- Mã số H13118
- Tác giả: Phạm Văn Hảo – Gia Lâm, Hà Nội
- Cuộc thi sáng tác biểu trưng Quận Long Biên. Chi tiết xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/moi-tham-gia-dong-gop-y-kien-ve-phuong-an-vong-chung-khao-cuoc-thi-sang-tac-bieu-trung-quan-lb.html
Hình ảnh triển lãm
Thuyết minh
Bàn về tên gọi “Long Biên”
Quận Long Biên ngày nay được mang tên một địa danh ra đời từ Thời Lý (Sách Đại Nam Nhất Thống Chí) “ Đất Rồng Long Biên” . Địa giới Quận Long Biên được ôm trọn bởi hai dòng sông: Sông Hồng – Sông Đuống. Trong quan niệm người phương Đông, sông nước biểu trưng cho Rồng, bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Cũng có tài liệu viết rằng vào khoảng thế kỷ thứ 6, Nơi này từng mang tên “ Long Uyên”.
Theo dấu dòng chảy
Từ Phương Bắc, ba dòng chảy Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô đổ về nước ta rồi gom lại thành một dòng chảy lớn – Sông Hồng hay còn gọi là Sông Cái từ Phú Thọ – Vùng đất tổ Vua Hùng cho tới Kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cho tới các nhà Trần, Lê, rồi đổi tên thành Hà Nội từ thời Nhà Nguyễn cho tới ngày nay. Dòng Sông Hồng chảy tới vùng đất Long Biên thì tách thành hai nhánh, nhánh lớn (Sông Hồng), nhánh nhỏ (Sông Đuống). Hai dòng sông ôm lấy mảnh đất Long Biên rồi tiếp tục đổ về Biển Đông.
Vị trí hội tụ
Nhìn từ trên cao, Quận Long Biên là một bán đảo với sông nước bao quanh, được kết nối với các Quận, Huyện khác bởi tới 8 cây cầu, và tới đây sẽ là cây cầu thứ 9 – Cầu Trần Hưng Đạo. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng vị thế Quận Long Biên là vị trí trung tâm, là nơi kết nối, giao thoa, hội tụ.
Tinh thần của Biểu Trưng
- Nối dòng lịch sử: Lấy cảm hứng từ dòng chảy của Sông Hồng, dòng chảy của lịch sử, những đường nét vươn lên mạnh mẽ tượng trưng cho tinh thần, ý chí con người Việt Nam. Nếu nhìn nhận Sông Hồng giống như một trục huyết mạch, với một bên là hồ Hoàn Kiếm – trung tâm Thủ Đô ngàn năm văn hiến thì hôm nay, Long Biên chính là trang sử còn dang dở.
- Thể hiện hình tượng 2 dòng Sông Hồng – Sông Đuống
- Tinh thần hình tượng Rồng thời Lý: Kế thừa những đường nét tinh hoa của hình tượng Rồng thời Lý, gợi nhớ về một thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc ta.
- Nhắc tới nét đẹp của những thảm cỏ ven đê dọc theo con đường bao quanh Quận Long Biên.
Nét đẹp bình dị nhưng gần gũi vỡi mỗi người dân Long Biên, hay mỗi người dân Việt Nam từ xa xưa. - Tinh thần hội tụ – Tinh thần “ Con Rồng Cháu Tiên”: Hình tròn biểu đạt vị thế trung tâm của Quận Long Biên, là nơi kết nối, giao thoa, hội tụ. Hình tròn bao bọc, ôm ấp lấy hình tượng Rồng biểu trưng cho hình tượng “Bọc trứng” trong truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên “, là tiếng gọi gửi tới những người anh em cùng chung nguồn cội.
- Tinh thần hội nhập quốc tế: Hình tượng Rồng Vàng hiện rõ trên hình cầu với mong muốn quảng bá biểu tượng văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới. Những đường nét vươn lên mạnh mẽ rồi tụ lại thể hiện tinh thần hội nhập của dân tộc Việt Nam trong dòng chảy phát triển chung cùng các dân tộc trên thế giới.
Các ấn phẩm in ấn nhận diện quận Long Biên:
Xem thêm các phương án khác: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/moi-tham-gia-dong-gop-y-kien-ve-phuong-an-vong-chung-khao-cuoc-thi-sang-tac-bieu-trung-quan-lb.html
Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc