Cận cảnh 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

Chín phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được trưng bày bằng mô hình tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội để lấy ý kiến người dân. Bản vẽ phối cảnh cùng các thông tin chi tiết được Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thiết kế triển lãm. Đây là các phương án kiến trúc được lựa chọn trong tổng số 16 đơn vị tham gia sơ loại thi tuyển quốc tế.

tckt - 01

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ GTVT, ACV tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến rộng rãi người dân, các tổ chức, chuyên gia về phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó đơn vị chức năng sẽ lựa chọn phương án kiến trúc đạt hiệu quả cao nhất, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi để xây dựng công trình.

Xem thêm: 3 thiết kế nhà ga sân bay Long Thành được đánh giá cao

tckt - 02Mỗi khách tham quan triển lãm được phát một phiếu tham khảo ý kiến. ACV sẽ tổng hợp sau hai tuần triển lãm, từ 28/11 đến hết ngày 12/12/2016, để trình Thủ tướng và Bộ GTVT.

Sau Hà Nội, các thành phố lớn như Đà Nẵng và TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai trưng bày lấy ý kiến tới hết ngày 23/1/2017.

 

Ở phương án dự thi số 1, tác giả lấy hình tượng chim sẻ để đưa vào thiết kế phần mái cho toàn bộ công trình.
Ở phương án dự thi số 1, tác giả lấy hình tượng chim sẻ để đưa vào thiết kế phần mái cho toàn bộ công trình.

 

Bên cạnh đó, phương án còn nghiên cứu hình dạng đan kết của nón lá, tre để lấy cảm hứng vào thiết kế phần trang trí hoạ tiết mái và nội thất, hoạ tiết trần của nhà ga.
Bên cạnh đó, phương án còn nghiên cứu hình dạng đan kết của nón lá, tre để lấy cảm hứng vào thiết kế phần trang trí hoạ tiết mái và nội thất, hoạ tiết trần của nhà ga.

 

Với phương án số 2, tác giả lấy ý tưởng cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam như ruộng bậc thang với những hình khối nhấp nhô của những núi đá Vịnh Hạ Long để đưa vào thiết kế hình khối công trình.
Với phương án số 2, tác giả lấy ý tưởng cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam như ruộng bậc thang với những hình khối nhấp nhô của những núi đá Vịnh Hạ Long để đưa vào thiết kế hình khối công trình.

 

Phối cảnh bên ngoài cho thấy mái của sảnh nhà ga uốn lượn như những con sóng, nhấp nhô như ngọn núi đá.
Phối cảnh bên ngoài cho thấy mái của sảnh nhà ga uốn lượn như những con sóng, nhấp nhô như ngọn núi đá.

 

Hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, cảnh quan bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực quầy làm thủ tục.
Hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, cảnh quan bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực quầy làm thủ tục.

 

Hình khối khu vực nhà ga chính (mái) là những cánh hoa sen lớn, mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Hình khối khu vực nhà ga chính (mái) là những cánh hoa sen lớn, mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.

 

Với phương án số 4, tác giả sử dụng vật liệu từ cây tre (hình ảnh gắn liền với đồng quê Việt Nam) được thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ thiết kế không gian công cộng của nhà ga.
Với phương án số 4, tác giả sử dụng vật liệu từ cây tre (hình ảnh gắn liền với đồng quê Việt Nam) được thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ thiết kế không gian công cộng của nhà ga.

 

Từ sảnh nhà ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, khu miễn thuế, phòng chờ hành lang ga đến... đều được thiết kế bằng chất liệu tre, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
Từ sảnh nhà ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, khu miễn thuế, phòng chờ hành lang ga đến… đều được thiết kế bằng chất liệu tre, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.

 

Hoa sen tiếp tục được tác giả bản thiết kế số 5 đưa vào mặt đứng công trình để tạo nên hình ảnh nhà ga mang nét thiên nhiên.
Hoa sen tiếp tục được tác giả bản thiết kế số 5 đưa vào mặt đứng công trình để tạo nên hình ảnh nhà ga mang nét thiên nhiên.

 

Phương án này còn lấy ý tưởng về vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan văn hoá Việt Nam (hòn Trống Mái của Vịnh Hạ Long, không gian cây xanh với những rặng dừa) để đưa vào kiến trúc nội thất nhà ga.
Phương án này còn lấy ý tưởng về vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan văn hoá Việt Nam (hòn Trống Mái của Vịnh Hạ Long, không gian cây xanh với những rặng dừa) để đưa vào kiến trúc nội thất nhà ga.

 

Phương án thiết kế số 6 sử dụng hình tượng cánh bướm thiết kế hình khối nhà ga trong tổng mặt bằng cảng hàng không. Ngoài ra nón lá Việt Nam cũng được đưa vào cách điệu tại các cột đỉnh công trình.
Phương án thiết kế số 6 sử dụng hình tượng cánh bướm thiết kế hình khối nhà ga trong tổng mặt bằng cảng hàng không. Ngoài ra nón lá Việt Nam cũng được đưa vào cách điệu tại các cột đỉnh công trình.

 

Phối cảnh toàn bộ nhà ga nhìn từ trên cao như một cánh bướm.
Phối cảnh toàn bộ nhà ga nhìn từ trên cao như một cánh bướm.

 

Thêm một phương án được sử dụng các hình ảnh thân thuộc với Việt Nam là lá cọ, dừa nước áp dụng vào phần mái công trình. Phương án số 7 mang đến một nhà ga đậm chất văn hoá địa phương.
Thêm một phương án được sử dụng các hình ảnh thân thuộc với Việt Nam là lá cọ, dừa nước áp dụng vào phần mái công trình. Phương án số 7 mang đến một nhà ga đậm chất văn hoá địa phương.

 

Bố cục nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Khu vực sảnh ngoài được nhiều khách tham quan đánh giá là có nét tương đồng với nhà ga T2 Nội Bài, Hà Nội.
Bố cục nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Khu vực sảnh ngoài được nhiều khách tham quan đánh giá là có nét tương đồng với nhà ga T2 Nội Bài, Hà Nội.

 

Trong phương án số 8, tác giả lấy ý tưởng là đan kết không gian (thể hiện qua các nghiên cứu hình ảnh kết cấu, cây, nón, rổ,...) đưa vào thiết kế phần mái trung tâm nhà ga (hình tròn) và vào thiết kế mặt bằng khu chức năng tại 4 nhóm cột thép tại không gian sảnh chính và sảnh bên ngoài.
Trong phương án số 8, tác giả lấy ý tưởng là đan kết không gian (thể hiện qua các nghiên cứu hình ảnh kết cấu, cây, nón, rổ,…) đưa vào thiết kế phần mái trung tâm nhà ga (hình tròn) và vào thiết kế mặt bằng khu chức năng tại 4 nhóm cột thép tại không gian sảnh chính và sảnh bên ngoài.

 

Ý tưởng từ đan kết không gian nón, rổ, cây cối nhưng lại hoàn thiện bằng khung théo bên trong, mái kim loại, vách kính bao che tạo một không gian hiện đại, năng động.
Ý tưởng từ đan kết không gian nón, rổ, cây cối nhưng lại hoàn thiện bằng khung théo bên trong, mái kim loại, vách kính bao che tạo một không gian hiện đại, năng động.

 

Ở phương án cuối cùng, giống với thiết kế số 3, tác giả cũng lấy hoa sen để đưa vào các hoạ tiết công trình như phần đỉnh cột nhà ga, mái nhà ga.
Ở phương án cuối cùng, giống với thiết kế số 3, tác giả cũng lấy hoa sen để đưa vào các hoạ tiết công trình như phần đỉnh cột nhà ga, mái nhà ga.

 

Phương án kiến trúc thể hiện theo phong cách hiện đại với các mô tuýp trang trí và cách phối màu với gam trầm, hồng nhạt của sen và màu nâu thể hiện ở chi tiết đỉnh cột.
Phương án kiến trúc thể hiện theo phong cách hiện đại với các mô tuýp trang trí và cách phối màu với gam trầm, hồng nhạt của sen và màu nâu thể hiện ở chi tiết đỉnh cột.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đầu tư theo 3 giai đoạn:

– Giai đoạn một, xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025 đưa vào khai thác.

– Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách, để đạt công suất 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

– Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo Tiến Tuấn/Zing News