KTS Frei Otto
Sau khi tin tức Frei Otto chiến thắng Giải thưởng Pritzker 2015 được công bố, trên mạng internet xuất hiện rất nhiều lời bình luận cho thấy tầm ảnh hưởng của ông với nghề kiến trúc trong hơn nửa thế kỷ qua. Đương nhiên, đa số trong đó là những lời chia sẻ cảm thông về sự ra đi của ông.
Bên cạnh đó, Otto đặc biệt được biết tới là một trong những tên tuổi uy tín nhất trong giới Kiến trúc, trong một chia sẻ của mình trên mạng xã hội, nhà phê bình Kiến trúc Michael Kimmelman (New York Times) tiết lộ rằng, một trong số những người có uy tín ủng hộ Otto nhận giải thưởng Pritzker đó là Renzo Piano (Pritzker 1998) và Shigeru Ban (Pritzker 2014). Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của các KTS hàng đầu thế giới nói về Otto với tất cả sự kính trọng của họ.
Louis Kahn hỏi viên Gạch “Ngươi muốn trở thành cái gì hả Gạch?”
Viên Gạch trả lời: “Tôi muốn trở thành một mái vòm”
Tôi nghĩ Frei Otto là người cứ hỏi liên tục “không khí” rằng nó muốn trở thành cái gì. Ông luôn nghĩ xem làm cách nào để có thể bao bọc “không khí” thành “không gian” với không khí và năng lượng ở mức tối thiểu.
Ông vẫn chạm vào vật liệu và những bản phác thảo đến hơi thở cuối cùng của mình. Những thành tựu bản thân ông – chứ không chỉ riêng của “công trình” đã trở thành “ngữ pháp” thiết kế kết cấu. Và chúng tôi – các KTS nhận ra rằng “Liệu có phải chúng ta đang vô thức trong việc tạo ra ngữ pháp thiết kế của riêng mình?”
Tôi thật sự biết ơn Frei Otto bởi sự hiểu biết sâu sắc và những phát minh vĩ đại trong lịch sử Kiến trúc.
Frei Otto là một trong những con người tinh tường nhất trên con đường đưa tôi đến với kiến trúc.
Ông luôn xác định rõ ràng về việc thiết kế những nơi trú ẩn cơ bản nhất cho nhân loại.
Ông không ngừng khám phá sự chuyển động của những nhân tố bên trong cấu trúc để biến nó thành thứ nhìn thấy được.
Một kỷ niệm nhẹ nhàng.
Và cuộc chiến chống lại lực hấp dẫn.
Ông đã thành công trong việc này và sẽ luôn mãi trong suy nghĩ của tôi.
Là nhà tiên phong của cấu trúc nhẹ, Frei Otto là KTS mà thế hệ chúng tôi đã nghiên cứu khi còn học đại học.
Trong thực tế, ngày nay có ba dạng KTS. Dạng đầu tiên là những người được khám phá trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và cố gắng thể hiện điều này trong ngôn ngữ kiến trúc. Dạng thứ hai và phổ biến nhất là những người tập trung vào các vấn đề đô thị và môi trường; các KTS trong quá khứ hiếm khi tham gia vào quy hoạch đô thị, nhưng hiện nay con số này đang tăng đều đặn. Dạng thứ ba là như Frei Otto – họ khám phá và phát triển công nghệ mới. Có ít và rất ít các KTS thuộc dạng thứ ba này.
Lĩnh vực cấu trúc nhẹ không cần một nền móng dày; nó sử dụng ít nguyên liệu và có lợi thế rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy trong thời điểm hiện tại, nhiều KTS quan tâm tới việc nghiên cứu nó, trong đó có tôi.
Trong bối cảnh kiến trúc hiện đại, các tòa nhà thương mại dần có vị trí chi phối tới ngữ cảnh xung quanh. Giải thưởng Pritzker được trao cho Frei Otto để hàm ý rằng “Kiến trúc nên trở về với cội nguồn của nó.”
Bạn tôi – Mark Lee và tôi trong một cuộc trò chuyện đã cùng dự đoán về người chiến thắng giải thưởng Pritzker năm nay. Và chúng tôi đã nghĩ tới một con người đang bị lãng quên.
Trong một nền văn hóa Kiến trúc của khoa học kỹ thuật (Đức), giống như Gottfried Böhm trước khi ông ấy trở thành người chiến thắng của Pritzker, Otto là người duy nhất dẫn dắt công việc với niềm đam mê vô hạn tới các nghiên cứu và thử nghiệm. Đó là một nhà khoa học, với một lời nhắn nhủ về những gì thứ đích thực là trung tâm của sự sáng tạo tại Đức, Tüftler, hoặc sự vi chỉnh tinh tế mang tính kiến tạo.
Chủ tịch của khoa Kiến trúc (Department of Architecture trường ĐH Harvard Graduate School of Design) và là giám tuyển của Spanish Pavilion tại Venice Biennale 2014 :
Frei Otto đã cho chúng ta thấy rằng khoa học là vẻ đẹp quan trọng của kiến trúc; đi kèm với sự kiên trì và cảm hứng… chúng tạo ra hình ảnh và sự trải nghiệm không thể nào quên. Sự ngưỡng mộ của tôi đối với Otto là khả năng làm việc không giới hạn…
Và tôi có thể khẳng định rằng “Sự đóng góp thực tế nhất cho kiến trúc chính là kiến thức”.
Frei Otto là một KTS và kỹ sư kết cấu tạo nên sự cách mạng trong thiết kế. Ông nổi tiếng với việc phát triển và sử dụng cấu trúc siêu nhẹ giống như lều, và sáng tạo ra nhiều loại vật liệu mới.
Ông là một giáo viên tuyệt vời, là người sáng lập ra Viện Cấu trúc nhẹ tại Đại học Stuttgart năm 1964, sớm sử dụng vật liệu nhẹ tạo ra các cấu trúc mang tính tự nhiên, sử dụng những hình ảnh như bóng xà phòng, cấu trúc mạng nhện…
Frei Otto là một trong những KTS và kỹ sư vĩ đại của thế kỷ 20, công việc của ông đã truyền cảm hứng và có ảnh hưởng tới nền kiến trúc hiện đại. Từ ông chúng ta học được rằng phải “làm nhiều hơn với những thứ ít hơn” và kinh doanh kết cấu hoành tráng với nền tảng là tính kinh tế, ánh sáng và không khí.
Tôi đã có đồng thời hai cảm giác vui và buồn ngày hôm qua, vui khi nghe tin Otto chiến thắng giải thưởng và buồn khi biết ông đã qua đời. Đối với thế hệ của tôi, Frei Otto là người tạo ra cuộc cách mạng của trí tuệ. Nhờ vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ của ông mà xã hội này có được những lợi ích to lớn khi bước vào thời đại số.
Cuối cùng, với sự đổi mới tầm nhìn mang tính chiến lược của mình, ông đã bắt đầu một thời đại mới của vật liệu nhẹ trong kiến trúc.
Trong suốt cuộc đời của mình, Frei Otto đã sống với tầm nhìn vượt thời đại, Ông tạo ra kiến thức. Hình thức ở đây không phải sự sao chép mà là con đường được mở ra bởi nghiên cứu và khám phá. Đóng góp của ông thực sự có ý nghĩa trong nền kiến trúc thế giới, trong ông ẩn dấu kỹ năng, tài năng và sự hào sảng.
Một số công trình của Ông
“City in the Arctic” model, Unbuilt
Photo © Archive Frei Otto
Diplomatic Club, 1980, Riyadh, Saudi Arabia
Photo © Christine Kanstinger
Japan Pavilion, Expo 2000 Hannover, 2000,
Hannover, Germany
Photo by Hiroyuki Hirai
KTS Thái Vũ Mạnh Linh – Biên dịch từ Archdaily
TCKT số 04-2015