ giúp như xe lăn, gậy chống…) xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, thả mình vào không gian với những cánh hoa lộc vừng trên bờ Hồ của mùa thu Hà Nội, được tận hưởng không gian  của các công viên hàng trăm năm tuổi của Hà Nội, hay được đắm mình trên các không gian di tích của ngàn năm, nhưng điều đó thực sự là khó khăn với họ khi mà các không gian đó không có thiết kế để họ có thể đến gần và tiếp cận được. Để người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, được hưởng thụ các không gian công cộng, hơn ai hết , các KTS, các nhà hoạch định đô thị phải có ngay các biện pháp  nhằm nâng cao nhận thức và thiện chí của các chủ đầu tư và các nhà quản lý, có cơ chế thưởng  phạt đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xây dựng tạo môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Hơn ai hết, các KTS chúng ta là những người tạo nên các không gian cộng đồng của các đô thị qua các tác phẩm của mình, vì vậy, việc tạo các không gian công cộng trong các đô thị hài hòa, phù hợp cho nhiều đối tượng trong đó có người khuyết tật  đã giúp cho con người ngày một gần gũi nhau hơn tiến tới xây dựng xã hội Việt Nam  Giàu đẹp – Công bằng –  Văn minh cần được Hội Kiến trúc sư quan tâm và phát động trong gặp gỡ mùa thu với chủ đề  ’Kiến trúc vì cộng đồng“.

Tài liệu tham khảo

  1. Tham luận tại Hội nghị Quốc tế diễn đàn Châu Á Thái bình dương năm 2014 cho các tổ chức Người Khuyết tật và bản thân người khuyết tật
  2. Các tài liệu trên Internet

TS.KTS.Lê Thị Bích Thuận

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng